Ông Ngô Trịnh Hà, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về NVNONN phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Quang Hoà) |
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Ngô Trịnh Hà cho biết, công tác NVNONN nói chung và công tác đại đoàn kết đối với NVNONN luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước. Đại hội Đảng XIII nhấn mạnh việc tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn công tác NVNONN.
Trong đó, một số nhiệm vụ được Đại hội Đảng XIII chỉ ra trong công tác NVNONN bao gồm: hỗ trợ để NVNONN có địa vị pháp lý vững chắc, phát triển kinh tế và đời sống, hòa nhập xã hội nước sở tại, nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân, quản lý lao động, du học sinh, tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc.
Đồng thời, làm tốt công tác thông tin tình hình trong nước, giúp đồng bào hướng về Tổ quốc, nhận thức và hành động phù hợp với lợi ích quốc gia – dân tộc, có chính sách thu hút nguồn lực của NVNONN đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kết luận 12 ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị cũng yêu cầu các nhiệm vụ và giải pháp trong thời gian tới phải thể hiện rõ hơn tình cảm và trách nhiệm của Đảng trong việc chăm lo cho cộng đồng NVNONN.
Phó Chủ nhiệm Ngô Trịnh Hà cho rằng trong thời gian tới, cộng đồng sẽ tiếp tục lớn mạnh, tăng nhanh về số lượng, mở rộng hơn về địa bàn cư trú và có sự thay đổi về thành phần. Kiều bào tiếp tục hội nhập sâu vào xã hội sở tại, ngày càng hướng về quê hương, đồng thời đóng vai trò cầu nối quan trọng trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nước ta với các nước trên thế giới. Các khó khăn của cộng đồng kiều bào về địa vị pháp lý, năng lực hội nhập, tình trạng phạm tội ở nước sở tại tiếp tục là các vấn đề trọng điểm cần được quan tâm, giải quyết.
Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: Quang Hoà) |
Trình bày tham luận tại Hội nghị, ông Đặng Thanh Phương - Phó Vụ trưởng Vụ hợp tác Quốc tế và Công tác NVNONN, Ủy ban TW MTTQVN, cho biết MTTQVN luôn quan tâm tới việc phát huy vai trò của các kênh thông tin của kiều bào, vai trò của các cá nhân kiều bào tiêu biểu, các hội đoàn NVNONN thông qua việc thường xuyên trao đổi hai chiều, cung cấp thông tin tình hình trong nước và những định hướng công tác của MTTQVN tới các Hội đoàn và cộng đồng NVNONN, đồng thời nắm bắt tình hình về cộng đồng NVNONN.
Trong 5 năm tới, MTTQVN đặt mục tiêu triển khai hiệu quả 5 nhiệm vụ và giải pháp cụ thể như sau: Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện có hiệu quả chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng, Nhà nước đối với NVNONN; Tăng cường thực hiện giám sát và phản biện xã hội liên quan đến chính sách, pháp luật về NVNONN, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của NVNONN; Đổi mới, đa dạng nội dung, các hình thức vận động; Linh hoạt trong triển khai vận động thu hút nguồn lực, đóng góp của NVNONN cho sự phát triển của đất nước; Tăng cường cơ chế phối hợp và kiện toàn về tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác NVNONN
Ông Nguyễn Mạnh Cường - Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Tổng hợp, Ủy ban Nhà nước về NVNONN, cho biết trong 20 năm thực hiện Nghị quyết 23, các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác NVNONN được thể chế hóa thành các quy định pháp luật theo hướng ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho NVNONN, cơ bản xóa bỏ các rào cản phân biệt giữa đồng bào trong nước và ngoài nước, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích thiết thân của kiều bào trên tất cả các phương diện của cuộc sống, nhất là các vấn đề mà đa số kiều bào đặc biệt quan tâm như vấn đề quốc tịch, xuất nhập cảnh, đất đai, nhà ở, miễn thị thực, kinh doanh đầu tư, giáo dục, thu hút chuyên gia, tri thức là NVNONN, chế độ đãi ngộ với người có công…tạo sự phấn khởi, tin tưởng, tăng thêm mối liên kết, gắn bó ruột thịt của kiều bào với đất nước.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực quốc tịch, hộ tịch, vấn đề nhập trở lại quốc tịch Việt Nam của NVNONN mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài gặp nhiều vướng mắc trên thực tế do các điều kiện để nhập trở lại quốc tịch Việt Nam khó khăn và chưa có tiêu chí rõ ràng.
