Công bố Lệnh của Chủ tịch nước đối với 11 Luật mới

Diễn Tú
TGVN. Chiều 16/12, tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật vừa mới được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua.    
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cong bo lenh cua chu tich nuoc doi voi 11 luat moi Thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự
cong bo lenh cua chu tich nuoc doi voi 11 luat moi Tăng tuổi nghỉ hưu: Trăn trở với nguồn nhân lực hiện tại
cong bo lenh cua chu tich nuoc doi voi 11 luat moi
Họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật vừa mới được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua. (Ảnh: Diễn Tú)

Cụ thể, 11 Bộ luật và Luật gồm: Bộ luật Lao động; Luật Thư viện; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật Dân quân tự vệ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước; Luật Lực lượng dự bị động viên; Luật Chứng khoán.

Các luật đều có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 trừ Bộ Luật Lao động, Luật Chứng khoán có hiệu lực từ ngày 1/1/2021, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ có hiệu lực từ ngày 10/1/2020.

Tăng tuổi nghỉ hưu để thực hiện đa mục tiêu

Giới thiệu về những điểm mới trong Bộ Luật Lao động, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Bộ Luật Lao động với 17 chương, 220 điều đã có nhiều sửa đổi, bổ sung lớn, quan trọng, trong đó đã mở rộng đối tượng điều chỉnh đối với cả người lao động có quan hệ lao động khoảng gần 20 triệu người và người lao động không có quan hệ lao động. Mở rộng sự bảo vệ đối với lao động chưa thành niên ở cả khu vực chính thức và phi chính thức, lao động chưa thành niên làm việc không có quan hệ lao động.

Về tuổi nghỉ hưu, Bộ Luật Lao động đã thể chế hoá Nghị quyết Trung ương số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu chung theo lộ trình: trong điều kiện lao động bình thường, nam nghỉ hưu ở tuổi 62 (vào năm 2028) và nữ ở tuổi 60 (vào năm 2035) theo lộ trình mỗi năm tăng 3 tháng đối với nữ và mỗi năm tăng 4 tháng đối với nam kể từ năm 2021. Quyền nghỉ hưu sớm hơn và nghỉ hưu muộn hơn không quá 5 tuổi.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là để thực hiện đa mục tiêu, trước hết vì tăng trưởng kinh tế, cùng với đó là giải quyết công ăn việc làm cho giới trẻ, thích ứng với già hoá dân số. Bảo toàn sự phát triển bền vững của Quỹ Bảo hiểm xã hội; rút dần khoảng cách sự chênh lệch về giới, tiến tới tuổi nghỉ hưu của nam và nữ có thể cân bằng.

Bộ Luật cũng quy định nới trần làm thêm giờ theo tháng từ 30 giờ/tháng lên 40 giờ/tháng và quy định cụ thể các trường hợp được làm thêm giờ đến 300 giờ/năm. Bổ sung thêm 1 ngày nghỉ lễ liền kề trước hoặc sau ngày Quốc khánh 2/9.

Bỏ chế độ viên chức “suốt đời”

Trao đổi về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức bổ sung, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho hay, đối với cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác (áp dụng đối với cả người có hành vi vi phạm trước 1/7/2020) thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xoá tư cách chức vụ đã đảm nhiệm; gắn hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.

Về kỷ luật cán bộ, công chức, nâng thời hạn xử lý kỷ luật lên 90 ngày và 150 ngày đối với các trường hợp phức tạp thay vì quy định hiện hành là 60 ngày và 90 ngày. Quy định rõ việc bổ nhiệm khi bị kỷ luật, không bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng nếu bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương; không bổ nhiệm chức vụ trong thời hạn 24 tháng nếu bị kỷ luật giáng chức, cách chức.

