Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ý nghĩa quan trọng, chương trình phong phú, nội dung sâu rộng, kết quả thực chất

Tuấn Anh
(từ Seoul, Hàn Quốc)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, từ 30/6-3/7.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Toàn cảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo và chứng kiến trao văn kiện hợp tác
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo trong cuộc gặp ngày 2/7 tại Seoul, Hàn Quốc.

Xin Bộ trưởng cho biết ý nghĩa và những hoạt động trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính?

Nhận lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã thăm chính thức Hàn Quốc. Đây là chuyến thăm Hàn Quốc đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam kể từ sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện (tháng 12/2022) và là chuyến thăm Hàn Quốc đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trên cương vị người đứng đầu Chính phủ.

Có thể khái quát, chuyến thăm có “ý nghĩa quan trọng, chương trình phong phú, nội dung sâu rộng, kết quả thực chất”. Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, đạt các mục tiêu đề ra, là bước triển khai thiết thực đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hàn Quốc. Chuyến thăm là dấu ấn quan trọng, thể hiện mối quan hệ phát triển tốt đẹp ở mức độ cao giữa hai nước.

Trong chuyến công tác, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chương trình làm việc dày đặc, phong phú, đa dạng với 34 hoạt động với chính giới, giới kinh tế, chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức hữu nghị, tổ chức phi chính phủ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo; cùng Thủ tướng Han Duck Soo chứng kiến Lễ trao các văn kiện hợp tác được ký kết giữa các bộ ngành hai nước, hội kiến Tổng thống Yoon Suk Yeol, Chủ tịch Quốc hội Woo Won Shik; dự và phát biểu tại ba Diễn đàn về kinh tế, lao động, du lịch - văn hóa; dự và phát biểu tại hai Tọa đàm với các tổ chức kinh tế hàng đầu Hàn Quốc và với các chuyên gia, nhà khoa học Hàn Quốc trong lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI).

Thủ tướng Chính phủ cũng đã có bài phát biểu chính sách tại trường Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc, Tổ hợp bán dẫn của công ty Samsung và tiếp Lãnh đạo các tập đoàn lớn của Hàn Quốc, thăm Đại sứ quán, gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Hàn Quốc, thăm gia đình đa văn hóa Việt-Hàn.

Trong chuyến công tác, các Bộ trưởng, Lãnh đạo địa phương tham gia đoàn cũng có hàng chục cuộc tiếp xúc, làm việc với người đồng cấp. Các cuộc tiếp xúc, trao đổi với phía Hàn Quốc diễn ra trong bầu không khí chân thành, tin cậy, thực chất và hiểu biết lẫn nhau.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn kết quả chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính, từ 30/6-3/7.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn trả lời phỏng vấn kết quả chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính, từ 30/6-3/7.

Xin Bộ trưởng cho biết những kết quả nổi bật của chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính?

Kết quả của chuyến thăm thể hiện ở 5 phương diện như sau:

Thứ nhất, chuyến thăm đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, thực chất, trong đó có việc Lãnh đạo hai nước thống nhất ra Thông cáo báo chí chung sau hội đàm với 8 nội dung lớn nêu tiến triển của quan hệ hợp tác Việt Nam-Hàn Quốc kể từ khi nâng cấp thành đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2022 và các nội dung hợp tác cụ thể nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển thực chất, hiệu quả trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, thương mại, đầu tư, khoa học - công nghệ, văn hóa, du lịch, lao động, giao lưu nhân dân các lĩnh vực hợp tác mới ….

Các bộ, ngành, doanh nghiệp hai nước đã ký kết 40 văn bản hợp tác trong các lĩnh vực chuyển đối số, năng lượng tái tạo, chuyển đổi xanh, biến đổi khí hậu, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, hợp tác giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác văn hóa, du lịch…

Thứ hai, chuyến công tác làm sâu sắc sự tin cậy chính trị, củng cố quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Lãnh đạo hai nước khẳng định quyết tâm triển khai các thỏa thuận cấp cao, đưa quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện phát triển thực chất, hiệu quả và lâu dài.

Lãnh đạo Hàn Quốc nhấn mạnh, việc giữa hai nước có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, bổ trợ lẫn nhau về kinh tế, nguồn nhân lực. Cộng đồng gần 300.000 công dân Việt Nam tại Hàn Quốc và 200.000 công dân Hàn Quốc tại Việt Nam, trong đó có 90.000 gia đình đa văn hóa Việt - Hàn là yếu tố thuận lợi tạo sự gắn kết tự nhiên, chặt chẽ và cùng có lợi, qua đó phát triển quan hệ hợp tác toàn diện, thực chất giữa hai nước.

