Nhỏ Bình thường Lớn

Công nhân may ở Campuchia được tăng lương

H & M, Zara và Primark là ba trong các thương hiệu đưa ra mức lương cao hơn cho người lao động ngành may mặc trong bối cảnh các cuộc biểu tình đòi tăng mức lương tối thiểu.

Tám nhà bán lẻ thời trang hàng đầu cho biết họ chuẩn bị trả nhiều hơn cho quần áo sản xuất tại Campuchia, sau khi hàng ngàn công nhân đã xuống đường phố Phnom Penh để kêu gọi tăng mức lương tối thiểu từ tăng gấp đôi lên khoảng 177 USD một tháng.

Các thương hiệu, trong đó bao gồm một trong những khách hàng lớn nhất của Campuchia, H & M, cũng như Inditex, chủ sở hữu của Zara, và Primark của Anh, đã viết thư cho Phó Thủ tướng Campuchia và Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất dệt may nói rằng họ đã "sẵn sàng cho mức lương cao hơn".

Các công ty có tên tuổi như Next, New Look, C & A và N Brown Group, cho biết trong bức thư rằng họ muốn nhìn thấy "hợp tác nhiều hơn với các tổ chức công đoàn tại nơi làm việc".

Bức thư nêu rõ: " Tiền lương tăng sẽ được phản ánh vào giá của chúng tôi, có tính đến năng suất, hiệu quả và sự phát triển các kỹ năng của người lao động, thực hiện trong sự phối hợp với công đoàn tại nơi làm việc. "

Jyrki Raina, Tổng thư ký Liên minh toàn cầu IndustriALL hoan nghênh bức thư trên. Ông nói: "Các thương hiệu tuyên bố họ sẵn sàng trả lương cao hơn cho các nhà máy. Chủ nhà máy không có lý do gì không trả lương công nhân nhiều hơn.

"Hơn nữa, chính phủ Campuchia nên nâng mức lương tối thiểu lên nhiều hơn. Bức thư cũng cho thấy các thương hiệu công nhận rằng công đoàn là chìa khóa để đảm bảo quyền lợi người lao động tốt hơn, chế độ tiền lương công bằng và thị trường ổn định."

Hoàn cảnh của công nhân may mặc đã gây sự chú ý trong tháng Tư năm ngoái, khi 1.130 đã thiệt mạng và nhiều người bị thương trong khi nhà máy Rana Plaza đang xây dựng ở thủ đô Dhaka, Bangladesh bị sụp.

Các nhà bán lẻ bị cáo buộc đứng đằng sau trung gian để có được quần áo giá rẻ nhất mà không mấy quan tâm đến lương và điều kiện lao động.

Ath Thorn, Chủ tịch Liên đoàn công nhân may mặc Campuchia hoan nghênh bức thư nhưng kêu gọi các thương hiệu phải có hành động thực tế và đàm phán trực tiếp với người lao động.

"Chúng tôi biết từ kinh nghiệm quá khứ rằng chỉ một lá thư là không đủ mạnh - những thương hiệu phải có thêm các hành động ngay lập tức để đảm bảo một mức lương cao hơn cho người lao động Campuchia.”

MAI THẢO (Theo Guardian)