Đáng chú ý, Luật sửa đổi quy định về áp dụng ký kết hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng đối với viên chức được tuyển dụng mới sau ngày 1/7/2020 trừ trường hợp viên chức được tuyển dụng làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì vẫn áp dụng chế độ hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

Cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử

Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam gồm 8 chương, 52 điều, trong đó có nhiều điểm mới đáng chú ý đối với công dân như quy định quyền và nghĩa vụ của công dân; không đặt vấn đề “nộp hồ sơ” khi đề nghị cấp hộ chiếu mà chỉ quy định điền vào tờ khai theo mẫu; người đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông lần thứ hai trở đi được lựa chọn nơi thực hiện, không đặt vấn đề còn hay hết hạn; công dân có quyền lựa chọn nơi nhận hộ chiếu; hộ chiếu cấp riêng cho từng người, người trên 14 tuổi sẽ được lựa chọn cấp hộ chiếu gắn chíp điện tử hoặc không gắn chip điện tử…

Về giấy tờ xuất, nhập cảnh bao gồm 3 điểm mới: hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông có 2 loại: gắn chíp điện tử và không gắn chíp điện tử; hộ chiếu phổ thông cho người trên 14 tuổi có thời hạn 10 năm, có loại gắn chíp hoặc không gắn chíp điện tử, người dưới 14 tuổi có thời hạn không quá 5 năm, không gắn chíp điện tử; cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn, có thời hạn không quá 12 tháng.

Tạo điều kiện cho người nước ngoài xuất, nhập cảnh

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 17 điều, bổ sung 3 điều nhằm luật hoá chính sách cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, kịp thời điều chỉnh các vấn đề mới phát sinh, đảm bảo đồng bộ với quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài nhập xuất cảnh Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời đảm bảo an ninh quốc gia.

Theo đó, các nội dung sửa đổi, bổ sung như quy định việc cấp thị thực điện tử và áp dụng giao dịch điện tử trong việc mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam và bổ sung một số quy định; quy định miễn thị thực với thời hạn tạm trú 30 ngày cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển theo quyết định của Chính phủ khi đáp ứng một số điều kiện; quy định các trường hợp được chuyển đổi mục đích thị thực; sửa đổi bổ sung quy định về đối tượng và ký hiệu thị thực, thẻ tạm trú cấp cho lao động nước ngoài, luật sư nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài; bỏ quy định người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước 30 ngày…

cong bo lenh cua chu tich nuoc doi voi 11 luat moi

Bộ Ngoại giao lên tiếng về việc thi hành án tử hình tại Việt Nam

Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định áp dụng án tử hình thuộc chủ quyền quốc gia và thời gian qua, Việt Nam ...

cong bo lenh cua chu tich nuoc doi voi 11 luat moi

Bảo đảm thúc đẩy bình đẳng giới trong Bộ luật Lao động

Ngày 19/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo "Tham vấn về thúc đẩy bình đẳng giới trong sửa đổi Bộ luật lao động".

cong bo lenh cua chu tich nuoc doi voi 11 luat moi

Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố sáu luật

Sáng 14/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố ...

Đọc thêm

Những căn bệnh về răng miệng nghiêm trọng cần phát hiện sớm

Những căn bệnh về răng miệng nghiêm trọng cần phát hiện sớm

Có nhiều bệnh răng miệng tưởng như rất đơn giản nhưng lại gây ra biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.
Vụ cháy rừng ở Nghệ An: Ước tính thiệt hại khoảng 8,5ha rừng

Vụ cháy rừng ở Nghệ An: Ước tính thiệt hại khoảng 8,5ha rừng

Nắng nóng và nền nhiệt cao được dự báo có xu hướng gia tăng khiến nguy cơ xảy ra cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An là rất lớn.
Kinh tế Thái Lan có thể tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp so với các năm trước, vì sao?

Kinh tế Thái Lan có thể tiếp tục tăng trưởng ở mức thấp so với các năm trước, vì sao?

Yếu tố chính nào đang ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm 2024?
Cảnh báo nguy hiểm khi đến ‘biển vô cực’ ở Thái Bình

Cảnh báo nguy hiểm khi đến ‘biển vô cực’ ở Thái Bình

Nhiều bạn trẻ không ngại dậy sớm, lội bùn để có những bức hình sống ảo lúc bình minh trên ‘biển vô cực’ ở Thái Bình.
Cà phê có thể giúp kéo dài tuổi thọ?

Cà phê có thể giúp kéo dài tuổi thọ?

Cà phê là một loại đồ uống được nhiều người yêu thích. Uống cà phê mỗi ngày mang đến một số tác dụng đáng kinh ngạc đối với sức khỏe
Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh hỗ trợ phóng ngư lôi, tăng khả năng răn đe đáng gờm

Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh hỗ trợ phóng ngư lôi, tăng khả năng răn đe đáng gờm

SMART là hệ thống phóng ngư lôi thế hệ tiếp theo được thiết kế để nâng cao khả năng tác chiến chống tàu ngầm cho Hải quân...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Phiên bản di động