Nhỏ Bình thường Lớn

Có 'trợ thủ đắc lực' 1.900 tỷ USD, Trung Quốc 'hết cửa' vượt Mỹ về kinh tế

TGVN. Trong nhiều thập kỷ, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với Mỹ. Tuy nhiên, xu hướng đó có khả năng bị phá vỡ vào năm 2021, khi kinh tế Mỹ đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19, cùng với "trợ thủ đắc lực" là gói giải cứu 1.900 tỷ USD.
Có 'trợ thủ đắc lực' 1.900 tỷ USD, Trung Quốc 'hết cửa' vượt Mỹ về kinh tế
Gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD sẽ giúp nước Mỹ vượt tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc. (Nguồn: Getty Images)

Các nhà kinh tế dự báo, tăng trưởng kinh tế của Mỹ sẽ tăng tốc sau khi Washington ban hành gói kích thích kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD và người dân tại đất nước này được tiêm đầy đủ vaccine ngừa Covid-19.

Trung Quốc đã đánh bại Mỹ trong nhiều năm

Goldman Sachs dự đoán, tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2021 là 6,9%, nhanh nhất kể từ năm 1984, dưới thời Tổng thống Ronald Reagan. Morgan Stanley thậm chí còn lạc quan hơn, dự đoán tăng trưởng kinh tế quốc gia này là 7,3%. Con số này sẽ vượt qua mục tiêu khiêm tốn của chính phủ Trung Quốc là 6%.

Theo dự báo mới nhất từ Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), trong phần còn lại của năm nay, các quỹ dự kiến sẽ nâng thu nhập quốc dân của Mỹ lên 3-4% và đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo như chưa từng xảy ra đại dịch. Hơn thế, tác động thương mại từ việc gia tăng xuất - nhập khẩu của Mỹ sẽ thúc đẩy nền kinh tế thế giới tăng thêm một điểm phần trăm, bổ sung gần một quý nữa vào tỷ lệ tăng trưởng năm 2021.

Joe Brusuelas, nhà kinh tế trưởng tại RSM ví von: "Nếu chúng tôi tham gia trận bóng, rất có thể Mỹ sẽ là người dẫn đầu”.

Sự lạc quan này cũng đang báo hiệu rằng, thị trường việc làm sẽ phục hồi trở lại. Morgan Stanley dự kiến, ​​tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ giảm xuống dưới 5% vào cuối năm nay và dưới 4% vào cuối năm 2022.

Năm 1999, nền kinh tế Mỹ tăng trưởng ở mức 4,8% và Trung Quốc ở mức 7,7%. Số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, Mỹ đã không vượt qua tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc kể từ năm 1976.

Nhà kinh tế Brusuelas gần đây đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ năm 2021 lên 7,2% đồng thời nhấn mạnh, gói cứu trợ Covid-19 trị giá 1.900 tỷ USD của nước này và tiến độ trong việc đánh bại đại dịch góp phần thúc đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới phát triển.

Năm 2010, khi sự phục hồi từ cuộc Đại suy thoái diễn ra, mức tăng trưởng GDP 10,6% của Trung Quốc đã tăng gấp bốn lần so với Mỹ. Vào năm 2019, trước khi Covid-19 bùng nổ, Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ gần gấp 3 lần so với Mỹ.

Tất cả những dự báo lạc quan trên có nghĩa là tốc độ tăng trưởng GDP của Mỹ có thể sánh ngang hoặc thậm chí có thể vượt qua tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc. Đây sẽ là một thành tựu đáng chú ý bởi vì Mỹ là một nền kinh tế trưởng thành hơn và đã bị "lu mờ" bởi sự tăng trưởng bùng nổ của Trung Quốc sau cuộc Đại suy thoái 2008-2009.

Tất nhiên, những dự báo lạc quan trên vẫn chỉ là dự báo. Sự lạc quan có thể mất đi nếu quá trình tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 gặp khó khăn, các biến thể của Covid-19 sẽ mở ra trở ngại mới cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Gói giải cứu Covid-19 sẽ thay đổi cuộc chơi

Năm 2021 có vẻ là năm mà Mỹ thay thế Trung Quốc trở thành động lực tăng trưởng lớn nhất trên trường thế giới, ít nhất là tạm thời.

Oxford Economics kỳ vọng, đóng góp của Mỹ vào tăng trưởng toàn cầu năm 2021 sẽ mạnh hơn của Trung Quốc - điều chưa từng xảy ra kể từ năm 2005.

"Mức tăng trưởng GDP của Mỹ ở mức 7% trong năm nay. Nền kinh tế Mỹ sẽ một lần nữa trở thành đầu tàu toàn cầu. Và nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ giúp kéo phần còn lại của thế giới thoát khỏi cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ nhất trong lịch sử", Gregory Daco, nhà kinh tế trưởng của Mỹ tại Oxford Economics nhận định.

Gói kích thích kinh tế Mỹ trị giá 1.900 tỷ USD là một yếu tố chính đằng sau sự lạc quan của hầu hết các tổ chức, chuyên gia.

Sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11, nhiều nhà kinh tế cho rằng, một Washington đang bị chia rẽ sẽ chỉ có thể đồng ý về một gói kích thích tương đối khiêm tốn vào năm 2021.

