📞

Con đường thành tựu đối ngoại và ngoại giao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

Nguyễn Thanh Tòng 08:00 | 23/05/2023
Nhìn lại những kết quả đối ngoại và ngoại giao vừa qua sau hơn 90 năm thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam và sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam đạt biết bao thành tựu lịch sử vẻ vang.
Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Nguồn: TTXVN)

Lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào sáng 14/12/2021 trong đó có đoạn: ...chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam", "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển" ("Thân gầy guộc, lá mong manh, mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi!"), thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam.

Tổng Bí thư đã lấy tấm gương của Hồ Chủ tịch so sánh ngành ngoại giao với hình ảnh thân tre xuyên qua chiều gió, chứng tỏ rằng hoạt động ngoại giao phải mềm mại, khôn khéo, nhưng rất kiên cường, linh hoạt, sáng tạo, bản lĩnh và can cường với mọi thử thách vì độc lập dân tộc, vì tự do, hạnh phúc của nhân dân.

Tình hình hiện nay cây tre Việt Nam, vươn lên trước gió bão tố của nền kinh tế khó khăn toàn cầu sau mùa dịch Covid-19 và xung đột Nga - Ukraine bùng nổ tiếp tục phải đương đầu với những diễn biến phức tạp chưa từng có trên thế giới.

Nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế nhiều quốc gia nói riêng gặp khó khăn, tăng trưởng thấp đi đôi với lạm phát cao, các chuỗi cung ứng toàn cầu đều chưa phục hồi hoàn toàn, an ninh năng lượng và an ninh lương thực cũng đối mặt với nhiều thách thức.

Riêng về Việt Nam, đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, đúng đắn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Trung ương, Bộ Chính trị, các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ngành ngoại giao đã góp phần tăng cường tin cậy chính trị, làm sâu sắc hơn tình hữu nghị với các nước quốc tế.

Năm 2018, từ ngày 25-27/3/2018,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm chính thức CH Pháp theo lời mời của Tổng thống Emmanuel Macron.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Pháp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 5 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, bao gồm các khía cạnh: xác lập vị trí Việt Nam trong chính sách đối ngoại của các nước lớn và các nước láng giềng; bảo đảm hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và tôn trọng sự lựa chọn thể chế chính trị của Việt Nam; trung lập và yêu chuộng hòa bình, điều đó cho ta thấy tạo điều kiện để Việt Nam tham gia đàm phán về hiệp định thương mại tự do song phương với Pháp và các nước châu Âu; không bị ràng buộc với quy tắc của các nước lớn nào, như thế Việt Nam ổn định lâu dài giải quyết tranh chấp chủ quyền và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ theo luật pháp quốc tế.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên ký hàng loạt văn bản hợp tác quan trọng về các lĩnh vực quốc phòng, tư pháp, công nghệ vũ trụ, sở hữu trí tuệ, ứng phó với biến đổi khí hậu, du lịch, giáo dục… và một số hợp đồng kinh tế giá trị lớn, dài hạn.

Trong những ngày thăm viếng Pháp, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành ưu tiên thời gian để dâng hương tại tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh, trồng cây lưu niệm và thăm không gian Hồ Chí Minh tại thành phố Montreuil và gặp những người bạn Pháp của Việt Nam.

Tổng Bí thư nhấn mạnh, năm 2018 kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Những mối quan hệ hai nước đã bắt nguồn từ lâu. Người Việt Nam tiêu biểu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng người dân Montrueil gây dựng nền mối quan hệ bền chặt này. Vì vậy, thành phố Montreuil và địa điểm này mãi mãi là biểu tượng tiêu biểu cho tình hữu nghị giữa nhân dân Pháp với nhân dân Việt Nam.

Thay mặt nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ lòng biết ơn nhân dân tiến bộ Pháp đã đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong suốt những năm qua và ngày nay quan hệ hai nước tiếp tục phát triển, có nhiều triển vọng tốt đẹp.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đến thành phố Choisy le Roi, nơi cư trú phái đoàn đàm phán Hiệp định Paris giữa Việt Nam và Mỹ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tổng Bí thư nói đến dân tộc Việt Nam bao giờ cũng nhớ ơn đến tình hữu nghị Pháp-Việt trong những tháng năm 1998 đến 1973 đã giúp đỡ cho đoàn đàm phán Hiệp định Paris, tạo điều kiện thuận lợi cho những năm tháng đàm phán hiệp định.

Tối 27/3 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự khai trương trụ sở mới Trung tâm văn hóa Việt Nam tại Pháp, gặp gỡ đông đảo cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Pháp.

Dù rằng chương trình dày đặc, nhưng Tổng Bí thư dành thời gian đến khánh thành Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp và tiếp xúc kiều bào đầy tình cảm thân mật trong đó có hiện diện các từng lớp kiều bào và Hội Người Việt Nam tại Pháp, tiền thân là nhóm Người An Nam yêu nước do Nguyễn Ái Quốc và nhóm người yêu nước sáng lập năm 1919.

Năm 1946, sau 99 ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính phủ Pháp mời sang Pháp trong dịp đàm phán Hiệp định Fontainebleau, trước khi về nước, kiều bào có buổi gặp gỡ Hồ Chủ tịch tại nhà tương tế Maubert. Trong buổi ấy gần 2.000 kiều bào đến dự.

Chúng tôi nhớ đến những lời khuyên bảo của Bác đối với các anh chị thế hệ đi trước, "Nay tôi và Phái bộ sắp trở về nước, chúng tôi gửi lời chào và khuyên tất cả anh chị em kiều bào:

1 - Mỗi kiều bào là sứ giả của nước Việt Nam;

2 - Phải triệt để đoàn kết;

3 - Giữ vững tình hữu nghị Việt Pháp,

4 - Ra sức tuyên truyền và ủng hộ bằng mọi phương diện cho Tổ quốc;

5 - Thực hành khẩu hiệu Ðời Sống Mới: Cần, Kiệm, Liêm, Chính,

6 - Mỗi người cần biết thạo một nghề để mai sau về nước giúp ích cho công cuộc xây dựng nước Việt Nam mới"…

Nhìn lại những kết quả đối ngoại và ngoại giao vừa qua sau hơn 90 năm thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam và sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đã dẫn dắt dân tộc Việt Nam đạt biết bao thành tựu lịch sử vẻ vang. Đảng Cộng sản Việt Nam ngay từ những ngày đầu hoạt động cho đến nay luôn thể hiện là một tổ chức không ngừng sáng tạo, với những quyết sách táo bạo, không theo những tiêu chuẩn sáo mòn, được kết tinh bởi sự đoàn kết toàn dân tộc. Chính vì thế ngành đối ngoại được coi là quan trọng hàng đầu cùng với an ninh quốc phòng.

Trong bức tranh u ám của kinh tế thế giới hậu quả dịch Covid-19 đến nay, Việt Nam nổi lên như một điểm sáng đáng ghi nhận và tự hào, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Chưa bao giờ Việt Nam có được vị thế và cơ đồ vững chắc như hiện nay”. Những thành công đó không phải là ngẫu nhiên, mà là kết quả tổng hợp và thước đo hiệu quả khả năng tự chủ, tự cường, phản ứng chính sách và phản ứng thị trường đồng bộ cùng một quá trình phấn đấu lâu dài, không ngừng của Đảng. Sự ổn định, an toàn ở Việt Nam là điều kiện vô cùng quan trọng để đạt được thành công theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.

Tôi rất tự hào về đất nước và tin tưởng rằng đất nước sẽ vươn xa hơn nữa, nhờ sự khéo léo, tài năng dưới sự lãnh đạo của Đảng.