Covid-19 thế giới 13/10: Số tử vong ở Nga cao kỷ lục, dịch diễn biến xấu; điểm nóng mới Hàn Quốc; thẻ xanh kém hiệu quả, Italy tính kế mới

Hoàng Hà
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận gần 239,5 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có 4,88 triệu ca tử vong và hơn 216,8 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Covid-19 thế giới 13/10: Số tử vong ở Nga cao kỷ lục, dịch diễn biến xấu; điểm nóng mới Hàn Quốc; thẻ xanh kém hiệu quả, Italy tính kế mới
Tình trạng bệnh nhân Covid-19 chuyển cấp cứu ở Nga ngày càng nhiều. (Ảnh minh họa. Nguồn: Anadolu)

Tình hình dịch bệnh Covid-19

Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu sự tác động nặng nề nhất của dịch Covid-19 với hơn 45,4 triệu ca nhiễm, trong đó có 737.584 ca tử vong.

Xếp thứ hai thế giới về số ca nhiễm là Ấn Độ với 34 triệu ca, trong đó có hơn 451.000 ca tử vong. Brazil đứng thứ ba với gần 21,59 triệu ca nhiễm và gần 601.400 ca tử vong.

Trong 24 giờ qua, toàn cầu ghi nhận gần 398.000 ca nhiễm mới, tập trung nhiều nhất ở Mỹ (hơn 84.000 ca) Anh (35.520 ca), Thổ Nhĩ Kỳ (33.860 ca) và Nga (28.190 ca).

Số ca tử vong mới trong ngày ghi nhận trên toàn cầu là 6.745, trong đó, Mỹ chiếm nhiều nhất với 1.480 trường hợp, tiếp đó là Nga với 973 ca.

Với số ca tử vong mới xấp xỉ 1.000, Nga ghi nhận số người không thể qua khỏi do Covid-19 trong ngày 12/10 ở mức cao kỳ lục kể từ khi đại dịch bùng phát tại quốc gia này.

Trong khi đó, trên kênh Telegram, bác sĩ trưởng của bệnh viện điều trị Covid-19 số một tại Kommunarka thuộc thủ đô Moscow Denis Protsenko cho biết, cơ sở y tế này đang nhanh chóng chật kín bệnh nhân và tình hình ở khoa hồi sức cấp cứu cũng khó khăn do lượng bệnh nhân quá đông.

Ông Protsenko lưu ý, tình hình dịch bệnh tồi tệ dự kiến sẽ xảy ra do thời gian kết thúc kỳ nghỉ và vào đầu năm học, cũng như "mùa Thu thường gia tăng các bệnh truyền nhiễm".

Tuy nhiên theo ông, phương thức duy nhất giải quyết tình trạng này là chẩn đoán sớm Covid-19 để làm gián đoạn chuỗi lây nhiễm và "cách duy nhất để chuẩn bị cho cơ thể của bạn đối phó với virus là tiêm phòng".

Đến nay, Nga ghi nhận hoen 7,83 người nhiễm bệnh, trong đó có 218.345 bệnh nhân tử vong.

Tại Czech, Viện Thông tin và Thống kê sức khỏe nước này dự đoán, số lượng ca nhiễm mới có thể tăng lên 2.000 trường hợp/ngày vào cuối tháng 10 này, trong bối cảnh số ca nhiễm đã tăng dần kể từ sau kỳ nghỉ Hè vào cuối tháng 8, với hệ số tái nhiễm ở mức 1,17.

Tại Hàn Quốc, 4 khu chợ truyền thống ở thủ đô Seoul - điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước - đã trở thành "điểm nóng" lây nhiễm mới, gồm chợ Garak ở quận Songpa (phía Nam Seoul), chợ Cheongnyangni ở quận Dongdaemun, chợ Jungbu ở trung tâm Seoul và chợ Nông - Hải sản Mapo (thuộc quận Mapo).

Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh nước này, số ca mắc Covid-19 liên quan các chợ truyền thống có thể còn tiếp tục tăng cao sau khi các cuộc điều tra dịch tễ kết thúc.

Sống chung an toàn với Covid-19

Ngày 13/10, chính phủ Australia cho biết, New South Wales (NSW) có thể nới lỏng thêm các hạn chế ở thành phố Sydney sớm hơn một tuần so với kế hoạch vào ngày 18/10, trong bối cảnh bang đông dân nhất nước này đang đẩy mạnh tiến độ tiêm vaccine ngừa Covid-19, hướng đến mốc 80% dân số tiêm đủ 2 mũi.

