Các đại biểu tham dự Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21 với chủ đề “Phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại phục vụ phát triển bền vững của địa phương”. (Ảnh: Tuấn Anh) |
Sau khi tham dự các phiên thảo luận sôi nổi của Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21 khai mạc ngày 18/12, ngay bên ngoài Hội trường của Nhà làm việc Bộ Ngoại giao (số 2 Lê Quang Đạo, Hà Nội), Giám đốc Sở Ngoại vụ Thừa Thiên Huế Trần Công Phú đã “tranh thủ” có những buổi tiếp xúc ngắn với một số Đại sứ, Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài về công tác xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch của tỉnh.
Nhiều trăn trở về những khó khăn, thách thức trong bối cảnh mới xen lẫn những kỳ vọng, đề xuất đã được người đứng đầu cơ quan phụ trách đối ngoại địa phương của Thừa Thiên Huế gửi gắm đến các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài. Đó là câu chuyện làm thế nào để Thừa Thiên Huế tận dụng được tiềm năng, thế mạnh nhằm thu hút thêm được các nhà đầu tư quốc tế? Làm sao để “vùng đất cố đô”, nơi đang sở hữu 7 di sản được UNESCO vinh danh có thể hấp dẫn thêm nhiều du khách nước ngoài?...
Tin liên quan |
Ngoại giao nỗ lực đồng hành cùng địa phương |
"Ấn tượng" với vai trò "người kết nối"
Chia sẻ với TG&VN về vai trò "cầu nối vững chắc", “người kết nối” của Bộ Ngoại giao, ông Trần Công Phú đã nhắc lại nhiều lần cụm từ “đặc biệt ấn tượng”. Từng có cơ hội tham gia nhiều đoàn công tác của Thừa Thiên Huế tại các hoạt động kết nối với các địa phương nước ngoài để quảng bá tiềm năng thế mạnh của tỉnh, ông Phú cho biết, ông đánh giá cao và đặc biệt ấn tượng khi mỗi năm Bộ Ngoại giao đều xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể, thông báo đến từng địa phương về các hoạt động quảng bá, kết nối thông qua các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Thông qua những hoạt động như vậy, những thông điệp về thu hút đầu tư, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế đã được chuyển tải tới nhà đầu tư quốc tế, các kiều bào ta ở nước ngoài, góp phần hiệu quả vào sự phát triển của địa phương. “Có thể nói địa phương đã gặt hái được rất nhiều kết quả quan trọng”, ông Phú nói.
“Chủ động, tích cực” đồng thời là ấn tượng của ông Phú về vai trò của các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Không chỉ dẫn dắt, kết nối, sau những chuyến công tác, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cũng thường xuyên nhắc nhở, lưu ý địa phương phải “follow up” (theo đuổi) để cụ thể hoá những cam kết đã ký kết. “Thừa Thiên Huế mong rằng, Bộ Ngoại giao sẽ tiếp tục đồng hành cùng địa phương trong những hoạt động ý nghĩa như vậy”, ông Phú bày tỏ.
Đại diện lãnh đạo địa phương chia sẻ với Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đại diện Bộ Ngoại giao bên lề Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21. (Ảnh: Vân Chi) |
“Ấn tượng” cũng chính là cảm xúc mà Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng chia sẻ khi phát biểu về định hướng hành động công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của các địa phương giai đoạn 2023-2025 tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21.
Ấn tượng thứ nhất, Hội nghị đã cho thấy sự nhất trí cao về vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc phục vụ phát triển, tạo dựng môi trường hoà bình, ổn định, nâng cao vị thế đất nước. Các địa phương cũng quán triệt vai trò tiên phong của đối ngoại địa phương đối với sự phát triển của địa phương.
Ấn tượng thứ hai, tăng cường hơn nữa sự phối hợp của Bộ Ngoại giao với các địa phương. "Ở đây, chúng tôi thấy rõ sự tin tưởng, tình cảm của các địa phương dành cho Bộ Ngoại giao, cơ quan đối ngoại của Ban Đối ngoại Trung ương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị để chúng ta cùng phối hợp đẩy mạnh công tác đối ngoại trong thời gian tới. Ngược lại cũng có sự cam kết mạnh mẽ của Bộ Ngoại giao, các đơn vị trong Bộ, các Đại sứ, Trưởng Cơ quan quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài về việc tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương đẩy mạnh công tác này", Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng nhấn mạnh.
Ấn tượng thứ ba, theo Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng, còn rất nhiều trăn trở, thảo luận, suy nghĩ, ý kiến đề xuất về các biện pháp, cách thức để làm mới, thay đổi nhận thức, tư duy, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, nâng cao hơn nữa chất lượng hiệu quả của công tác đối ngoại địa phương trong thời gian tới.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng phát biểu về định hướng hành động công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của các địa phương giai đoạn 2023-2025 tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21, ngày 18/12. (Ảnh: Anh Sơn) |
7 nhiệm vụ trọng tâm của đối ngoại địa phương
Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng khẳng định, các tham luận, ý kiến tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21 cho thấy công tác đối ngoại địa phương thời gian qua đã được triển khai chủ động, tích cực, sáng tạo, linh hoạt và hiệu quả, bám sát đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của các địa phương nói riêng.