Về lĩnh vực đất đai-nhà ở, hiện người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang bị hạn chế quyền sử dụng đất ở ngoài các dự án phát triển nhà, dẫn đến hạn chế quyền thừa kế đất ở ngoài các dự án phát triển nhà ở, quyền xây dựng và sở hữu nhà ở trên đất ở ngoài các dự án phát triển nhà ở.
Về thu hút chuyên gia, trí thức kiều bào, chế độ đãi ngộ chủ yếu dành cho các chuyên gia đã thành danh, chưa quan tâm nhiều đến các chuyên gia trẻ tuổi (là đối tượng cần được chú trọng trong thời gian tới); môi trường hoạt động khoa học, công nghệ ở trong nước chưa phù hợp; điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nghiên cứu khoa học còn hạn chế; nguồn lực tri thức của kiều bào mới hầu hết chỉ dừng lại các hoạt động kết nối. Hoạt động của các mạng lưới chuyên gia, trí thức đã tăng lên về số lượng nhưng chưa đi vào chiều sâu với những dự án hợp tác cụ thể.
Ông Đỗ Văn Phới - Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Quang Hoà) |
Phát biểu tại Hội nghị, ông Đỗ Văn Phới - Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương - cảm ơn các ý kiến đóng góp rất cụ thể về công tác NVNONN của các cơ quan, bộ, ngành. Đây sẽ là một trong những nội dung được ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 23-NQ/TW tổng hợp, báo cáo Bộ Chính trị trong thời gian tới.
Ông cho biết, trong thời gian qua việc tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW về tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, trong đó tăng cường gắn kết bà con NVNONN với quê hương được nhiều đảng đoàn quan tâm và có những đóng góp rất cụ thể và thiết thực.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Ủy viên Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Phạm Quang Hiệu cho biết các bộ, ngành, cơ quan trong và ngoài nước cũng như các địa phương đã đạt được nhận thức chung về một số điểm quan trọng liên quan đến công tác NVNONN.
Trong bối cảnh tình hình mới, yêu cầu mới, từ góc độ công tác NVNONN, Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao thấy rằng cần thiết có Nghị quyết mới về công tác đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở kế thừa, phát huy những quan điểm, phương hướng, nhiệm vụ trong Nghị quyết 23-NQ/TW, đồng thời cập nhật, bổ sung những quan điểm chỉ đạo của Đại hội XIII về công tác đại đoàn kết dân tộc và công tác NVNONN.
Đối với công tác NVNONN, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu đề xuất một số nội dung cần nhấn mạnh và thể hiện trong Nghị quyết mới về công tác đại đoàn kết dân tộc như sau:
Về mục tiêu, cần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong đó có NVNONN; xây dựng cộng đồng NVNONN ổn định, phát triển, hội nhập thành công ở sở tại và hướng về quê hương đất nước, đóng góp phù hợp theo khả năng, thế mạnh của mình cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu phát biểu kết luận Hội nghị. (Ảnh: Quang Hoà) |
Về quan điểm, cần khẳng định cộng đồng NVNONN là bộ phận không tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng, trên cơ sở khoan dung, thông hiểu, hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích quốc gia – dân tộc xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau.
Ngoài ra, cần triển khai toàn diện và mạnh mẽ trên tất cả các mặt nội dung, phương thức và đối tượng của công tác NVNONN; thể hiện rõ nét tình cảm và trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc chăm lo cho NVNONN; linh hoạt trong triển khai chính sách trên cơ sở cân nhắc tính đặc thù của NVNONN.
Đồng thời, đại đoàn kết đối với NVNONN là nhiệm vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức trong đó các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, công tác NVNONN cần đẩy mạnh thực hiện hai nhóm nhiệm vụ chính về hỗ trợ và vận động cộng đồng”.
Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: Quang Hoà) |