Lãnh đạo Hàn Quốc khẳng định Việt Nam là trọng tâm trong triển khai các chính sách đối ngoại của Hàn Quốc tại khu vực, trong đó có Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và Sáng kiến đoàn kết ASEAN-Hàn Quốc (KASI). Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam ủng hộ chính sách và mục tiêu phát triển của Hàn Quốc, trong đó có chính sách “Quốc gia trọng điểm toàn cầu”.

Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ý nghĩa quan trọng, chương trình phong phú, nội dung sâu rộng, kết quả thực chất
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc.

Thứ ba, chuyến công tác đã đạt nhiều kết quả thực chất, nhất là trong lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, qua đó góp phần thực hiện các nội dung trong Chương trình hành động tháng 6/2023.

Hai bên khẳng định hợp tác kinh tế là một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu trong hợp tác giữa hai nước; nhất trí cùng triển khai các biện pháp cụ thể để sớm hoàn thành mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2025 và hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD vào năm 2030 theo hướng cân bằng và bền vững; nhất trí thúc đẩy các thủ tục để sớm mở cửa thị trường của nhau cho quả bưởi của Việt Nam và dưa tây của Hàn Quốc trong năm 2024.

Lãnh đạo Hàn Quốc khẳng định tiếp tục coi Việt Nam là đối tác chiến lược về hợp tác phát triển (ODA); sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng sản xuất của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác thúc đẩy xây dựng chuỗi cung ứng khoáng sản cốt lõi ổn định nhằm bảo đảm an ninh kinh tế cho cả hai nước.

Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc và Tọa đàm với các tổ chức kinh tế hàng đầu Hàn Quốc về năng lượng và tài chính, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ tình hình và định hướng phát triển kinh tế Việt Nam, đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc tiếp tục mở rộng đầu tư vào Việt Nam, đồng thời chứng kiến lễ ký 23 văn kiện hợp tác giữa các doanh nghiệp và địa phương hai nước về hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, y tế, giáo dục, bán dẫn, năng lượng và tăng cường hợp tác giữa các địa phương Việt Nam với các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá cao môi trường đầu tư an toàn, ổn định và nhiều dư địa hợp tác của Việt Nam; cảm ơn sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp yên tâm, đầu tư lâu dài tại Việt Nam; cho biết doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm và mong muốn đầu tư trong các lĩnh vực như công nghiệp phụ trợ, chuyển đổi số, kinh tế xanh, chất bán dẫn, năng lượng thân thiện với môi trường, công nghệ sinh học, mạng 5G, đô thị thông minh…

Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ý nghĩa quan trọng, chương trình phong phú, nội dung sâu rộng, kết quả thực chất
Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc có sự tham dự của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc.

Thứ tư, thông qua chuyến thăm, hai bên thúc đẩy hợp tác nguồn nhân lực, lao động, hợp tác văn hóa, du lịch. Hai bên khẳng định hợp tác lao động đem lại lợi ích cho cả hai bên.

Người lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cần cù, chăm chỉ, tay nghề cao, sáng tạo, đang ngày càng góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cả hai nước. Hàn Quốc cam kết hỗ trợ Việt Nam đào tạo lao động trong lĩnh vực công nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho lao động Việt Nam sinh sống và làm việc ổn định, thuận lợi tại Hàn Quốc.

Hai nước nhất trí tăng cường hợp tác văn hóa, du lịch, giáo dục hướng tới mục tiêu giao lưu nhân dân giữa hai nước đạt 5 triệu người. Lãnh đạo Hàn Quốc hoan nghênh và khẳng định sẽ hỗ trợ việc mở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại thành phố Busan trong năm 2024 và thành lập Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc; Hàn Quốc sẽ chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Việt Nam phát triển công nghiệp văn hóa. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị đơn giản hóa thủ tục cấp thị thực và tiến tới miễn thị thực cho công dân Việt Nam nhập cảnh Hàn Quốc góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước; tăng cường hợp tác giữa các địa phương hai nước, triển khai hiệu quả cơ chế “Gặp gỡ Hàn Quốc” tại các địa phương; đề nghị Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng người Việt Nam yên tâm và ổn định cuộc sống lâu dài tại Hàn Quốc.

Thứ năm, chuyến công tác đã mở ra nhều cơ hội hợp tác giữa hai nước trên một số lĩnh vực mới như đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, bán dẫn và AI.

Lãnh đạo Hàn Quốc mong muốn hai bên hợp tác để sớm tạo thành quả thực chất trong lĩnh vực này, nhất trí nghiên cứu cơ chế trao đổi về phương hướng và các dự án cụ thể có thể triển khai trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo; cam kết hỗ trợ Việt Nam 30 triệu đô la Mỹ trong 4 năm để thực hiện dự án nghiên cứu và phát triển R&D, tiếp tục triển khai giai đoạn 2 Dự án Viện khoa học công nghệ Việt Nam-Hàn Quốc VKIST.

