Cố vấn cấp cao về châu Âu tại Nhà Trắng, Đại sứ Michael Carpenter, phát biểu trong cuộc họp báo tại Trung tâm Báo chí nước ngoài ở Washington D.C, ngày 8/7. (Nguồn: Yonhap) |
Tuyên bố trên được ông Carpenter đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol và các nhà lãnh đạo Nhật Bản, Australia và New Zealand (nhóm IP4 hoặc IPP) đã được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến diễn ra tại Washington D.C từ ngày 9-11/7.
Tin liên quan |
Khẳng định nghiêm túc cân nhắc kết nạp Kiev dù có thể là 10 năm nữa, NATO nói Ukraine thắng là 'điều kiện tiên quyết' |
Đánh dấu kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh xuyên Đại Tây Dương, chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh bao gồm các nỗ lực nhằm tăng cường quan hệ của NATO với nhóm đối tác IP4 ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Phát biểu tại Trung tâm Báo chí nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Carpenter nói: "NATO và các đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có nhiều cơ hội và lợi ích chung để đạt được sự hợp tác tốt hơn trong nhiều vấn đề".
Một số vấn đề được ông đề cập là an ninh mạng, chống thông tin sai lệch và xây dựng các căn cứ công nghiệp quốc phòng.
Nhấn mạnh ý nghĩa "cực kỳ quan trọng" của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như việc hợp tác an ninh với các nước IP4 với các thành viên NATO, theo Đại sứ Mỹ, an ninh của châu Âu ảnh hưởng đến an ninh của nơi này.
Vì vậy, "đây là thời điểm quan trọng để chúng ta có thể phối hợp trong những vấn đề như khả năng phục hồi, chống lại thông tin sai lệch, hợp tác công nghiệp quốc phòng và một loạt các vấn đề khác”.
Mặc dù vậy, Cố vấn cấp cao Nhà Trắng khẳng định: "NATO không mở rộng sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Không có quy trình gia nhập. Tất cả khả năng phòng thủ và răn đe của liên minh đều nằm ở khu vực châu Âu-Đại Tây Dương trên lãnh thổ của các đồng minh NATO".
Hợp tác giữa NATO và các nước IP4 ngày càng trở nên quan trọng hơn trong bối cảnh Nga bị cáo buộc tăng cường hợp tác quân sự với Triều Tiên theo một liên kết có thể ảnh hưởng đến an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương cũng như châu Âu.
| Thủ tướng Hungary năng nổ với 'sứ mệnh hòa bình', Ukraine gạt phăng nói chỉ các cường quốc mới có thể làm trung gian hòa giải Ngày 8/7, Tổng thống Volodymyr Zelensky nhận xét, Thủ tướng Hungary Viktor Orban không thể làm trung gian giữa Nga và Ukraine để chấm dứt ... |
| Những biến số lớn có thể 'xoay vần' tương lai xung đột Nga-Ukraine, vì sao Kiev không còn tìm cách vào NATO bằng mọi giá? Nga và Ukraine đang lên kế hoạch cho các chiến lược quan trọng trong năm 2025. Có nhiều yếu tố quan trọng mà cả hai ... |
| Điểm tin thế giới sáng 9/7: Lịch trình dày đặc của Thủ tướng Ấn Độ tại Nga, Anh muốn ký hiệp ước an ninh với EU, Mỹ bắn hạ UAV của Houthi Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 9/7. |
| Tổng thống Hàn Quốc công du Mỹ, muốn Nga phải chọn bên giữa Seoul và Bình Nhưỡng Ngày 8/7, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã lên đường tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây ... |
| Xung đột ở Gaza: Giao tranh dữ dội, người dân hoang mang; Hamas cầu viện quốc tế gây sức ép với Thủ tướng Israel Ngày 8/7, quân đội Israel đã mở rộng lệnh sơ tán đối với thành phố Gaza trong bối cảnh giao tranh dữ dội đang diễn ... |