Cơ hội quý báu làm sống động quan hệ Việt Nam-Sierra Leone

Vinh Hà
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio là hoạt động trao đổi đoàn cấp nguyên thủ đầu tiên của hai nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Nhận lời mời của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân, Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio và Phu nhân bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ hôm nay (ngày 14/3).

Chuyến thăm kéo dài đến ngày 20/3 của Tổng thống Julius Maada Bio là hoạt động trao đổi đoàn cấp nguyên thủ đầu tiên giữa Việt Nam và Sierra Leone. Do đó, chuyến thăm mang ý nghĩa lịch sử trong bối cảnh hai nước đang hướng tới kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (24/6/1982-24/6/2022).

 Tổng thống Sierra Leona Julius Maada Bio sản phẩm gạo ST25 của Việt Nam. (Nguồn: ĐĐK)
Tổng thống Sierra Leona Julius Maada Bio lắng nghe giới thiệu về sản phẩm gạo ST25 của Việt Nam. (Nguồn: ĐĐK)

Vị khách đặc biệt

Tối ngày 14/10/2021, Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2020 Dubai (UAE) đón một vị khách đặc biệt - Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio.

Nhà lãnh đạo đất nước Tây Phi đã dành nhiều thời gian tại khu 10 màn hình TV giới thiệu 10 điều cần biết về Việt Nam. Ông bày tỏ sự ngưỡng mộ khi thấy hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thể hiện sự thích thú trước bức tường tre trưng bày các búp bê thủ công mặc trang phục dân tộc truyền thống của Việt Nam, hay khu trưng bày hai bức tượng được phục chế nhờ công nghệ 3D.

Ông chăm chú nghe thuyết minh về các sản phẩm “Make in Vietnam” như vệ tinh, xe đạp tre… và sản phẩm gạo ST25 của Việt Nam.

Việt Nam và Sierra Leone có nhiều tiềm năng trong hợp tác nông nghiệp. Sierra Leone coi Việt Nam là một trong những đối tác hàng đầu và mong muốn đẩy mạnh hợp tác song phương trong lĩnh vực thủy sản, sản xuất lúa gạo và cử các chuyên gia Việt Nam sang Sierra Leone.

Trước khi rời Nhà triển lãm Việt Nam, Tổng thống Julius Maada Bio cho biết “Việt Nam rất đẹp” và mong muốn có cơ hội được đến thăm Việt Nam…

Cuộc gặp hiệu quả

Sự gần gũi của Tổng thống Sierra Leone đối với Việt Nam còn bắt đầu từ một cuộc gặp trước đó một tháng, với vị nguyên thủ của Việt Nam –Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bên lề Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 tại New York, Mỹ vào ngày 23/9/2021.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà lưu niệm cho Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio tại cuộc gặp bên lề Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 tại New York, Hoa Kỳ ngày 23/9/2021. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tặng quà lưu niệm cho Tổng thống Sierra Leone Julius Maada Bio tại cuộc gặp bên lề Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 tại New York, Mỹ ngày 23/9/2021. (Nguồn: TTXVN)

Theo báo Sierra Leone Telegraph, tại cuộc gặp “song phương hiệu quả”, Tổng thống Julius Maada Bio đánh giá cao sự lãnh đạo của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong việc thúc đẩy Việt Nam tiến lên phía trước và cho rằng, quốc gia Đông Nam Á có nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực.

Bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với lịch sử và những thành công của Việt Nam trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội ngày nay, ông cho rằng Sierra Leone có thể học hỏi rất nhiều từ Việt Nam - trong phát triển nông nghiệp, đầu tư vào sản xuất, thúc đẩy các hiệp đinh tự do thương mại…

Khi chấp nhận lời mời thăm Việt Nam của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Julius Maada Bio cho biết ông “rất vui mừng” với “hàng loạt đề xuất thiết lập quan hệ hợp tác giữa hai nước chúng ta”.

Cam kết vững chắc

Ngày 22/2/2022, khi tiếp Đại sứ Việt Nam tại Nigeria kiêm nhiệm Sierra Leone Lương Quốc Thịnh nhân dịp trình Thư ủy nhiệm của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Julius Maada Bio khẳng định mong muốn củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam.

Đại sứ Lương Quốc Thịnh khẳng định chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Julius Maada Bio tới Việt Nam sẽ mở ra một trang mới về hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về nông, ngư nghiệp, thương mại, đầu tư…

Đại sứ cũng đề nghị, hai nước tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các diễn đàn quốc tế, diễn đàn đa phương, đặc biệt là ở Liên hợp quốc; Sierra Leone ủng hộ Việt Nam sớm thiết lập quan hệ với Liên minh châu Phi; ủng hộ quan điểm của Việt Nam và ASEAN về vấn đề Biển Đông; sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đầy đủ và tạo điều kiện cho người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Sierra Leone.

Cơ hội quý báu làm sống động quan hệ Việt Nam-Sierra Leone
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Sierra Leone Mbaimba Ndomahina. (Nguồn: TTXVN)

Trong khi đó, khi tiếp Đại sứ Sierra Leone Ernest Mbaimba Ndomahina trình Quốc thư ngày 9/3 vừa qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với Sierra Leone trên mọi lĩnh vực như chính trị, ngoại giao, nông nghiệp, khoa học công nghệ, thương mại…

Cùng với đó là tăng cường hợp tác giữa hai nước đối với các vấn đề đa phương, khu vực và trên thế giới; đặc biệt là chuẩn bị và đảm bảo tốt cho các chuyến trao đổi đoàn cấp cao giữa hai bên.

