Cơn lốc khủng hoảng tàn phá Sri Lanka

Hồng Quân
Quốc hội Sri Lanka dự kiến sẽ chỉ định tổng thống tạm quyền vào ngày 20/7. Sau đó, chính phủ mới sẽ được thành lập với thủ tướng mới và sẽ đứng ra tổ chức tổng tuyển cử sau một thời gian nhất định.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khủng hoảng ở Sri Lanka ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống của người dân. (Ảnh: BBC)
Khủng hoảng ở Sri Lanka ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống của người dân. (Ảnh: BBC)

Quốc đảo Sri Lanka với dân số 22 triệu dân đang phải đối mặt với khủng hoảng cả về kinh tế và chính trị. Tiếp sau việc Tổng thống Gotabaya Rajapaksa rời khỏi đất nước, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe, người giữ quyền Tổng thống ngay sau đó, đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp nhằm giải quyết tình hình trong nước.

Cơn lốc bất ổn tràn đến Sri Lanka từ tháng 4/2022, khi nước này tuyên bố vỡ nợ với 51 tỷ USD nợ nước ngoài. Trong thời gian dài, chính phủ Sri Lanka đã vay các khoản tiền khổng lồ từ các tổ chức tín dụng nước ngoài để tài trợ cho các dịch vụ công cũng như phát triển cơ sở hạ tầng. Hệ quả là tỷ lệ nợ trên GDP của Sri Lanka đã tăng vọt từ 42% vào năm 2019 lên 104% vào năm 2021.

Đại dịch Covid-19 càng làm cho tình hình Sri Lanka thêm khó khăn. Du lịch vốn là ngành quan trọng, đóng góp 13% GDP của Sri Lanka và là nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Tuy nhiên, lượng khách du lịch đã giảm từ 2,3 triệu năm 2018 xuống còn 173 nghìn năm 2021 khiến ngành du lịch lao dốc, khả năng tích lũy và trả nợ của Sri Lanka càng trở nên khó khăn.

Đã thế, tình trạng gia đình trị kéo dài khiến nhiều vấn nạn có cơ hội phát triển. Gia tộc nắm giữ quyền lực ở Sri Lanka đã 20 năm luôn tìm cách sắp xếp các thành viên gia đình vào các vị trí chủ chốt trong nội các. Hệ quả là Sri Lanka phải hứng chịu một chính phủ không hiệu quả trong điều hành nền kinh tế.

Chẳng hạn như sai lầm trong chính sách nông nghiệp. Để ngăn chặn nhập khẩu phân bón làm cạn kiệt ngoái hối của đất nước, chính phủ Sri Lanka thay đổi một cách đột ngột từ canh tác nông nghiệp truyền thống sang canh tác hữu cơ. Điều này đã dẫn đến sản lượng gạo giảm 50%, buộc nước này phải nhập khẩu gạo lần đầu tiên trong nhiều năm.

Đến tháng 3/2022, khi lạm phát vọt lên 18,8%, giá lương thực tăng 30% so với năm trước, trong dự trữ ngoại hối chỉ còn 1,94 tỷ USD, nợ phải trả trong năm nay là 8,6 tỷ USD, Sri Lanka rơi vào tình thế không lối thoát. LHQ ước tính khoảng 80% trong số 22 triệu dân Sri Lanka không thể mua đủ ba bữa ăn một ngày. Hình ảnh những người biểu tình tràn vào nơi ở của Tổng thống và Thủ tướng là đỉnh điểm của những mâu thuẫn trong xã hội Sri Lanka.

Với việc ông Gotabaya Rajapaksa rời khỏi đất nước, người ta hy vọng các lực lượng chính trị ở Sri Lanka sẽ tìm được giải pháp kéo đất nước ra khỏi khủng hoảng. Văn phòng của ông Wickremesinghe xác nhận ông đã tuyên thệ nhậm chức trước chánh án Jayantha Jayasuriya vào ngày 15/7. Thực tế ông Wickremesinghe đã làm thay vai trò của cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa kể từ khi ông Rajapaksa chạy ra nước ngoài để tránh biểu tình. Ông Ranil Wickremesinghe nhậm chức quyền tổng thống Sri Lanka cho đến khi quốc hội nước này, họp ngày 16/7, bầu ra tổng thống mới vào giữa tuần sau.

