Nhỏ Bình thường Lớn

Có phải ngày khai trường đang bị "thủ tục hóa"?

Mỗi dịp bước vào năm học mới, nhiều người đặt câu hỏi: “Có cần lễ khai giảng nữa không khi hiện nay, đó không phải ngày đầu tiên học sinh tới trường?”.
TIN LIÊN QUAN
co phai ngay khai truong dang bi thu tuc hoa Học viện Ngoại giao khai giảng năm học mới 2018 - 2019
co phai ngay khai truong dang bi thu tuc hoa Thi cử và đổi mới giáo dục
co phai ngay khai truong dang bi thu tuc hoa
PGS. TS. Trần Thành Nam. (Ảnh: NVCC)

Nhớ lại, ngày khai giảng thế hệ của tôi diễn ra sau 3 tháng nghỉ hè xa trường, xa bạn bè, thầy cô. Từng đứa cẩn thận tự tay dán nhãn vở, được cha mẹ chuẩn bị trang phục cho ngày đầu đến lớp. Thời đó, lễ khai giảng đơn giản nhưng vẫn trang trọng. Tất cả học sinh đều hát quốc ca và nhảy cẫng lên vỗ tay khi kết thúc.

Sau phần nghi lễ, bài diễn văn ngắn gọn chỉ như lời tâm sự, dặn dò của thầy/ cô hiệu trưởng và tiếng trống trường báo hiệu năm học mới bắt đầu. Chúng tôi cảm thấy đó thực sự là ngày hội của chính mình.

Trẻ em đã là chủ nhân của buổi lễ?

Gần đây, học sinh thường bắt đầu năm học mới từ tháng 8. Điều đáng nói, phải đến tháng 9 - sau một tháng mới khai giảng, khiến ý nghĩa của ngày tựu trường bị mai một đi nhiều.

Không phủ nhận những lễ khai giảng hiện nay với quy mô hoành tráng hơn, đẹp hơn, rực rỡ với sắc màu cờ hoa, tốn kém hơn, nhấn mạnh đến “lễ lạt” hơn. Nhưng người ta có cảm giác tất cả những hoạt động đó đang phục vụ cho người lớn, cho lãnh đạo nhà trường.

Diễn văn trong lễ khai giảng cũng mang tính báo cáo, thể hiện cho phụ huynh, cho lãnh đạo tới dự, cho thể diện nhà trường hơn là cho học sinh. Học sinh trở lại trường từ trước đó một tháng có thể dễ dàng cho việc ổn định tâm lý, rèn lại thói quen học tập, xếp hàng theo đội ngũ để phục vụ cho lễ khai giảng thật chỉn chu. Tuy nhiên, các em cảm thấy mình như người phục vụ hơn là đối tượng chính của buổi lễ.

co phai ngay khai truong dang bi thu tuc hoa
Trẻ cần một ngày hội đến trường ý nghĩa. (Ảnh: YN)

Nhiều bậc phụ huynh chắc đã nghe những câu hỏi: “Sao con đi học lâu rồi giờ mới khai giảng hả mẹ?”. Chúng ta cũng thường chứng kiến những gương mặt nhễ nhại mồ hôi khi phải ngồi dưới thời tiết nắng nóng trong lễ khai giảng. Học sinh không cảm nhận được sự thiêng liêng và ý nghĩa của buổi lễ. Các em không thấy có thêm động lực gì sau những bài phát biểu rất nhiều mỹ từ “đao to búa lớn” nhưng xa vời với cuộc sống và sự hiểu biết của mình. Nhiều người cho rằng, khai giảng hiện nay chỉ là thủ tục, mang tính hình thức.

Trước đây, các em chỉ bắt đầu năm học mới sau lễ khai giảng. Bởi thế, mục tiêu của lễ khai giảng là ngày hội, tập trung vào việc tạo hứng khởi cho học sinh. Còn hiện nay, các em đã nhập học trước đó một tháng, động lực học tập cho học sinh không còn nhiều.

Học sinh đến trường từ tháng 8 đã bị hẫng hụt do không có các hoạt động sôi nổi chào đón. Cảm giác các em háo hức chờ ngày khai giảng đã bị “cùn mòn” dần do nhiều lý do. Đó có thể do công việc tổ chức mang tính thủ tục, nhà trường tập trung, yêu cầu tập luyện, tổng duyệt…

Hơn nữa, cách thức tổ chức trong ngày khai giảng ở nhiều nơi còn rình rang chưa phù hợp. Nhiều báo cáo quá dài, học sinh được yêu cầu đứng, ngồi, hát, vỗ tay theo hiệu lệnh, cảm thấy bị bắt buộc đến dự điểm danh hơn là trung tâm của buổi lễ.

