Một nhà máy xử lý dầu thô của công ty dầu khí nhà nước Venezuela PDVSA. (Nguồn: Reuters) |
Theo Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), trong tháng 11/2023, Venezuela sản xuất trung bình 801.000 thùng/ngày, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2022, khi nước này sản xuất trung bình 693.000 thùng/ngày.
PDVSA khẳng định, doanh nghiệp quốc doanh này có thể hoạt động trong khuôn khổ thương mại hiện tại và đã phát triển năng lực bổ sung để tiếp cận các nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất dầu thô, bao gồm cả chất pha loãng cần thiết để vận chuyển và thương mại dầu thô nặng.
Bên cạnh đó, tình hình sản xuất nhiên liệu, khí đốt và các dẫn xuất của PDVSA đã ổn định, trong khi công suất lọc dầu tăng lên khoảng 300.000 thùng/ngày nhờ phát triển “quy trình đầu tư và phục hồi” hệ thống lọc dầu quốc gia thông qua các liên minh quốc tế, việc thích ứng và sản xuất phụ tùng thay thế trong nước.
Tin liên quan |
Tranh chấp lãnh thổ Essequibo: Từ đường Schomburgk đến ‘vàng đen’ |
PDVSA hiện đáp ứng hoàn toàn nhu cầu nội địa về dầu khí và tin tưởng Venezuela có thể trở thành cường quốc về khí đốt trong tương lai.
Chủ tịch PDVSA Rafael Tellechea mới đây tuyên bố, ngành dầu khí Venezuela đang phục hồi toàn diện và tái khẳng định cam kết tăng sản lượng dầu thô trong năm nay lên hơn 1 triệu thùng/ngày.
Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu thô đã được chứng minh là lớn nhất hành tinh và đang đứng trước cơ hội tăng trưởng vượt bậc sau khi Mỹ tạm dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt đối với ngành dầu khí nước này.
Vào cuối năm 2022, Washington bắt đầu bật đèn xanh cho các công ty dầu khí nước ngoài muốn thu hồi các khoản nợ và cổ tức còn tồn đọng ở Venezuela.
Tháng 10/2023, Mỹ tiếp tục nới lỏng các chính sách thông qua việc gia hạn giấy phép chung có thời hạn 6 tháng cho phép xuất khẩu dầu thô và khí đốt từ Venezuela sang một số thị trường.
Việc nới lỏng các lệnh trừng phạt đã cho phép PDVSA tăng xuất khẩu dầu thô và nhiên liệu. Các công ty thương mại toàn cầu vốn bị lệnh trừng phạt cản bước đã trở thành những đơn vị tiên phong mua nhiên liệu của Venezuela cũng như cung cấp các sản phẩm thiết yếu phục vụ sản xuất trong nước.
Các biện pháp nêu trên đã mở đường cho dầu thô Venezuela trở lại thị trường Mỹ sau 4 năm gián đoạn, đồng thời tạo điều kiện nối lại xuất khẩu dầu sang Ấn Độ, quốc gia vốn là một trong ba điểm đến hàng đầu của dầu mỏ Venezuela trước đây.
Theo dữ liệu giám sát tàu LSEG và báo cáo của PDVSA, Trung Quốc, quốc gia chưa bao giờ đình chỉ nhập khẩu nhiên liệu từ Venezuela, là điểm đến chính của mặt hàng này trong năm 2023, chiếm khoảng 65% lượng xuất khẩu trung bình 695.192 thùng/ngày của quốc gia Nam Mỹ này.
Mỹ nhận 19% tổng lượng nhiên liệu xuất khẩu của Venezuela, tương đương khoảng 135.000 thùng/ngày, trong khi các nước ở châu Âu chiếm 4% và Cuba nhập khẩu 8%.
Các quốc gia như Brazil, Colombia và Panama cũng đã nhận một số lô hàng trong năm ngoái.
| Tin thế giới 11/1: Tổng thống Ukraine không muốn lệnh ngừng bắn; một nước 'lật bài ngửa' với Nga khi vào NATO; tình trạng của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, căng thẳng Nga với phương Tây liên quan cáo buộc về vũ khí Triều Tiên, tình trạng bạo loạn ở ... |
| Lý do Trung Quốc giảm mạnh nhập khẩu dầu thô từ Saudi Arabia Giới phân tích dự đoán, lượng dầu thô nhập khẩu từ Saudi Arabia của Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm xuống trong quý III. |
| Bloomberg: Xuất khẩu dầu thô của Nga tiệm cận mức tối đa kể từ cuối tháng 6/2023 Nga thu về 15,3 tỷ USD từ xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu trong tháng 7/2023 tăng gần 20% so với ... |
| Các ‘ông lớn’ nhất trí giảm xuất khẩu dầu thô, các chuyên gia lo ngại tăng giá Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) trước đó cảnh báo lượng dầu dự trữ thế giới có khả năng giảm mạnh trong thời gian ... |
| Ấn Độ đóng 24 tàu cho Nga thay vì trả tiền mặt mua dầu thô Trang Telegram quân sự của Nga ngày 28/10 cho biết nhiều khả năng Nga và Ấn Độ đã tìm ra một số công thức để ... |