Trên cơ sở thảo luận của Hội nghị, Bộ Ngoại giao sẽ hoàn thiện khung định hướng các hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế của các địa phương trong thời gian tới, tập trung vào 7 nội dung trọng tâm:
Thứ nhất, cụ thể hoá, thể chế hoá và tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả, toàn diện đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đại hội XIII của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 34-NQ/TW của Bộ Chính trị, các chỉ thị, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác đối ngoại và các Đề án phát triển quan hệ với các đối tác chủ chốt, chuẩn bị những nội dung về công tác đối ngoại cho Đại hội Đảng bộ các địa phương trong nhiệm kỳ tới cũng như Đại hội Đảng toàn quốc XIV.
Tin liên quan |
Phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại phục vụ phát triển bền vững của địa phương |
Thứ hai, nâng cao nhận thức về vai trò tiên phong của đối ngoại và hội nhập quốc tế của địa phương gắn với việc triển khai hiệu quả đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tăng cường thu hút nguồn lực phục vụ phát triển bền vững tại địa phương.
Thứ ba, đẩy mạnh triển khai công tác ngoại giao kinh tế toàn diện, hiệu quả, thực chất theo tinh thần Chỉ thị 15-CT/TW ngày 10/8/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế và Nghị quyết 21 của Chính phủ về triển khai Chỉ thị 15.
Thứ tư, không ngừng đổi mới, sáng tạo về phương thức, nội dung, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác đối ngoại địa phương. Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục đồng hành hỗ trợ các địa phương trong cung cấp thông tin, tư vấn chính sách triển khai công tác đối ngoại, hỗ trợ địa phương thiết lập, tận dụng hiệu quả quan hệ kinh tế, quan hệ kết nghĩa với các địa phương trên thế giới; tiếp tục đồng hành, hỗ trợ cùng các địa phương trong các hoạt động quảng bá, kết nối, xúc tiến các sự kiện văn hoá, giao lưu nhân dân với những cách làm đổi mới hơn, gắn chặt hơn với nhu cầu, tiềm năng của các địa phương và khai thác tốt hơn lợi thế của mỗi vùng. Bộ Ngoại giao mong muốn các hoạt động sắp tới có thể đẩy mạnh hơn nữa tính chất kết nối nội vùng, liên vùng.
Thứ năm, các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai công tác đối ngoại địa phương, các chương trình/nội dung phối hợp với Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan, danh mục các dự án/lĩnh vực kêu gọi hợp tác đầu tư nước ngoài, các nội dung quảng bá địa phương…
Thứ sáu, tiếp tục triển khai toàn diện và mạnh mẽ công tác đối ngoại địa phương trên các lĩnh vực: ngoại giao văn hoá, thông tin đối ngoại, công tác người Việt Nam ở nước ngoài và kết nối kiều bào với địa phương, công tác biên giới lãnh thổ, bảo hộ công dân, lãnh sự, thanh tra chuyên ngành ngoại giao, tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế.
Cuối cùng, tăng cường đầu tư cho công tác đối ngoại địa phương tương xứng với thế và lực của đất nước và của địa phương, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối ngoại địa phương, nâng cao hơn nữa phong cách chuyên nghiệp, hiện đại; trao đổi và tiếp tục nghiên cứu việc luân chuyển cán bộ, cử các cán bộ biệt phái của Bộ Ngoại giao, cán bộ của các cơ quan ngoại vụ địa phương để tăng cường hơn nữa công tác trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo cán bộ, giúp xây dựng một đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
"Trong hai năm qua, đặc biệt là trong năm 2023, độ 'phủ sóng' của Bộ Ngoại giao tại nhiều địa phương được tăng cường đáng kể. Một loạt cuộc làm việc của Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Lãnh đạo Bộ với các Ban Thường vụ tỉnh/thành ủy TP. Hồ Chí Minh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định, Nam Định, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Hải Dương… được triển khai sôi động. Các chương trình hợp tác công tác đối ngoại giữa Bộ Ngoại giao và các địa phương bao gồm nhiều nội dung toàn diện, sâu rộng, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Bộ với các địa phương, đóng góp thiết thực cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025". (Cục trưởng Cục Ngoại vụ, Bộ Ngoại giao Nguyễn Như Hiếu) |
| Sở Ngoại vụ Phú Thọ: 10 năm hội tụ-hội nhập-phát triển 10 dấu ấn nổi bật trong công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế của Phú Thọ giai đoạn 2013-2023. |
| Cục Ngoại vụ - Bộ Ngoại giao: Đồng hành hiện thực hóa khát vọng của địa phương Với bầu nhiệt huyết và khối óc đầy sáng tạo của một đơn vị trẻ - mới “10 năm tuổi”, Cục Ngoại vụ đã và ... |
| Khai mạc Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21 Sáng 18/12, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21 với ... |
| (Trực tuyến) Bộ Ngoại giao phát huy tốt vai trò 'tiên phong', 'đồng hành', hỗ trợ hiệu quả các địa phương trong hoạt động đối ngoại Phát biểu tại Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21 ngày 18/12, Cục trưởng Cục Ngoại vụ Nguyễn Như Hiếu khẳng định, Bộ ... |
| (Trực tuyến) Đổi mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại phục vụ phát triển bền vững của các địa phương Nhiều nội dung thiết thực đã được các diễn giả trao đổi sôi nổi tại phiên thảo luận với chủ đề "Đổi mới sáng tạo, ... |