Covid-19 ở Ấn Độ - Đòn đánh mạnh tới nhiều ngành công nghiệp quan trọng toàn cầu

Linh Chi
Làn sóng Covid-19 ở Ấn Độ có nguy cơ làm đình trệ sự phục hồi kinh tế của đất nước và đe dọa một số ngành công nghiệp quan trọng toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Covid-19 ở Ấn Độ là 'cơn ác mộng' với nhiều ngành công nghiệp quan trọng toàn cầu
Covid-19 ở Ấn Độ đang tác động đến kinh tế quốc gia này và một số ngành công nghiệp trên toàn cầu. Hình ảnh người lao động làm việc trong một nhà máy dệt kim ở Kolkata, Ấn Độ. (Nguồn: CNN)

Nền kinh tế lớn thứ ba châu Á đã phải vật lộn trong nhiều tuần để kiểm soát sự gia tăng liên tục của các bệnh nhân mắc Covid-19. Hàng trăm nghìn trường hợp mới được báo cáo mỗi ngày và các nhà kinh tế đang xem xét lại dự báo của họ về tăng trưởng kinh tế Ấn Độ trong năm nay.

Hiện tại, một số ngành công nghiệp toàn cầu phụ thuộc vào Ấn Độ đang cảm thấy lo lắng. Nếu cuộc khủng hoảng y tế lần này tiếp tục kéo dài thì ngành may mặc, dược phẩm, dịch vụ tài chính và vận chuyển toàn cầu đều có thể cảm thấy “đau đớn”.

Chuỗi cung ứng

80% hàng hóa trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển và theo Guy Platten, Tổng thư ký Phòng Vận tải biển Quốc tế, hơn 200.000 trong số khoảng 1.700.000 triệu thuyền viên trên toàn cầu đến từ Ấn Độ. Nhiều người trong số họ đang làm công việc đòi hỏi các kỹ năng quan trọng.

Ông Platten nhấn mạnh: “Chúng tôi hy vọng khủng hoảng y tế có thể nhanh chóng được giải quyết. Nếu không, cuộc khủng hoảng này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt thuyền viên, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện tại, nhiều quốc gia đã cấm các chuyến bay từ Ấn Độ, vì vậy, việc đưa công nhân Ấn Độ đến các cảng trên thế giới là không thể”.

René Piil Pedersen, người đứng đầu Bộ phận Quan hệ Hàng hải của Maersk, công ty vận tải container lớn nhất thế giới cho rằng, công ty của ông sử dụng 30% thuyền viên đến từ Ấn Độ. Covid-19 khiến các thủy thủ đoàn sẽ không thể rời tàu và trở về nhà.

Ông Pedersen nói: “Sẽ phải trả giá nặng nề về phúc lợi tinh thần của thuyền viên”.

Đại dịch đã khiến vận tải biển toàn cầu trở nên hỗn loạn vào năm ngoái, với gần 200.000 thuyền viên bị mắc kẹt trong nhiều tháng do cảng đóng cửa. Một số công nhân đã bắt đầu gọi các tàu là "nhà tù nổi" và ông Pedersen lo ngại kịch bản đó sẽ lặp lại nếu cuộc khủng hoảng Covid-19 của Ấn Độ không có dấu hiệu suy giảm.

Ngoài ra, Sankar Narayanan, Giám đốc vận chuyển tại công ty vận tải và hậu cần GAC Ấn Độ cho biết, một số quốc gia và vùng lãnh thổ như Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và Trung Quốc đã áp dụng các hạn chế kiểm dịch nghiêm ngặt đối với các tàu đến từ các cảng của Ấn Độ. Điều này có thể dẫn đến nguồn cung hàng hóa bị chậm trễ hoặc gián đoạn.

Các chuyên gia cho rằng, việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho thuyền viên có thể là một giải pháp, nhưng điều đó có thể khó thực hiện.

Vaccine và dược phẩm

Hệ thống tiêm chủng vaccine trên thế giới đang bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát ở Ấn Độ, quốc gia sản xuất hơn 60% tổng số vaccine trên toàn cầu. Đất nước này là nơi đặt trụ sở của Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới.

Khả năng sản xuất quy mô lớn của SII là lý do quốc gia này ký kết với tư cách là một bên tham gia chính trong COVAX - cơ chế ​​toàn cầu cung cấp vaccine Covid-19 được chiết khấu hoặc miễn phí cho các quốc gia có thu nhập thấp hơn.

