Từ trái sang phải: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tại cuộc họp ba bên ở thủ đô Paris ngày 6/5. (Nguồn: AP) |
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thống Macron cho rằng, việc phối hợp với Trung Quốc trong tiến trình giải quyết “những cuộc khủng hoảng lớn” ở Ukraine và Trung Đông là “hoàn toàn mang tính quyết định”.
Tin liên quan |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'? |
Nhà lãnh đạo chia sẻ: “Tương lai của lục địa chúng tôi sẽ phụ thuộc rất rõ ràng vào khả năng tiếp tục phát triển quan hệ cân bằng với Trung Quốc".
Ông Macron đồng thời kêu gọi duy trì “các nguyên tắc công bằng cho tất cả” trong hoạt động thương mại giữa châu Âu và nền kinh tế số 1 châu Á.
Theo người đứng đầu Điện Elysse, EU và Trung Quốc đang ở giao lộ lịch sử, đòi hỏi giải quyết các khó khăn về cơ cấu, trong đó có việc đảm bảo cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp hai bên.
Trong khi đó, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen nhấn mạnh, EU và Bắc Kinh cùng ủng hộ hòa bình và an ninh, nhưng mối quan hệ song phương đang đứng trước thách thức liên quan các vấn đề tiếp cận thị trường và thương mại.
Về phần mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho hay, Pháp là điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông trong năm 2024 và buổi họp này càng cho thấy tầm quan trọng của chuyến thăm châu Âu.
Khẳng định coi EU như một khía cạnh quan trọng trong chính sách ngoại giao và là đối tác quan trọng trong lộ trình hiện đại hóa Trung Quốc, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, Bắc Kinh luôn tiếp cận mối quan hệ với EU từ góc độ chiến lược và lâu dài.
Nhà lãnh đạo bày tỏ hy vọng rằng, các mối quan hệ giữa Bắc Kinh với Paris và EU sẽ củng cố lẫn nhau và cùng nhau phát triển.
Liên quan xung đột Israel-Hamas, Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố, Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với EU để hỗ trợ tổ chức hội nghị hòa bình quốc tế có thẩm quyền và hiệu quả hơn nhằm giải quyết khủng hoảng.
Bên cạnh đó, khẳng định sẵn sàng hợp tác với EU để thúc đẩy sớm giải quyết vấn đề Palestine một cách toàn diện, công bằng và bền vững, người đứng đầu nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới lưu ý, nhiệm vụ cấp bách hiện nay là thực hiện lệnh ngừng bắn toàn diện càng nhanh càng tốt và ưu tiên hàng đầu là đảm bảo hỗ trợ nhân đạo.
Về vấn đề Ukraine, ông Tập nhấn mạnh, Bắc Kinh từ lâu đã nỗ lực “mạnh mẽ” để tạo điều kiện cho những cuộc đàm phán hòa bình nhằm giải quyết xung đột ở quốc gia Đông Âu này, tái khẳng định Trung Quốc không gây ra cuộc khủng hoảng và cũng không phải là một bên tham gia cuộc khủng hoảng đó.
Đây là chuyến thăm một nước phương Tây lần đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình sau 5 năm, trong bối cảnh căng thẳng thương mại song phương gia tăng, với việc EU điều tra một số ngành công nghiệp của Trung Quốc, trong đó xe điện xuất khẩu, còn Bắc Kinh đang điều tra hầu hết mặt hàng rượu mạnh nhập khẩu do Pháp sản xuất.
| Nga sẽ hành động đáp trả tuyên bố đưa quân tới Ukraine của phương Tây, Mỹ nói gì? Ngày 6/5, Nga thông báo sẽ tổ chức một cuộc tập trận, trong đó có khoa mục thực hành sử dụng vũ khí hạt nhân ... |
| Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Pháp, mang theo 3 thông điệp và kỳ vọng 'thắp sáng tương lai bằng ngọn đuốc lịch sử' Chiều 5/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới Paris, bắt đầu chuyến công du cấp nhà nước đến 3 quốc gia châu ... |
| Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu, EU lo bị lộ 'gót chân'? Chuyến công du châu Âu của ông Tập Cận Bình có thể làm bộc lộ sự chia rẽ trong nội bộ phương Tây về chiến ... |
| Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho ... |
| Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật Houthi tuyên bố chiến thắng Hải quân Mỹ ở Biển Đỏ, Czech triệu hồi Đại sứ tại Nga, Philippines nói không sử dụng vòi rồng ... |