Tìm lại những ngày xưa

Nhìn ra các nước, có lẽ điểm khác biệt cơ bản so với nước ta những năm gần đây ở mục đích cũng như thời gian diễn ra ngày khai giảng. Với nhiều nước, đây được xem là lễ hội đầu năm cho học sinh. Các em thực sự là nhân vật trung tâm của lễ chào đón. Đặc biệt, việc học tập sẽ bắt đầu sau ngày khai giảng. Còn học kỳ hè trước đó chỉ dành để hỗ trợ những học sinh yếu kém hơn với mục tiêu “không có học sinh nào bị bỏ lại phía sau” khi bắt đầu năm học mới.

Ngày khai giảng của học sinh các nước còn được cả xã hội quan tâm. Thường các doanh nghiệp đồng loạt giảm giá trong khoảng một tuần trước đó để hỗ trợ học sinh mua sắm đồ dùng học tập. Trong ngày khai giảng, phần lễ được tổ chức rất ngắn gọn. Học sinh là nhân vật trung tâm được chào đón từ cổng chào trong tiếng vỗ tay của quan khách và phụ huynh.

Đặc biệt, trong buổi lễ, các em được phát biểu và nhận nhiều tràng vỗ tay. Hiệu trưởng hoặc một người nổi tiếng sẽ được mời phát biểu nhưng không phải dưới dạng báo cáo. Đó thực sự là lời tâm sự, những câu chuyện tạo động lực gần gũi với học sinh. Lễ khai giảng kết thúc, mỗi học sinh đều nhận được món quà nhỏ để kỷ niệm, ghi nhớ ngày trở lại với năm học mới.

co phai ngay khai truong dang bi thu tuc hoa
Hãy để học sinh là trung tâm của buổi lễ khai giảng. (Nguồn: Anninhthudo)

Kết thúc phần “lễ” ngắn gọn là phần “hội”. Học sinh được giới thiệu để lựa chọn tham gia nhiều câu lạc bộ, được hướng dẫn thông tin, được anh chị đưa đi tham quan trường lớp hoặc tham gia các hoạt động vui vẻ tổ chức ngay trong khuôn viên trường. Tất cả những hoạt động ấy làm cho học sinh cảm thấy thực sự hạnh phúc, tạo nên ấn tượng tốt về nhà trường, giáo viên và bạn bè. Người ta nói, ấn tượng đầu tiên về năm học mới rất quan trọng, có thể mang tính quyết định đến thành tích học tập của học sinh trong toàn năm học.

Nhìn lại, ở nước ta, không ít người đặt câu hỏi: “Có cần ngày khai giảng khi hiện nay, đó không phải ngày đầu tiên học sinh tới trường?”; hoặc “Vì đâu ngày khai giảng được tổ chức mang tính hình thức, phô trương, không đem lại ý nghĩa thực sự của giáo dục?”.

Với tôi, phần “lễ” và “hội” đều cần thiết và có ý nghĩa riêng của nó. Tuy nhiên, lễ hội khai giảng nên được điều chỉnh thời gian để thực sự trở thành ngày khởi đầu hạnh phúc của học sinh cho năm học mới. Chúng ta có thể điều chỉnh lịch khai giảng sớm hơn nếu học sinh thực sự cần đi học từ tháng 8. Chúng ta cũng có thể điều chỉnh lịch học muộn hơn để học sinh bắt đầu học sau ngày khai giảng 5/9.

Nếu không thể tổ chức gộp chung phần “lễ” và “hội” vì một lý do nào đó, ít nhất hãy biến ngày đầu tiên các em trở lại trường học thành ngày hội vui với thật nhiều hoạt động định hướng.

Lễ khai giảng 5/9 vốn mang tính truyền thống, rất cần tổ chức sao cho thật ngắn gọn, tiết kiệm, tập trung làm rõ thông tin, ý nghĩa giáo dục và tạo nên những khoảnh khắc hạnh phúc giữa thầy cô và học trò.

                                                                                      PGS. TS. Trần Thành Nam

                                                                                      (Đại học Quốc gia Hà Nội)

co phai ngay khai truong dang bi thu tuc hoa Thi cử và đổi mới giáo dục

Đầu năm học mới, trước những “hạt sạn” trong ngành giáo dục khiến dư luận hoang mang, TS. Hoàng Ngọc Vinh đã chia sẻ với ...

co phai ngay khai truong dang bi thu tuc hoa Học người Đức cách đối xử với con trẻ

 “Con sẽ nói cho mẹ biết con nghĩ gì nếu mẹ hứa sẽ bớt nói về cảm xúc của mẹ”. Đó là lời của con ...

co phai ngay khai truong dang bi thu tuc hoa GS. Ngô Bảo Châu: Nhiều em học Toán như “cái máy”

Mới đây, trong buổi nói chuyện về chủ đề “Toán học với đời sống”, GS. Ngô Bảo Châu chia sẻ, hiện nay phương pháp dạy ...