Nhỏ Bình thường Lớn

Công tác nghiên cứu khoa học của Bộ Ngoại giao đã có những bước chuyển cả ở chiều rộng và chiều sâu

Sáng 2/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã chủ trì Tọa đàm “Kế hoạch công tác nghiên cứu khoa học của Bộ Ngoại giao năm 2023 và định hướng thời gian tới”.
Công tác nghiên cứu khoa học của Bộ Ngoại giao đã có những bước chuyển cả ở chiều rộng và chiều sâu
Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã chủ trì Tọa đàm “Kế hoạch công tác nghiên cứu khoa học của Bộ Ngoại giao năm 2023 và định hướng thời gian tới”. (Ảnh: Quang Hòa)

Tham dự Tọa đàm có nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, PGS.TS. Đại sứ Đặng Đình Quý; các thành viên Hội đồng Khoa học Bộ và đại diện lãnh đạo các đơn vị trong Bộ.

Qua báo cáo công tác nghiên cứu của Bộ Ngoại giao năm 2022 cho thấy, các đơn vị trong Bộ đã hoàn thành đúng kế hoạch 33 đề tài nghiên cứu khoa học, gồm 24 đề tài cấp Bộ và 9 đề tài cấp Cơ sở.

Các đơn vị cũng đã hoàn thành hơn 40 chuyên đề nghiên cứu, tổ chức 60 cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học và thực hiện thành công nhiều hoạt động khoa học, nghiên cứu khác...

Đóng góp ý kiến tại Toạ đàm, các đại biểu nhất cho rằng, trong năm qua công tác nghiên cứu khoa học đã có nhiều cải tiến, phong trào nghiên cứu tiếp tục được duy trì và tăng cường, các đề tài, chuyên đề bám sát thực tiễn hơn, đa dạng hoá các chủ đề nghiên cứu theo hướng tập trung hơn cho nghiên cứu tham mưu, dự báo chiến lược.

Nhiều sản phẩm nghiên cứu có chất lượng và được đánh giá cao, đặc biệt là các báo cáo gửi Lãnh đạo cấp cao và các Bộ ngành khác, các đề án về quan hệ đối ngoại với các đối tác hoặc theo chủ đề.

Đối với những sản phẩm có chất lượng thực sự tốt được Hội đồng đánh giá cao, cần tiếp tục có những khuyến khích nhằm tôn vinh những sản phẩm xuất sắc.

Các đại biểu cũng cho rằng, có được kết quả như trên là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo sát sao trong công tác nghiên cứu của Lãnh đạo Bộ, đặc biệt là đặt hàng nghiên cứu, coi trọng việc đưa tiêu chí nghiên cứu trong quá trình đánh giá cán bộ.

Công tác nghiên cứu khoa học của Bộ Ngoại giao đã có những bước chuyển cả ở chiều rộng và chiều sâu
PGS.TS. Đại sứ Đặng Đình Quý, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao phát biểu tại buổi Toạ đàm. (Ảnh: Quang Hòa)

Bên cạnh đó, Lãnh đạo các đơn vị cũng quan tâm hơn đến công tác nghiên cứu trong đơn vị mình, chủ động, tích cực xây dựng đề tài, chuyên đề nghiên cứu phục vụ công tác của đơn vị.

Phát biểu chỉ đạo tại Tọa đàm, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã nhấn mạnh đến ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác nghiên cứu đối với hoạt động đối ngoại. Công tác nghiên cứu trong năm qua có những bước chuyển thể hiện cả ở chiều rộng và chiều sâu.

Đồng tình với các ý kiến đóng góp của các đại biểu, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh đặt hàng vẫn phải theo hai hướng, từ trên xuống dưới (đặt hàng của Lãnh đạo Bộ và Hội đồng Khoa học Bộ) và từ dưới lên trên (các đơn vị chủ động đề xuất với Lãnh đạo Bộ) và phải gắn với thực tiễn của đơn vị, của ngành để nâng cao chất lượng đầu ra của sản phẩm.

Ngoài ra, cần tiếp tục cải tiến cơ chế, thủ tục hành chính, hoàn thiện các quy chế, quy trình đặt hàng, đánh giá, ứng dụng và phổ biến các sản phẩm nghiên cứu nghiên cứu khoa học, nhằm tạo điều kiện để các cán bộ có thể được đào tạo, phát huy thế mạnh, ổn định và gắn bó lâu dài với công tác nghiên cứu.

Về tăng cường tính ứng dụng, phổ biến kết quả nghiên cứu, ngoài hình thức “hàn lâm”, cần tăng cường công bố, phổ biến rộng rãi hơn nữa để các đơn vị liên quan đều có thể tiếp cận, trong phổ biến kết quả nghiên cứu vẫn phải đảm bảo được tính bảo mật.

Công tác nghiên cứu khoa học của Bộ Ngoại giao đã có những bước chuyển cả ở chiều rộng và chiều sâu
Quang cảnh buổi Tọa đàm. (Ảnh: Quang Hòa)

Thứ trưởng đặc biệt nhấn mạnh tới việc tăng cường vai trò chỉ đạo định hướng công tác nghiên cứu của Lãnh đạo Bộ, Hội đồng khoa học Bộ và Học viện Ngoại giao, gắn công tác nghiên cứu nghiên cứu với các công tác khác của Bộ như cơ chế xây dựng quy chế chuyên gia, chuyên sâu, cộng tác viên...

Để thúc đẩy và nâng cao chất lượng công trình nghiên cứu cần có cơ chế ghi nhận, vinh danh, thể chế hoá các chủ trương đối với công tác nghiên cứu thành các chủ trương, chính sách cụ thể trong tuyển dụng, luân chuyển, đề bạt. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu trong nước, cần tạo điều kiện thu hút sự tham gia nghiên cứu hơn nữa của các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài.

Giao lưu kinh tế Việt Nam-Ấn Độ: Cơ hội và thách thức

Giao lưu kinh tế Việt Nam-Ấn Độ: Cơ hội và thách thức

Đó là chủ đề của Toạ đàm quốc tế do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp cùng Hội hữu nghị ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các doanh nghiệp năng lượng, dầu khí Brunei

Thủ tướng Phạm Minh Chính tọa đàm với các doanh nghiệp năng lượng, dầu khí Brunei

Chiều ngày 11/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc tọa đàm bàn tròn với các doanh nghiệp năng lượng và dầu ...

Bộ GD&ĐT bàn về việc thích ứng và 'đón đầu' ChatGPT

Bộ GD&ĐT bàn về việc thích ứng và 'đón đầu' ChatGPT

Chiều nay (13/2), Bộ GD&ĐT giao Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức Toạ đàm “ChatGPT, Trí tuệ nhân tạo - Lợi ích ...

Đại sứ quán Việt Nam và Viện Hoà bình Hoa Kỳ tổ chức toạ đàm nhân dịp kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris

Đại sứ quán Việt Nam và Viện Hoà bình Hoa Kỳ tổ chức toạ đàm nhân dịp kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris

Ngày 16/2, tại trụ sở Viện Hoà bình Hoa Kỳ (USIP), thủ đô Washington D.C đã diễn ra toạ đàm “Suy ngẫm nhân dịp 50 ...

Giao lưu nhân dân vì tương lai hợp tác phát triển Việt Nam-Bỉ

Giao lưu nhân dân vì tương lai hợp tác phát triển Việt Nam-Bỉ

Ngày 23/2, tại Hà Nội, Hội Hữu nghị Việt Nam-Bỉ (Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam) đã tổ chức tọa đàm giao ...