Năm ngoái, SII đã đồng ý sản xuất tới 200 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 cho 92 quốc gia. Tuy nhiên, chỉ có 2% dân số Ấn Độ được tiêm chủng đầy đủ.

Hiện tại, chính phủ và SII đã chuyển trọng tâm từ việc cung cấp vaccine cho các quốc gia khác sang ưu tiên công dân Ấn Độ. Việc Ấn Độ trì hoãn xuất khẩu vaccine có thể khiến nhiều quốc gia trên thế giới bị tổn thương bởi các đợt bùng phát mới của virus SARS-CoV-2.

Tin xấu không kết thúc ở đó. Ngoài sự thiếu hụt vaccine Covid-19, có thể có những hậu quả khác đối với ngành công nghiệp dược phẩm trên toàn thế giới nếu sự lây lan của dịch Covid-19 ở Ấn Độ không được kiểm soát sớm.

Ấn Độ là nhà cung cấp thuốc gốc (biệt dược) lớn nhất thế giới. Theo một nghiên cứu vào tháng 4/2020 của Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII), tại Mỹ, 90% đơn thuốc được kê bằng thuốc gốc và cứ 3 viên thuốc được tiêu thụ thì có 1 viên thuốc được sản xuất bởi một nhà sản xuất thuốc gốc Ấn Độ.

Có tới 70% nguyên liệu thô của các nhà sản xuất thuốc Ấn Độ được nhập khẩu từ Trung Quốc. Vào cuối tháng 4/2021, hãng hàng không Tứ Xuyên (Sichuan Airlines) của Trung Quốc đã tạm dừng các chuyến bay chở hàng đến Ấn Độ trong 15 ngày. Điều đó đã khiến các tập đoàn xuất khẩu dược phẩm hàng đầu của Ấn Độ phải viết thư nhờ Đại sứ Ấn Độ tại Bắc Kinh can thiệp.

Trong thư, Ravi Udaya Bhaskar, Tổng Giám đốc của Hội đồng xúc tiến xuất khẩu dược phẩm của Ấn Độ viết, việc tạm dừng các chuyến bay là "đáng lo ngại" và có thể có "tác động phân tầng" đối với chuỗi cung ứng.

Tin liên quan
Covid-19: Biến chủng virus phát hiện ở Ấn Độ - nguyên nhân gây ra làn sóng dịch lây nhiễm nhanh khủng khiếp hiện nay? Covid-19: Biến chủng virus phát hiện ở Ấn Độ - nguyên nhân gây ra làn sóng dịch lây nhiễm nhanh khủng khiếp hiện nay?

Tinglong Dai, Phó Giáo sư thuộc Viện Phân tích Quản lý và Kinh doanh tại Trường Kinh doanh Johns Hopkins Carey cho hay, hầu hết các quốc gia phụ thuộc vào Ấn Độ về thuốc gốc và Ấn Độ phụ thuộc vào Trung Quốc về nguyên liệu thô. Đây sẽ là một cú đánh lớn đối với chuỗi cung ứng dược phẩm toàn cầu nếu thương mại giữa hai bên bị gián đoạn.

Ngành may mặc

Ấn Độ là một trong những nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới và ngành này đang phải vật lộn với tình trạng thiếu lao động trầm trọng.

Arpit Aryan Gupta, Giám đốc phát triển kinh doanh của nhà sản xuất quần áo NG Apparels, ở Ludhiana, Punjab bày tỏ: "Đây là lần đầu tiên thế hệ chúng tôi phải trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ như hiện tại".

Công ty NG Apparels cung cấp các sản phẩm mang thương hiệu New Balance và Nordstrom, sử dụng khoảng 100 công nhân lành nghề và gần 50% trong số họ đã nghỉ việc kể từ khi Covid-19 bùng phát. Giám đốc Gupta cho biết, công ty hiện đang cung cấp nhà ở cho những công nhân còn lại để nhà máy tiếp tục hoạt động.

Các nhà sản xuất khác cũng đang phải đối mặt với những kịch bản đáng lo ngại.

Theo công ty tư vấn Wazir Advisors, tại các trung tâm sản xuất hàng may mặc lớn là New Delhi và Bangalore - những bang có số lượng người nhiễm Covid-19 cao - tỷ lệ nghỉ việc của công nhân lên tới 50%.

Theo Wazir Advisors, năm 2020, số lượng sản phẩm tiêu thụ và xuất khẩu của ngành may mặc trong nước đã giảm lần lượt 30% và 24%. Wazir Advisors cho biết thêm: "Đến năm 2021, rất khó để dự đoán tình hình sẽ như thế nào bởi không ai chắc chắn khi nào đại dịch sẽ kết thúc".

