Chuyên gia: Châu Âu về khí đốt cung cấp qua TurkStream là rất lớn |
Ông Furfari phân tích: "Từ trước khi xảy ra vụ phá hoại, đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 vẫn cung cấp 110 tỷ m³ khí đốt cho Đức, không tính (khối lượng) khí đốt cung cấp cho khu vực Tây Âu thông qua Belarus và Ukraine".
Chuyên gia lưu ý rằng, TurkStream có công suất ít hơn Dòng chảy phương Bắc 1. Vì lý do này nên bất kể là quốc gia nào cung cấp khí đốt qua TurkStream cũng sẽ không thể thay thế được hoàn toàn dòng chảy này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan trước đó đã chỉ thị giải quyết cặn kẽ và nhanh chóng việc thành lập một trung tâm khí đốt ở Thổ Nhĩ Kỳ, qua đó Moscow có thể điều hướng việc trung chuyển khí đốt từ Dòng chảy phương Bắc sang khu vực Biển Đen và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Erdogan cho rằng, châu Âu có thể nhận khí đốt của Nga thông qua Thổ Nhĩ Kỳ. Hiện nay, khí đốt được chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ thông qua đường ống TurkStream với công suất thiết kế 31,5 tỷ m3 mỗi năm. Thư ký Báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết có khả năng mở rộng hệ thống này nếu cần thiết.
Hôm 26/9 đã xảy ra đồng thời vụ nổ làm rò rỉ khí đốt tại 2 đường ống xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu - gồm Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2.
Đức, Đan Mạch và Thụy Điển không loại trừ đây là vụ phá hoại có chủ đích. Văn phòng Tổng Công tố Liên bang Nga đã khởi tố vụ án này với tội danh khủng bố quốc tế.
| Việc châu Âu phụ thuộc vào năng lượng Nga trong nhiều thập niên có nghĩa là cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại sẽ còn ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Có gì trong gói biện pháp khẩn cấp của EU? Liên minh châu Âu (EU) cần sớm thông qua gói biện pháp khẩn cấp về năng lượng vào cuối tháng 11 nhằm giảm thiểu các ... |
| EU tiếp tục bất đồng về áp giá trần khí đốt, sẽ tiếp tục tổ chức một cuộc họp bất thường nữa vào ngày 24/11 ... |
| EU ngập ngừng trước quyết định cuối cùng về khí đốt, Gazprom tiết lộ thông tin quan trọng Ngày 25/10, Bộ trưởng Kinh tế Estonia Riina Sikkut cho biết, cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng Liên minh châu Âu (EU) diễn ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Pháp-Đức lộ lục đục, Paris cố tìm điểm chung ‘hâm nóng’ quan hệ liên minh Quan hệ Pháp-Đức cần được 'thiết lập lại' trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine chưa hồi kết và cuộc khủng hoảng năng lượng còn tiến ... |