Đại sứ Ernest Mbaimba Ndomahina bày tỏ sự ngưỡng mộ đất nước và con người Việt Nam và khẳng định trong nhiệm kỳ của mình sẽ nỗ lực cố gắng thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Sierra Leone ngày càng phát triển.

Quan hệ tốt đẹp

Việt Nam và Sierra Leone thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 24/6/1982. Quan hệ chính trị hai nước phát triển tốt đẹp. Hai nước tích cực phối hợp ủng hộ lẫn nhau tại các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương.

Sierra Leone ủng hộ Việt Nam ứng cử Hội đồng Chấp hành UNESCO (2015-2019), Hội đồng Kinh tế xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC 2016-2018), Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2020-2021)...

Trong hợp tác thương mại, kim ngạch song phương năm 2020 đạt 49,26 triệu USD, tăng trên 200% so với mức 17 triệu USD của năm 2018, trong đó Việt Nam xuất gần như tuyệt đối 47 triệu USD (chủ yếu là thuốc lá, máy vi tính, dệt may và nguyên phụ liệu), nhập 2,1 triệu USD (chủ yếu là gỗ và các sản phẩm gỗ).

Trong lĩnh vực đầu tư, Sierra Leone có 1 dự án đầu tư trong lĩnh vực marketing và quản lý nhân lực tại Việt Nam với vốn đăng ký 33.185 USD. Việt Nam chưa có dự án đầu tư tại Sierra Leone.

Về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, giai đoạn 2004-2013, Việt Nam đã cử một số đoàn công tác của các Viện nghiên cứu và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sang khảo sát khả năng hợp tác, xây dựng dự án nông nghiệp tại Sierra Leone.

***

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Julius Maada Bio đều từng khẳng định mong muốn củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Sierra Leone. Do đó, chuyến thăm cấp nguyên thủ đầu tiên trong lịch sử quan hệ hai nước chắc chắn là cơ hội quý báu làm sống động hơn nữa mối quan hệ truyền thống hữu nghị.

Cơ hội quý báu làm sống động quan hệ Việt Nam-Sierra Leone
Thủ đô Freetown, Sierra Leone.

Cộng hòa Sierra Leone nằm ở Tây Phi; phía Bắc và Đông giáp Guinea, phía Tây giáp Đại Tây Dương, phía Nam và Đông Nam giáp Liberia. Đất nước nhỏ bé, diện tích chỉ hơn 71 nghìn km với dân số khoảng 8 triệu người, nhưng sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú như khoáng sản (kim cương, vàng, titan, bô-xít, sắt), thủy hải sản và tiềm năng phát triển nông nghiệp (sản phẩm chính là lúa, lạc, dầu cọ, chà là, ca cao)…

Với thể chế nhà nước là Cộng hòa Tổng thống (Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu Chính phủ), Sierra Leone thực hiện chính sách đa dạng hóa quan hệ, coi trọng quan hệ với các nước láng giềng, phát triển quan hệ với các nước lớn, Liên minh châu Âu. Sierra Leone coi trọng thúc đẩy hợp tác với các nước đang phát triển trong khuôn khổ hợp tác Nam-Nam, trong đó có Việt Nam.

Tổng thống nước Cộng hòa Sierra Leone sẽ thăm chính thức Việt Nam

Tổng thống nước Cộng hòa Sierra Leone sẽ thăm chính thức Việt Nam

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ các nước trình Quốc thư

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ các nước trình Quốc thư

Chiều 9/3, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ các nước Sierra Leone, Nepal, Guatemala, Maldives và CH ...

Đọc thêm

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học ...
Mệt mỏi kéo dài - Dấu hiệu cảnh báo của nhiều tình trạng bệnh lý

Mệt mỏi kéo dài - Dấu hiệu cảnh báo của nhiều tình trạng bệnh lý

Nhiều người thường hay xem nhẹ cảm giác mệt mỏi của cơ thể vì cho rằng triệu chứng này sẽ tự hết khi cơ thể được thư giãn nghỉ ngơi.
Cập nhật bảng giá xe hãng Aston Martin mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Aston Martin mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe hãng Aston Martin của các dòng V8 Vantage, DBX, V8 DB11, DBS sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài viết bên dưới đây.
Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Tấn công hơn 150 cuộc từ khi xung đột Israel-Hamas nổ ra, Houthi chưa dừng, đe dọa bước leo thang ngay lập tức

Lực lượng Houthi đe dọa sẽ mở rộng các cuộc tấn công nhằm vào các tàu đi đến các cảng của Israel từ Địa Trung Hải.
Nga: Trừng phạt Moscow chỉ là cái cớ để Mỹ kiềm chế Trung Quốc

Nga: Trừng phạt Moscow chỉ là cái cớ để Mỹ kiềm chế Trung Quốc

Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với các doanh nghiệp Trung Quốc đang hợp tác với Nga được coi là cái cớ để cố gắng kiềm chế ...
Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?

Giá cà phê hôm nay 4/5/2024: Giá cà phê 'rớt khủng khiếp', cơ hội bán giá cao trên sàn đã qua?
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Phiên bản di động