CLB bóng đá HAGL: Xây nhà từ móng

Kể từ khi vô địch AFF Cup 2008 đến nay, bóng đá Việt Nam rơi vào giai đoạn thoái trào và sự xuống cấp đó dường như chưa có hồi kết. Giải V-League bất ổn, huy chương vàng SEA Games vẫn là giấc mơ...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
12 trong số 20 tuyển thủ U19 Việt Nam là học viên của Học viện bóng đá HAGL.

Giờ đây người hâm mộ chỉ còn biết đặt niềm tin vào một CLB - đó là Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) với Học viện Arsenal-HAGL JMG – nơi sản sinh những tài năng trẻ giúp bóng đá VN vươn xa hơn tầm “ao làng” Đông Nam Á.

Sự khởi đầu suôn sẻ

Năm 2001, đội bóng Gia Lai chuyển sang mô hình bán chuyên nghiệp dưới sự tài trợ của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Một năm sau, đội đổi tên thành CLB bóng đá HAGL. Bầu Đức bắt đầu “nghề tay trái” này với bản hợp đồng “bom tấn” với danh thủ số 1 Đông Nam Á người Thái Kiatisuk. Sau hơn một năm sở hữu đội bóng, doanh số của tập đoàn đã tăng gần 100%. Với đội hình toàn sao, gồm bộ xương sống Thái Lan Kiatisuk - Chukiat – Dusit cùng với loạt tuyển thủ quốc gia, CLB đã đoạt ngôi vô địch V-League 2003 và bảo vệ thành công danh hiệu này ở mùa giải tiếp theo, đồng thời giành luôn hai siêu cúp quốc gia vào các năm đó.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, “Gỗ” đã trắng tay danh hiệu trong một thời gian khá dài. Bầu Đức quyết định chọn một hướng đi mới. Đó là ký thỏa thuận với CLB Arsenal mở Học viện bóng đá ở Pleiku năm 2007 và bắt đầu từ năm 2010, CLB triển khai chiến lược sử dụng lực lượng do mình đào tạo.

Sau 6 năm liên tiếp không có huy chương, mùa giải năm nay HAGL đã trở lại số 3 V-League với sự góp công không nhỏ của những tài năng trẻ như Hoàng Thiên, Văn Long, Trần Vũ…

Xây nhà từ móng

Cách đây 6 năm, khi bầu Đức mở Học viện bóng đá, không ít người đặt dấu hỏi: Liệu ông Đức sẽ thành công khi áp dụng chiến lược dài hơi với một nền bóng đá đã quen với “mì ăn liền” hay nói như vị HLV người Áo Alfred Riedl “xây nhà từ nóc”? Sáu năm không phải quá dài nhưng cũng đủ để nhào nặn những “cậu nhóc” ngày nào giờ đây thành niềm hy vọng của nền bóng đá Việt Nam.

Và chính sách đầu tư của bầu Đức đang mang lại những “quả ngọt”. Các lứa cầu thủ U17 và U19 của “lò” HAGL đang trở thành nòng cốt trong các đội tuyển quốc gia thi đấu thành công ở các giải quốc tế.

Đầu tiên là dấu ấn khó phai của U17 HAGL trên đất Nhật Bản (đại diện cho tuyển U17 VN) hồi tháng 3, khi các tài năng trẻ của chúng ta thi đấu ngang ngửa với U17 Nhật Bản, xuất sắc vượt qua các đối thủ mạnh khác như U17 Hàng Châu (Trung Quốc) và U17 Queensland (Australia).

Những ngày này, tuyển U19 Việt Nam đang khiến người hâm mộ ngỡ ngàng với màn trình diễn ấn tượng tại giải vô địch Đông Nam Á 2013 đang diễn ra tại Indonesia. Trong thành phần 20 tuyển thủ U19 quốc gia, Học viện Arsenal-HAGL JMG đóng góp tới 12 cầu thủ, trong số đó có tới 9 trên 11 cầu thủ được thường xuyên đá chính. Ấn tượng nhất là trong cả 4 trận toàn thắng trước các đối thủ mạnh nhất bảng là U19 Thái Lan (thắng 3-2), U19 Malaysia (1-0), U19 Indonesia (2-1) và Myanmar (3-1), 8/9 bàn thắng của U19 VN đều do các cầu thủ của Học viện Arsenal-HAGL JMG ghi.

Dù vẫn còn quá sớm để nói tới ngôi vô địch, nhưng ngay ở giải đấu chính thức đầu tiên này, những Văn Toàn, Công Phượng, Hồng Duy, Đông Triều… đang khiến người hâm mộ đặt trọn niềm tin vào một thế hệ trẻ đầy tài năng của bóng đá Việt Nam.

Niềm hy vọng của bóng đá Việt

Màn trình diễn bùng nổ với lối chơi bóng nhỏ, phối hợp nhuần nhuyễn mang dáng dấp Arsenal của những Công Phượng, Văn Toàn hay Hồng Duy cùng đồng đội đang làm nức lòng người hâm mộ bóng đá nước nhà. Đặc biệt, phong độ chói sáng của cặp tiền đạo Văn Toàn và Công Phượng trong các trận thắng U19 Thái Lan, U19 Malaysia, U19 Indonesia và U19 Myanmar đã được đại diện LĐBĐ Đông Nam Á (AFF) dành cho những lời có cánh.

Gần đây, bầu Đức khẳng định sẽ tiếp tục con đường đã chọn, dành sự đầu tư thỏa đáng cho việc đào tạo tại Học viện Arenal-HAGL JMG. Dự kiến, sau khi giải U19 Đông Nam Á kết thúc, dàn cầu thủ U19 của HAGL sẽ trở lại VN nghỉ ngơi và hoàn tất thủ tục lên đường sang châu Âu tập huấn đợt cuối cùng trước khi ra “lò”.

Sẽ không quá khi nói rằng màn trình diễn ấn tượng của U19 VN với nòng cốt là các học viên Học viện Arsenal-HAGL JMG đang mang tới cho chúng ta niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng của bóng đá nước nhà.

XUÂN HỒNG

Đọc thêm

Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Suri Cruise che ô màu hồng và chọn hoa trắng trong ngày sinh nhật tuổi 18

Ngày 18/4, Suri - con gái của tài tử Tom Cruise và diễn viên Katie Holmes - cài hoa trên tóc và che ô hồng đi mua hoa trong sinh ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 20/4/2024, Lịch vạn niên ngày 20 tháng 4 năm 2024

Lịch âm 20/4. Lịch âm hôm nay 20/4/2024? Âm lịch hôm nay 20/4. Lịch vạn niên 20/4/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/4/2024: Tuổi Mùi tài lộc tiêu hao

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 20/4/2024: Tuổi Mùi tài lộc tiêu hao

Xem tử vi 20/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 20/4/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Cận cảnh siêu xe McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại Việt Nam, giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng

Siêu xe mui trần McLaren 750S Spider vừa ra mắt tại thị trường Việt Nam với những nâng cấp vượt trội, đi kèm mức giá khởi điểm 21,7 tỷ đồng.
Xác định 2 cặp đấu vòng bán kết Europa League mùa giải 2023/24

Xác định 2 cặp đấu vòng bán kết Europa League mùa giải 2023/24

Atalanta, AS Roma, Bayer Leverkusen và Marseille xuất sắc đánh bại các đối thủ của mình để ghi tên vào bán kết Europa League mùa giải này.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động