Cơ chế cơ cấu nợ, giãn nợ: Chuyển 'hòn than' từ tay doanh nghiệp sang ngân hàng?

Cơ chế cơ cấu nợ, giãn nợ vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành khiến nhiều doanh nghiệp khấp khởi hy vọng, nhưng các ngân hàng thương mại lại tỏ ra thận trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Từ 1/12, giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước

Cơ cấu nợ, giãn nợ là điều doanh nghiệp mong chờ nhất hiện nay, trong bối cảnh đầu ra bị thu hẹp, doanh thu và đơn hàng sụt giảm. Tuy nhiên, chắc chắn không phải doanh nghiệp nào cũng được cơ cấu nợ. (Nguồn: Thời báo Tài chính)

Chất lượng tín dụng đi xuống, ngân hàng tăng phòng thủ

Nợ xấu nhiều ngân hàng đang tăng mạnh những tháng đầu năm. Số nợ xấu tuyệt đối tại nhiều ngân hàng tăng tới 50-70% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính trên toàn hệ thống, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu cuối tháng 2/2023 đã lên tới 2,91%, tăng khá mạnh so với mức 2% cuối năm 2022 và gần gấp đôi cuối năm 2021 (1,49%).

Theo ông Lê Thanh Tùng, thành viên HĐQT VietinBank, những tháng đầu năm nay, kinh tế khó khăn, doanh nghiệp thiếu vắng đơn hàng, thu nhập người dân sụt giảm… Điều này đang tác động trực tiếp đến sức khỏe các ngân hàng, bởi ngân hàng là “hàn thử biểu” của nền kinh tế. Nếu năm 2022, rủi ro lớn nhất của hệ thống ngân hàng là thanh khoản, lãi suất và rủi ro danh tiếng (do liên quan tới trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm nhân thọ), thì năm 2023, đó là rủi ro tín dụng.

“Khi doanh nghiệp khó khăn, các ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng, thoái lãi dự thu. Hiện nay, thu nhập từ lãi cho vay là thu nhập trọng yếu của ngân hàng. Chất lượng nợ suy giảm khiến ngân hàng phải trích lập nhiều hơn, lợi nhuận vì thế bị ảnh hưởng”, ông Tùng cho biết.

Nợ xấu đã tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động của các ngân hàng. Từ đầu năm đến nay, tăng trưởng lợi nhuận của hàng loạt ngân hàng ở mức âm. Báo cáo tài chính quý I/2023 của 27 ngân hàng niêm yết cho thấy, lợi nhuận quý này giảm 4,4%. Hầu hết các ngân hàng đều phải tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro trong bối cảnh nợ xấu có khả năng tiếp tục tăng cao.

Theo tính toán của TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, số liệu nợ xấu thực (tính cả nợ xấu ngoại bảng) đang ở mức 5%. Tuy vậy, tốc độ tăng nợ xấu nửa cuối năm nay sẽ chậm lại bởi NHNN đã ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN về giãn nợ, cơ cấu nợ.

“Nợ xấu cuối năm nay có thể sẽ chỉ ở mức 2,5%/năm. Dù nợ xấu tăng cao, song vẫn đang trong tầm kiểm soát, vì hiện sức khỏe hệ thống ngân hàng đã tốt hơn giai đoạn trước. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu chung toàn hệ thống đã lên tới 125%”, TS. Lực nhận định.

Ngân hàng vào "thế khó"

Cơ cấu nợ, giãn nợ là điều doanh nghiệp mong chờ nhất hiện nay, trong bối cảnh đầu ra bị thu hẹp, doanh thu và đơn hàng sụt giảm. Tuy nhiên, chắc chắn không phải doanh nghiệp nào cũng được cơ cấu nợ.

Đại diện Ngân hàng TMCP ACB cho rằng, nếu thực hiện cơ cấu nợ, không chuyển nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN, một phần rủi ro đang chuyển từ doanh nghiệp sang ngân hàng. “Vì vậy, chúng tôi sẽ áp dụng cơ cấu nợ một cách thận trọng, vừa bảo đảm nền tảng tài chính, vừa bảo đảm hỗ trợ khách hàng dựa trên kinh nghiệm trong quá khứ”, lãnh đạo ngân hàng này cho biết.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng sẽ chỉ cơ cấu nợ với điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp được cơ cấu nợ có khả năng phục hồi và đánh giá đúng bản chất nợ xấu. “Các ngân hàng khi cơ cấu nợ phải tự chịu trách nhiệm. Rủi ro lớn nhất của cơ cấu nợ là khó khăn của doanh nghiệp sẽ đổ dồn về ngân hàng, ngân hàng sẽ bị bào mòn về tài chính. Nếu ngân hàng gặp khó khăn, doanh nghiệp cũng khó khăn theo”, ông Hùng cảnh báo.

Trước đó, lãnh đạo NHNN cho rằng, chính sách tiền tệ sẽ hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Tuy nhiên, nếu hoãn, giãn nợ, nới lỏng điều kiện tín dụng, thì khó khăn sẽ bị chuyển về phía ngân hàng. Do vậy, cần tìm được điểm hài hòa để chính sách tiền tệ vẫn hỗ trợ cho nền kinh tế, nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng.

Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn vì sức cầu kinh tế thế giới suy yếu như hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc tháo gỡ thanh khoản cho nền kinh tế không còn là quả bóng trong tay ngân hàng.

