Nhỏ Bình thường Lớn

Cơ chế bay của loài chim bay nặng nhất thế giới

Cơ chế di chuyển cơ bản nhất của hầu hết mọi loài chim là bay. Loài nào là kỷ lục gia có khoảng ngưng dài nhất giữa 2 lần vỗ cánh?
Cơ chế bay của loài chim bay nặng nhất thế giới
Loài chim thần ưng Andes. (Nguồn: Shutterstock)

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải đến dãy Andes (dãy núi dài nhất thế giới nằm dọc theo bờ Tây lục địa Nam Mỹ), quê nhà của thần ưng Andes (hay kền kền khoang cổ).

Tin liên quan
Nga: Thủ đô Moscow ghi nhận hiện diện của nhiều loài chim có nguy cơ tuyệt chủng Nga: Thủ đô Moscow ghi nhận hiện diện của nhiều loài chim có nguy cơ tuyệt chủng

Với hai chữ "thần ưng" ở trong danh pháp chính thức, loài chim này sở hữu một khối lượng cơ thể khổng lồ, lên tới 15kg, khiến nó trở thành loài chim bay nặng nhất thế giới.

Theo lý thuyết, một thứ gì đó nặng nề như vậy ngay từ đầu đã không thể bay lên không trung nhưng thần ưng Andes có độ dài sải cánh rất ấn tượng, lên tới 3,2 mét.

Đập cánh nhiều, đối với một con chim lớn và nặng sẽ tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Vậy nên, thay vào đó chúng bay lên rất cao, dựa vào các luồng khí nóng ở phía trên để lướt đi trong không khí.

Do đó, không có gì khó hiểu khi thần ưng Andes là loài chim dành ít thời gian để vỗ cánh nhất trong suốt cả chuyến bay.

Một nhóm nhà nghiên cứu từ Đại học Swansea và Đại học quốc gia Comahue theo dõi 8 cá thể thần ưng Andes trong suốt 5 năm bằng thiết bị GPS và thiết bị ghi âm giúp ghi lại nhịp đập cánh của chúng.

Từ dữ liệu thu được, họ phát hiện ra rằng, thời gian vỗ cánh của loài kền kền này chỉ chiếm 1% thời gian bay. Điều đó có nghĩa chúng đã vượt qua những con chim hải âu lang thang về kỷ lục bay lâu nhất không cần vỗ cánh. Chim hải âu dành từ 14,5% đến 1,2% thời gian bay cho việc vỗ cánh.

Tương tự như chim hải âu, phần lớn thời gian vỗ cánh của thần ưng là ở thời điểm cất cánh (thời điểm này là hơn 75%). Thời gian còn lại, chúng tránh vỗ cánh hết sức hiệu quả bằng cách tận dụng tối đa gió và các luồng không khí, đến mức chúng có thể bay suốt 5 giờ mà không cần vỗ cánh, bay được quãng đường 172km trong thời gian đó.

Tiến sĩ Hannah Williams giải thích: "Điều này cho thấy các quyết định về thời điểm và địa điểm hạ cánh đối với loài chim này là rất quan trọng, vì những lần hạ cánh không cần thiết sẽ khiến số lần đập cánh tăng lên rất nhiều do phải cất cánh nhiều lần, tăng thêm đáng kể lượng năng lượng tiêu hao cho chuyến bay của chúng".

Rất may cho những thần ưng còn nhỏ, khả năng đưa ra quyết định đó dường như không cần đến nhiều kinh nghiệm.

Các nhà nghiên cứu cho biết kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, ngay cả những con chim thiếu kinh nghiệm cũng biết cách bay thế nào để tiết kiệm tối đa "nhiên liệu" của mình.

(theo Dân trí)

Trung Quốc tìm thấy hóa thạch chim có thể tiến hóa từ khủng long từ 120 triệu năm trước

Trung Quốc tìm thấy hóa thạch chim có thể tiến hóa từ khủng long từ 120 triệu năm trước

Một bộ xương hóa thạch được tìm thấy ở Trung Quốc cho thấy quá trình tiến hóa đáng kinh ngạc của loài chim từ khủng ...

Australia: Nước lũ đe dọa các loài chim di cư quý hiếm

Australia: Nước lũ đe dọa các loài chim di cư quý hiếm

Sự sống của các loài chim di cư ở phía Nam Australia đã bị đe dọa nghiêm trọng do các đợt lũ lụt gần đây ...

Cách chim di cư tích lũy năng lượng trước khi bay hàng nghìn km mà không cần ăn

Cách chim di cư tích lũy năng lượng trước khi bay hàng nghìn km mà không cần ăn

Chim di cư có thể bay hàng nghìn cây số là nhờ cơ chế lưu trữ năng lượng đặc biệt trong cơ thể và cách ...

Loài chim quý hiếm hồng hoàng phương Đông vượt qua loạt thử thách giải đố cấp độ cao

Loài chim quý hiếm hồng hoàng phương Đông vượt qua loạt thử thách giải đố cấp độ cao

Chim hồng hoàng đạt số điểm cao tương đương như một số loài linh trưởng trong một bài kiểm tra nhận thức ở cấp độ ...

Bất ngờ chụp được bức ảnh đầu tiên về loài chim mũ mào vàng sau gần 20 năm

Bất ngờ chụp được bức ảnh đầu tiên về loài chim mũ mào vàng sau gần 20 năm

Nhóm nghiên cứu lo ngại về tương lai của chim mũ mào vàng do loài này đối mặt mối đe dọa bị mất môi trường ...