Dịch vụ tài chính

Nhiều ngân hàng lớn của nước ngoài đặt trụ sở tại Ấn Độ đang nỗ lực duy trì hoạt động trực tuyến trong bối cảnh đại dịch.

Các công ty này đã thuê một số lượng lớn các nhân viên vận hành và nhân viên công nghệ thông tin từ Ấn Độ trong những thập kỷ gần đây, do chi phí lao động tại quốc gia Nam Á ở mức thấp.

Theo Hiệp hội Công ty Phần mềm và Dịch vụ Quốc gia, một cơ quan thương mại của Ấn Độ, một số công ty đang thực hiện các biện pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng, bao gồm chuyển công việc sang các nước khác, khuyến khích nhân viên làm việc tại nhà và kéo dài thời hạn của dự án.

Điển hình, ngân hàng Goldman Sachs và Wells Fargo đã triển khai cho nhân viên làm việc từ xa. Tuy nhiên, làm việc tại nhà trong thời kỳ đại dịch rất phức tạp, chẳng hạn như vấn đề bảo mật và bảo vệ dữ liệu, vì nhân viên có thể phải xử lý thông tin nhạy cảm của công ty hoặc khách hàng.

Các ngân hàng Anh như Barclays, NatWest và Standard Chartered đang chuyển hướng hoạt động kinh doanh sang các quốc gia khác để giảm bớt áp lực cho nhân viên ở Ấn Độ.

Theo Julie Teigland tại EY India, công ty có hơn 56.000 công nhân, hầu hết các nhân viên của công ty đều đang làm việc tại nhà.

Bà Teigland nói: "Một số lượng đáng kể nhân viên EY và các thành viên trong gia đình họ đã bị ảnh hưởng trực tiếp bởi đợt Covid-19 thứ hai nghiêm trọng ở Ấn Độ".

Covid-19 cản trở đà phục hồi, Moody's hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Ấn Độ
Foxconn giảm hơn 50% công suất sản xuất iPhone 12 tại Ấn Độ vì Covid-19
Covid-19: Biến thể mới ở Ấn Độ có thể né tránh tác dụng bảo vệ của vaccine
Covid-19 ở Ấn Độ - mối đe dọa với kinh tế toàn cầu
Ảnh ấn tượng tuần (26/4-2/5): Covid-19 'đốt nóng' Ấn Độ, ông Biden ‘gây bão’ mạng xã hội và vụ Navalny tiếp tục dậy sóng ở Nga
TIN LIÊN QUAN

(theo CNN)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Thúc đẩy hợp tác, gia tăng kết nối Việt Nam-Mauritius

Thúc đẩy hợp tác, gia tăng kết nối Việt Nam-Mauritius

Tổng thống Mauritius đề nghị Việt Nam tạo điều kiện để doanh nghiệp hai nước gia tăng kết nối, tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh, đơn giản hóa ...
XSMB 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. dự đoán XSMB 20/4/2024

XSMB 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. dự đoán XSMB 20/4/2024

XSMB 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. kết quả xổ số ngày ...
XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024. SXMT 20/4/2024

XSMT 20/4 - Kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. SXMT 20/4. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4. xổ số miền ...
XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Bảy 20/4/2024. xổ số hôm nay 20/4

XSMN 20/4 - kết quả xổ số ngày 20 tháng 4. trực tiếp xổ số miền Nam 20/4/2024. xổ số miền Nam thứ 7. SXMN 20/4/2024. xổ số hôm nay ...
VCK Futsal châu Á 2024: Đội tuyển Futsal Việt Nam có trận thắng đầu tiên trước Futsal Trung Quốc

VCK Futsal châu Á 2024: Đội tuyển Futsal Việt Nam có trận thắng đầu tiên trước Futsal Trung Quốc

Đội tuyển Futsal Việt Nam thắng Futsal Trung Quốc với tỷ số 1-0 ở lượt trận thứ 2 bảng A vòng chung kết Futsal châu Á 2024.
Telegram bùng nổ: Cán mốc 1 tỷ người dùng trong năm nay

Telegram bùng nổ: Cán mốc 1 tỷ người dùng trong năm nay

Telegram, một trong những nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất ở Ukraine và Nga, dự kiến vượt qua mốc 1 tỷ người dùng hàng tháng trong vòng ...
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh tế của Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động