Tuy nhiên, tính toán đó bắt đầu thay đổi sau khi đảng Dân chủ tái đắc cử Thượng viện vào tháng 1 và mở ra cánh cửa cho việc thông qua gói giải cứu "khủng" hỗ trợ nền kinh tế.

Bên cạnh đó, triển vọng nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng đang được thúc đẩy bởi những tiến bộ trong việc đánh bại đại dịch Covid-19. Việc tăng tốc triển khai vaccine ngừa Covid-19, cùng với số ca mắc Covid-19 mới và số ca tử vong giảm dần đang làm dấy lên hy vọng rằng, các hạn chế về y tế có thể được dỡ bỏ sớm hơn dự kiến.

Và điều đó sẽ giải phóng nhu cầu khổng lồ đang bị dồn nén của người Mỹ là đi ăn nhà hàng, đi xem phim và đi du lịch. Nhiều người tiêu dùng đã tích trữ tiền mặt chỉ để chờ đợi thời điểm này.

Morgan Stanley ước tính, các hộ gia đình Mỹ đã tích lũy được 2,3 nghìn tỷ USD tiền tiết kiệm, số tiền có thể được chi tiêu khi nền kinh tế mở cửa trở lại. “Việc mở cửa trở lại đang tiến triển, tỷ lệ tiêm chủng đang gia tăng và thị trường lao động đang trên đà phát triển", ngân hàng này khẳng định.

Nhà kinh tế thuộc Đại học Dartmouth David Blanchflower thì nhấn mạnh: "Đó chính là những gì nền kinh tế Mỹ cần vào lúc này. Bước vào đại dịch, nền kinh tế đã yếu hơn so với họ tưởng, với một số lượng đáng kể người không có việc làm hoặc không tham gia vào thị trường lao động. Tình hình bây giờ còn tồi tệ hơn nhiều, tới mức hàng triệu người cần được giúp đỡ".

Còn Chiến lược gia Raymond James nhận định: "Có cảm giác như chúng ta đang ở trên đỉnh cao của việc rời bỏ một mùa Đông dài tăm tối phải chống chọi với Covid-19".

Giá vàng hôm nay 16/3: Giá vàng tăng nhẹ, vàng thêm trợ lực trong tương lai
Kinh tế Mỹ với những rủi ro từ gói kích thích 1.900 tỷ USD
Ảnh ấn tượng tuần (8-14/3): Căng thẳng Myanmar, gói cứu trợ 1.900 tỷ USD tham vọng của Mỹ, Hoàng tử Harry và 'cú ấn nút bom hạt nhân'
Gói cứu trợ 1.900 tỷ USD 'tiếp sức' cho kinh tế Mỹ 'hồi sinh'
Giá vàng hôm nay 13/3: Cuộc giằng co trụ hạng, gói kích thích 1.900 tỷ USD dập tắt hào quang của vàng?
Gói cứu trợ kinh tế Mỹ 1.900 tỷ USD: Phát không cho mỗi người 1.400 USD, Washington lấy tiền ở đâu?
TIN LIÊN QUAN

(theo CNN)

Tin cũ hơn

Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thế giới mong chờ điều gì? Cơ hội mới của Trung Quốc và châu Âu đã mở? Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thế giới mong chờ điều gì? Cơ hội mới của Trung Quốc và châu Âu đã mở?
Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm ngay Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm ngay
Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga 'bị thương'; Moscow đang bắt đầu 'cuộc chiến' tài chính Doanh thu mặt hàng chiến lược của Nga 'bị thương'; Moscow đang bắt đầu 'cuộc chiến' tài chính
Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới Giá vàng hôm nay 7/11/2024: Giá vàng 'chiến thắng' sau bầu cử Mỹ, ông Trump thay đổi thị trường ra sao? Chờ sóng tăng mới
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk có lý do 'tất tay' ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk có lý do 'tất tay' ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump?
Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua Kết quả bầu cử Mỹ 2024: Doanh nghiệp ‘ăn mừng chiến thắng’, tận hưởng phút giây kịch tính từ đêm qua
Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh Giá vàng hôm nay 6/11/2024: Giá vàng có 'phá lệ' sau bầu cử Mỹ? Thị trường sẽ đi lên dù ai là tổng thống? Vàng nhẫn rớt mạnh
Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng Bầu cử Mỹ 2024: Cả ông Trump và bà Harris đều đánh vào ‘điểm ảnh’ chi tiết của nền kinh tế, người hiểu cảm xúc cử tri hơn sẽ chiến thắng
Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar Đất hiếm khuấy động thị trường, lý do đến từ Myanmar
Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm? Ukraine thẳng thừng 'cự tuyệt' khí đốt Nga, châu Âu chưa có lối đi mới, kho dự trữ đầy ự đã đủ yên tâm?
Trung Quốc 'gõ cửa' WTO lần thứ hai, kiện EU về xe điện, căng thẳng đã lan sang các sản phẩm khác Trung Quốc 'gõ cửa' WTO lần thứ hai, kiện EU về xe điện, căng thẳng đã lan sang các sản phẩm khác
Bầu cử Mỹ 2024: Tiền ở đâu mà nhiều thế? Bầu cử Mỹ 2024: Tiền ở đâu mà nhiều thế?