Nhân chuyến thăm, Hàn Quốc khẳng định sẽ hỗ trợ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) vào tháng 4/2025.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội thăm chính thức Hàn Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội thăm chính thức Hàn Quốc

Sáng nay, 30/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam ...

Toàn cảnh Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Hàn Quốc

Toàn cảnh Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân thăm chính thức Hàn Quốc

Vào lúc 14 giờ 30 (giờ địa phương), ngày 30/6, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê thị ...

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh ...

Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc chắc chắn tiếp tục phát triển toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn trong 20 hay 30 năm tới

Quan hệ Việt Nam-Hàn Quốc chắc chắn tiếp tục phát triển toàn diện, thực chất và hiệu quả hơn trong 20 hay 30 năm tới

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn báo chí Hàn Quốc nhấn mạnh: Đó chính là thông điệp ...

6 tập đoàn lớn hàng đầu Hàn Quốc đánh giá cao môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện của Việt Nam

6 tập đoàn lớn hàng đầu Hàn Quốc đánh giá cao môi trường đầu tư, kinh doanh ngày càng được cải thiện của Việt Nam

Sáng 3/7, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn hàng ...

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 6/7/2024: Giá cà phê tăng mạnh phiên cuối tuần, thiếu hụt robusta năm thứ 4 liên tiếp, giá còn tăng

Giá cà phê hôm nay 6/7/2024: Giá cà phê tăng mạnh phiên cuối tuần, thiếu hụt robusta năm thứ 4 liên tiếp, giá còn tăng

Giá cà phê hôm nay 6/7/2024: Giá cà phê tăng mạnh phiên cuối tuần, thiếu hụt robusta năm thứ 4 liên tiếp, giá còn tăng?
Thủ môn Đặng Văn Lâm chuẩn bị kết hôn, vợ sắp cưới là ai?

Thủ môn Đặng Văn Lâm chuẩn bị kết hôn, vợ sắp cưới là ai?

Sau 6 năm yêu nhau, thủ môn Đặng Văn Lâm và bạn gái chuẩn bị kết hôn và tổ chức đám cưới trong thời gian tới.
Bất động sản mới nhất: ‘Đất vàng’ Hà Nội hạ giá thuê vẫn ế ẩm, đầu cơ đẩy giá chung cư, danh sách nơi không được phân lô, bán nền

Bất động sản mới nhất: ‘Đất vàng’ Hà Nội hạ giá thuê vẫn ế ẩm, đầu cơ đẩy giá chung cư, danh sách nơi không được phân lô, bán nền

Danh sách 105 thành phố, thị xã không được phân lô, bán nền, đất vàng mặt phố Hà Nội ế ẩm khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) ...
Giá xăng dầu hôm nay 6/7: Bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay 6/7: Bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay 6/7, giá xăng dầu thế giới bật tăng tuần với dầu Brent leo dốc nhẹ 0,4%; dầu WTI tăng 2,1%.
Vĩnh Phúc: Trưởng phòng GD&ĐT lên tiếng vì sơ suất trong kiểm tra đầu vào lớp 6

Vĩnh Phúc: Trưởng phòng GD&ĐT lên tiếng vì sơ suất trong kiểm tra đầu vào lớp 6

Đáp án một bài Toán trong đề thi vào lớp 6 trường THCS Vĩnh Yên không đúng thực tế, Trưởng phòng Giáo dục viết thư xin lỗi học sinh, phụ ...
Chảo lửa Trung Đông: Đàm phán ngừng bắn ở Gaza bước đầu có triển vọng, Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'

Chảo lửa Trung Đông: Đàm phán ngừng bắn ở Gaza bước đầu có triển vọng, Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'

Chảo lửa Trung Đông: Đàm phán ngừng bắn ở Gaza bước đầu có triển vọng, Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'...
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà giàu'.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình vốn đã ít ỏi lại vướng nhiều hạn chế.
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng của nhân loại nhưng nhiều gương mặt chiến tranh khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Tàu ngầm - Công cụ đắc lực trong thế trận phòng thủ của Indonesia

Tàu ngầm - Công cụ đắc lực trong thế trận phòng thủ của Indonesia

Indonesia tăng cường hạm đội tàu ngầm nhằm bảo vệ lãnh thổ biển rộng 6,4 triệu km2 với ngân sách quốc phòng hạn chế.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden vẫn tiếp tục đại diện cho đảng Dân chủ tranh cử tổng thống với ông Trump sau dư luận tiêu cực về tranh luận hôm 27/6.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Cuộc bầu cử Quốc hội Anh đang đến rất gần, Đảng Bảo thủ cầm quyền vẫn đang đứng trước muôn vàn thách thức bởi những hệ lụy Brexit kéo dài.
Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Hội nghị thượng đỉnh SCO có tầm quan trọng với các cường quốc như Trung Quốc và Nga và cũng không kém phần ý nghĩa đối với các quốc gia Trung Á.
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Phiên bản di động