Theo TS. Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế, để “đẩy” tín dụng tăng trưởng, cần có giải pháp thúc đẩy tiêu dùng nội địa, đầu tư công, tạo việc làm, bơm vốn trong nền kinh tế. Nội tại nền kinh tế đang đối mặt với nhiều bài toán khó khăn trên nhiều lĩnh vực, như chậm giải ngân đầu tư công, vướng mắc pháp lý và sự suy yếu của thị trường bất động sản, áp lực điều chỉnh thị trường trái phiếu doanh nghiệp…

“Do đó, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ban, ngành, địa phương cùng tham gia xây dựng gói giải pháp tổng thể, nhằm tăng cường tính liên kết giữa các chính sách nói chung và giúp gia tăng hiệu quả chính sách tiền tệ nói riêng. Bên cạnh đó, gia tăng hiệu quả thực thi các gói hỗ trợ phục hồi sản xuất của doanh nghiệp”, chuyên gia này kiến nghị.

Thủ tướng yêu cầu Trà Vinh tập trung vào tái cơ cấu nông nghiệp

Thủ tướng yêu cầu Trà Vinh tập trung vào tái cơ cấu nông nghiệp

Ngày 18/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã làm việc với lãnh đạo ...

Tái cơ cấu nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

Tái cơ cấu nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long

Sáng 27/9, tại tỉnh Đồng Tháp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ chủ trì hội nghị về tái ...

OCOP góp phần tái cơ cấu nông nghiệp Quảng Ninh

OCOP góp phần tái cơ cấu nông nghiệp Quảng Ninh

Tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án “Tỉnh Quảng Ninh - Mỗi xã, phường một sản ...

WB: Các nước nghèo nhất thế giới đứng trước nguy cơ vỡ nợ, Trung Quốc vẫn là chủ nợ lớn nhất

WB: Các nước nghèo nhất thế giới đứng trước nguy cơ vỡ nợ, Trung Quốc vẫn là chủ nợ lớn nhất

Tờ Financial Times mới đây dẫn lời các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, các quốc gia nghèo nhất thế giới ...

Từ 24/4, những khoản vay ngân hàng nào được giãn nợ, giữ nguyên nhóm đến hết 30/6/2024?

Từ 24/4, những khoản vay ngân hàng nào được giãn nợ, giữ nguyên nhóm đến hết 30/6/2024?

Ngân hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng đến hết 30/6/2024 là nội dung đáng chú ý tại Thông tư ...

(theo Báo Đầu tư)

Xem nhiều

Đọc thêm

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Những nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam với tác hại vô cùng nghiêm trọng, đặt ra yêu ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới ...
Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Thường trực Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết ...
Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế AI giảm gánh nặng chữa bệnh cho cư dân bản địa Australia

Dự án y tế Healthy Connections nhằm giải quyết những thách thức trong việc tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản của cư dân vùng hẻo lánh ở phía ...
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Mê mẩn khung cảnh của cung đường bao biển đẹp nhất Việt Nam ở Quảng Ninh

Tuyến đường bao biển nối Hạ Long và Cẩm Phả (Quảng Ninh) được đánh giá là một tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam bởi có sự kết hợp ...
Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Trừng phạt Nga hay cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây trên khắp thế giới

Các vòng trừng phạt Nga, có thể ít tác động tới chủ thể, nhưng một cuộc 'chiến tranh kinh tế' tổng lực của phương Tây đã khiến toàn thế giới điêu đứng?
Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Trung Quốc 'ra đòn' mới, căng thẳng với EU đã tiến đến sản phẩm sữa

Ngày 22/11, Trung Quốc thông báo mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU).
Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng tiếp tục tăng nhanh, cuộc săn hàng giá hời bắt đầu, chưa có lý do để điều chỉnh dự báo về vàng

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Giá vàng chưa dứt chuỗi tăng, mở cuộc săn hàng giá hời, không có lý do để điều chỉnh dự báo.
'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

'Vũ khí thương mại' của ông Trump có thể đánh ‘knock out’ nền kinh tế Anh

Việc ông Trump có ý định sử dụng các vũ khí thương mại, có thể đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế Anh và chính sách ngoại giao củaThủ tướng Keir Starmer.
Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Nga lại trở thành 'người khổng lồ' ở EU; giá khí đốt tăng vọt, cuộc khủng hoảng năng lượng mới 'gõ cửa' châu Âu?

Tháng 9/2024, Nga trở lại vị trí nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU).
8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024

8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024

Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược thường niên lần thứ 30 (Vietnam Medipharm) 2024 tại Hà Nội sẽ diễn ra từ 5-7/12.
Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới  44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê robusta quay đầu, xuất khẩu nửa đầu tháng 11 giảm tới 44,8%, không trì hoãn thích ứng EUDR.
Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay: Cơ hội giao thương cho doanh nghiệp ngành cơ khí và công nghiệp hỗ trợ

Triển lãm quốc tế Sản phẩm Ngũ kim & Dụng cụ cầm tay lần thứ 9 - Vietnam Hardware & Hand Tools Expo 2024 (VHHE) sẽ diễn ra từ 5-7/12 tại TP. Hồ Chí Minh.
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Mất mốc quan trọng, hồ tiêu chịu sức ép khi dòng tiền vẫn đổ mạnh về kinh doanh cà phê và USD neo cao

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024 tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 138.000 – 139.500 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Phiên bản di động