TIN LIÊN QUAN | |
Điều gì đang xảy ra với kinh tế Trung Quốc? | |
Alibaba tăng cường đầu tư vào lĩnh vực chuyển phát ở Trung Quốc |
Cơn sốt mua bán giày sneaker siêu đắt bùng nổ tại Trung Quốc giúp các thị trường thứ cấp vượt 1 tỷ USD và có mức tăng nhanh nhất toàn cầu. (Nguồn: AFP) |
“Hiện nay, thị trường giày sneaker không chỉ là sân chơi dành cho những người đam mê thuần túy, nhiều nhà đầu cơ đang đổ xô đến và kinh doanh”, Hu Huaiyuan (23 tuổi) – người vừa trải qua 300km và bỏ ra 186 USD để mua đôi giày Nike Air Jordans mới nhất nói.
Cơn sốt thật sự hay cơ hội được thổi phồng
Trước đó, Hu Huaiyuan đã chiến thắng trò chơi may mắn trên mạng và được cùng 400 người khác xếp hàng tại cửa hàng Nike, tham gia cuộc “ganh đua” để mua được những đôi giày thể thao phiên bản giới hạn.
Lợi dụng thị trường mua bán sneaker đang diễn ra nhộn nhịp, Hu nhanh chóng có kế hoạch “sang tên đổi chủ” cho đôi giày Nike Air Jordans mới nhất để có được số tiền gấp đôi số vốn bỏ ra. Anh cho rằng, những đôi giày sneaker được bán với giá đắt, chứng tỏ chúng “đáng đồng tiền bát gạo”, vậy tại sao không dùng đó như một nguồn thu nhập hấp dẫn.
Hiện nay, Nike, Adidas và Puma soán ngôi cổ phiếu, bất động sản, thậm chí cả tiền ảo và trở thành thị trường đầu tư “hot” nhất tại Trung Quốc. Cơn sốt mua bán giày sneaker trên các ứng dụng trực tuyến diễn ra sôi động. Điều này buộc các nhà chức trách Trung Quốc đưa ra cảnh báo những nguy hiểm trong quá trình đầu cơ, đặc biệt, khi lợi nhuận tiếp cận đạt 5.000% và có khả năng xảy ra nguy cơ bong bóng.
Nguyên nhân nào dẫn đến cơn sốt này? Có lẽ xuất phát từ việc các hãng giày hợp tác với người nổi tiếng trong lĩnh vực thể thao, thời trang hay các rapper, vận động viên… và đưa ra thị trường những phiên bản giày sneaker giới hạn.
Chẳng hạn, Nike hợp tác với ngôi sao bóng rổ Micheal Jordan được một thần tượng nhiều năm tại Trung Quốc – nơi bóng rổ là môn thể thao được theo dõi nhiều nhất và đưa ra thị trường những đôi Nike Air Jordans giới hạn.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng được cho là một thị trường rộng lớn và phát triển trong việc trao đổi thời trang đường phố và trở thành một cơ hội “béo bở” cho các nhà đầu tư trẻ tuổi ở Trung Quốc.
Poizon và Nice – hai ứng dụng mua bán trực tuyến đã thu được hàng trăm triệu USD từ các đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước, đặc biệt, khi việc mua bán sneaker ngày càng sôi động.
Ngân hàng Nhân dân Trung ương Trung Quốc chi nhánh Thượng Hải đưa ra một cảnh báo về những rủi ro sẽ gặp phải trong đầu tư vào giày sneaker quá mức. Phương tiện truyền thông Trung Quốc cho rằng, đây là một hiện tượng tiêu cực.
Hấp dẫn và phiền toái
Tuy nhiên, những cảnh báo đó đó không thể ngăn Liu Xingfeng (23 tuổi) sinh viên tại một trường Đại học Australia chạy theo xu hướng này. Nhiều năm trước, Liu sưu tập giày sneaker như một sở thích, nhưng năm nay, anh đã chuyển sang kinh doanh chúng.
Liu có một mạng lưới là những người đến từ Mỹ và Nhật Bản. Những người này sẽ nhận một khoản phí nhỏ, sau đó, thay anh tham gia các trò chơi may mắn trực tuyến và xếp hàng ở cửa hàng. Họ sẽ chỉ tập trung vào các mẫu sneaker được săn lùng nhiều nhất như Air Jordans, Adidas Yeezy. Ước tính Liu thu được 50.000 Nhân dân tệ/ tháng.
Anh cho biết, thị trường sneaker được thổi phồng đã mang đến cho anh nhiều lợi ích. Tuy nhiên, tại Trung Quốc, thị trường sneaker cạnh tranh gay gắt khi có quá nhiều người xếp hàng để mua giày, trong khi số lượng lại có hạn, vì vậy, “tôi luôn tránh xa thị trường này”, Liu nói.
Theo iiMedia, trong năm nay, thị trường giày sneaker thứ cấp của Trung Quốc đã vượt 1 tỷ USD và có mức tăng nhanh nhất toàn cầu. Người đứng đầu nhóm phân tích iiMedia Zhang Yi đánh giá rằng, tại Trung Quốc, thị trường chứng khoán gặp nhiều rủi ro, thị trường bất động sản ngày càng bế tắc đã khiến nhiều người quyết định đầu cơ vào lĩnh vực tiêu dùng.
Trước tình trạng này, chính phủ Trung Quốc đã có những động thái can thiệp đối với Poizon và Nice nhằm giảm nhiệt đầu tư. Poizon và Nice cũng cho biết, họ đã sử dụng những người sưu tập giày sneaker thuần túy để phát hiện ra hàng giả. Phó Chủ tịch Nice Sun Qi cho biết, chỉ 0,01% giày sneaker giao dịch qua Nice được phát hiện là hàng giả.
Tuy nhiên, đối với một số người là những “sneakerhead” thuần túy, việc mua bán, trao đổi giày sneaker đã gây nên nhiều khó khăn, phiền toái. Trong căn hộ nhỏ bé của Wang Yue (21 tuổi), có hơn 200 đôi giày sneaker được xếp chồng cao lên đến trần nhà, ước tính trị giá hàng trăm nghìn Nhân dân tệ.
Là một người chơi bóng rổ, giày sneaker là nhu cầu thiết yếu của Wang. Anh cho biết, bản thân cảm thấy thật sự khó chịu khi giá cả những đôi giày ngày càng tăng cao khiến anh phải bỏ ra nhiều tiền hơn để có một đôi giày bóng rổ bình thường.
| Thị thực vàng Hy Lạp hút hơn 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư Trung Quốc TGVN. Chương trình thị thực vàng Hy Lạp ra mắt năm 2013, đến nay, thu hút hơn 1 tỷ USD từ các nhà đầu tư bất ... |
| Trung Quốc: Toilet vàng 1,3 triệu USD đính 41.000 viên kim cương gây xôn xao Chiếc toilet bằng vàng có giá lên tới gần 1,3 triệu USD, gắn gần 41.000 viên kim cương, xuất hiện trong một triển lãm thương ... |
| Ấn Độ phiền não về “cơn sốt Trung Quốc” Ngày 14/3, tờ “Thời báo châu Á” của Hồng Kông có đưa một bài báo với tiêu đề: Ấn Độ đang “phiền não” về “cơn ... |