Tổng thống mới sẽ lãnh đạo đất nước cho đến hết nhiệm kỳ của ông Rajapaksa, tức vào cuối năm 2024. Tân tổng thống cũng có quyền bổ nhiệm thủ tướng mới với sự chấp thuận của quốc hội.

Sau khi ông Rajapaksa từ chức, ông Wickremesinghe cũng đang đối mặt với sức ép rất lớn từ người biểu tình vì ông do chính cựu tổng thống bổ nhiệm.

Tuy nhiên, việc cấp bách nhất hiện nay với đất nước Nam Á này là dung hòa giữa các phe phái chính trị, nhất là với lực lượng đối lập. Hôm 10/7, các đảng phái chính trị thuộc phe đối lập đã họp bàn để tìm kiếm cơ hội có thể tập hợp đủ 113 thành viên để chiếm đa số tại Quốc hội.

Điều quan trọng nữa là huy động nguồn vốn để duy trì hoạt động của xã hội và nhu cầu cuộc sống của người dân. Đây là công việc khó khăn bởi Sri Lanka hiện được coi là quốc gia phá sản. Theo ước tính, Sri Lanka cần 3-4 tỷ USD để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng. Hiện Sri Lanka đang đàm phán với Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) về các gói cứu trợ cũng như thảo luận về cơ cấu lại nợ với các chủ nợ.

Sri Lanka có quyền Tổng thống, là gương mặt quen thuộc

Sri Lanka có quyền Tổng thống, là gương mặt quen thuộc

Thủ tướng Ranil Wickremesinghe tuyên thệ nhậm chức quyền Tổng thống Sri Lanka cho đến khi quốc hội nước này, dự kiến họp vào ngày ...

Sri Lanka: Đơn từ chức của Tổng thống được chấp nhận, sẽ có tân Tổng thống trong vòng 7 ngày

Sri Lanka: Đơn từ chức của Tổng thống được chấp nhận, sẽ có tân Tổng thống trong vòng 7 ngày

Ngày 15/7, Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka, ông Mahinda Yapa Abeywardana thông báo đã chấp nhận đơn từ chức của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa.

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ với Campuchia

Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao cho việc củng cố, tăng cường quan hệ Việt Nam-Campuchia.
Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Việt Nam-Malaysia: Thúc đẩy, phát huy hiệu quả tiềm năng hợp tác trong bối cảnh bước vào giai đoạn phát triển mới

Tổng Bí thư tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phát triển Nông thôn, Chủ tịch đảng UMNO và các lãnh đạo cấp cao trong Liên minh cầm quyền tại Malaysia.
Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Viện Tim quốc gia Malaysia

Phu nhân Ngô Phương Ly bày tỏ sự cảm phục, quý trọng tinh thần yêu nghề, hết lòng chăm sóc bảo vệ sức khỏe người dân của các y sĩ, ...
Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Thêm nhiều điều kiện đối với việc xét tuyển đại học bằng học bạ

Dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm ...
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, tăng cường hợp tác trên lĩnh vực năng ...
Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Đợt trục xuất lớn nhất lịch sử nước Mỹ cận kề, lao động nhập cư phấp phỏng trước giờ G

Các ngành công nghiệp như nông nghiệp, giải trí và khách sạn...có thể là những ngành chịu tác động lớn nhất bởi lệnh trục xuất lao động nhập cư của ...
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Thế giới sẽ phải thích ứng với một nước Mỹ rất khác

Những thay đổi dưới thời Trump 2.0 sẽ tác động nhiều mặt tới nước Mỹ và thế giới.
Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Malaysia-Trung Quốc: Thắt chặt tình thân

Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Malaysia phản ánh mong muốn tăng cường quan hệ song phương toàn diện, đặc biệt là kinh tế và thương mại.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Nhà Trắng và những điều đặc biệt về các Tổng thống Mỹ

Còn 2 ngày nữa Nhà Trắng sẽ xác định được chủ nhân mới thay thế đương kim Tổng thống Joe Biden. Đó sẽ là ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hoặc chủ cũ, ông ...
Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Điều đặc biệt của bầu cử Mỹ

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ luôn mang nhiều yếu tố bất ngờ, kịch tính, thậm chí có khả năng thay đổi cục diện vào phút chót.
Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Bầu cử Mỹ 2024: Quyền lực và giới hạn của Tổng thống Mỹ

Theo Hiến pháp Mỹ, ứng cử viên Tổng thống phải nhiều hơn 35 tuổi, đã sinh sống tại Mỹ liên tục trên 14 năm, được sinh ra tại Mỹ và là công dân Mỹ.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động