TIN LIÊN QUAN | |
Sức ép thương mại của Mỹ bắt đầu phát huy tác dụng? | |
Trung Quốc: "Mỹ nợ toàn thế giới một lời giải thích" |
Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng Bắc Kinh vẫn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đáp ứng những yêu cầu từ Washington nhằm giải quyết những tranh chấp thương mại giữa hai nước.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gặp gỡ tại Buenos Aires, Argentina, từ ngày 1/12 và đồng ý tạm ngừng đối đầu về thuế quan vốn đã ảnh hưởng tới hoạt động thương mại trị giá hàng trăm tỷ USD giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Kể từ đó, Trung Quốc đã có những động thái tương đối tích cực và thể hiện cam kết của họ.
Cụ thể, Bắc Kinh nối lại hoạt động nhập khẩu đậu tương từ Mỹ, cắt giảm thuế nhập khẩu ô tô, hạn chế phần nào kế hoạch phát triển công nghiệp có tên gọi là "Made in China 2025" (Sản xuất tại Trung Quốc), cũng như yêu cầu các nhà máy tinh chế dầu thuộc nhà nước mua thêm dầu của Mỹ.
Bắc Kinh vẫn cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đáp ứng những yêu cầu từ Washington nhằm giải quyết những tranh chấp thương mại giữa hai nước. (Nguồn: Getty) |
Tổng thống Mỹ Donald Trump coi đó là những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc muốn thực hiện một thỏa thuận lớn và toàn diện với Mỹ. Nhưng các chuyên gia thương mại chỉ ra rằng dù đây là những cử chỉ thiện chí, song chúng chỉ đưa Bắc Kinh và Washington trở lại nguyên trạng trước khi cuộc chiến thương mại leo thang.
Tín hiệu đầu tiên cho thấy Trung Quốc đã nhượng bộ Mỹ là việc nước này nối lại hoạt động mua đậu tương của Mỹ sau khi đã ngừng vào tháng Bảy. Song việc Bắc Kinh mới chỉ mua lại 1,5 triệu tấn đậu tương khiến các thương nhân thất vọng. Con số này chỉ là một phần rất nhỏ trong tổng số 30-35 triệu tấn đậu tương mà Trung Quốc thường mua mỗi năm từ nông dân Mỹ.
Sự nhượng bộ mà Tổng thống Trump tỏ ra hài lòng nhất là việc Trung Quốc cắt giảm mức thuế 25% đối với sản phẩm ô tô do Mỹ chế tạo xuống 15% (mức chung dành cho các nước khác trên thế giới).
Tuy nhiên, ông Derek Scissors, một học giả tại Viện American Enterprise Institute cho biết, động thái này là một bước đi hợp lý nhưng khá trễ. Ông nói thêm rằng Trung Quốc sẽ không có khả năng gia tăng nhập khẩu ô tô của Mỹ vì thị trường đang tăng trưởng chậm lại và công suất sản xuất trong nước dư thừa.
Mặt khác, việc Chính phủ Trung Quốc ban hành hướng dẫn các chính quyền địa phương không đề cập đến các mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ cao trong kế hoạch "Made in China 2025" cũng bị giới quan sát hoài nghi. Ít người cho rằng Trung Quốc sẽ thực sự từ bỏ các mục tiêu trong chính sách công nghiệp của họ.
Theo các chuyên gia, những động thái trên chưa đủ để giải quyết các yêu cầu cốt lõi của Mỹ về việc Trung Quốc phải chấm dứt các chính sách trợ cấp cho doanh nghiệp nhà nước lớn và buộc các doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ cho các công ty Trung Quốc.
Ông Gary Hufbauer, một chuyên gia thương mại cấp cao thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, nhận định nếu Trung Quốc muốn đạt được một thỏa thuận tạm thời vào tháng 3/2019, nước này sẽ phải đưa ra nhiều bước đi mạnh mẽ hơn nữa. Song chuyên gia này cũng cho rằng những yêu cầu về thay đổi cấu trúc sẽ rất khó nhận được sự đồng thuận của hai bên.
Mỹ - Trung đạt tiến bộ mới về đàm phán thương mại Trung Quốc và Mỹ đã "đạt tiến bộ mới" về các vấn đề cán cân thương mại và sở hữu trí tuệ sau khi giới ... |
Ba vấn đề còn bế tắc tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc Truyền thông Trung Quốc đưa tin, Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc năm 2018 đã bế mạc tại Bắc Kinh sau ... |
Trung Quốc bác cáo buộc của Mỹ và đồng minh về tấn công mạng Sau khi Mỹ khởi tố 2 đối tượng bị cáo buộc có quan hệ với các cơ quan an ninh Trung Quốc xâm nhập mạng ... |