Trước đó, bang NSW cam kết sẽ nới lỏng thêm các hạn chế đối với những người đã tiêm phòng Covid-19 vào thứ Hai đầu tiên sau khi đạt mốc tiêm chủng 80% dân số.

Chính quyền bang này sẽ thảo luận vấn đề nới lỏng hạn chế khi tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi vaccine đạt 80% vào ngày 14/10 và công bố quyết định chính thức vào ngày 15/10.

Algeria đã quyết định mở lại các tuyến vận tải hành khách đường biển đến Pháp và Tây Ban Nha sau khi tạm dừng vào năm ngoái do đại dịch Covid-19.

Theo Bộ Giao thông vận tải Algeria, các tuyến tàu thủy chở khách đến Alicante, Tây Ban Nha, sẽ được mở lại từ ngày 21/10 và đến Marseille, Pháp, từ ngày 1/11. Việc lên lịch cho các tuyến khác sẽ được nhà chức trách Algeria xem xét tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh của nước này.

Vaccine và điều trị

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục lây lan, các nước vẫn đang nỗ lực đẩy mạnh và mở rộng đối tượng tiêm chủng hướng tới mục tiêu miễn dịch cộng đồng nhằm ngăn chặn nguy cơ tái bùng phát.

Ngày 12/10, chính phủ Argentina chính thức khởi động chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 3-11 tuổi sau khi được Cơ quan quản lý dược phẩm, lương thực và công nghệ y tế (ANMAT) cấp phép hôm đầu tháng.

Theo đó, trẻ em 3-11 tuổi sẽ được tiêm vaccine của hãng Sinopharm, Trung Quốc.

Từ ngày 13/10, Bỉ bắt đầu tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ 3 cho người bị suy giảm miễn dịch, người sống trong viện dưỡng lão và người trên 65 tuổi.

Bà Sabine Stordeur, người phụ trách Lực lượng tiêm chủng quốc gia, để ngỏ khả năng tiêm mũi vaccine Covid-19 nhắc lại hằng năm và được phân phối giống như vaccine cúm mùa.

Tuy nhiên, điều đó sẽ phụ thuộc vào khả năng miễn dịch sau tiêm có được duy trì hay không do một số loại vaccine có khả năng miễn dịch kéo dài theo thời gian và không yêu cầu mũi nhắc lại hằng năm.

Ngày 12/10, Thứ trưởng Bộ Y tế Italy Andrea Costa cho biết, nước này có thể đánh giá lại yêu cầu thẻ xanh gây tranh cãi sau khi tình trạng khẩn cấp kết thúc vào ngày 31/12 tới “nếu dữ liệu tiếp tục khả quan, số ca nhập viện tiếp tục giảm, số người đã tiêm vaccine tiếp tục tăng”.

Phát biểu của ông Costa được đưa ra khi Italy yêu cầu toàn bộ người lao động phải có thẻ xanh - chứng chỉ kỹ thuật số hoặc giấy tờ xác nhận đã được tiêm vaccine hoặc kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ hoặc khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng - mới được đến nơi làm việc.

Nếu không thực hiện, người lao động có nguy cơ bị đình chỉ công tác mà không được trả lương.

Quy định này, ảnh hưởng đến khoảng 23 triệu người lao động, là một trong những nỗ lực của Italy nhằm khuyến khích người dân đi tiêm vaccine Covid-19, tuy nhiên, có vẻ đã không mang lại hiệu quả như mong muốn, với tỷ lệ người đi tiêm giảm mạnh những ngày gần đây.

Covid-19 sáng 13/10: Ca tử vong giảm, tạm thời không áp dụng Chỉ thị 16, Bắc Ninh xuất hiện chùm ca cộng đồng, ổ dịch Hà Nam vẫn rất phức tạp

Covid-19 sáng 13/10: Ca tử vong giảm, tạm thời không áp dụng Chỉ thị 16, Bắc Ninh xuất hiện chùm ca cộng đồng, ổ dịch Hà Nam vẫn rất phức tạp

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 846.230 ca nhiễm Covdi-19, các địa phương ghi nhận số bệnh nhân cao là TP. HCM, ...

Covid-19 thế giới 12/10: Nga 'trôi' vào làn sóng thứ 4; WHO đổi ý về mũi tăng cường; Indonesia có miễn dịch cộng đồng qua lây nhiễm tự nhiên?

Covid-19 thế giới 12/10: Nga 'trôi' vào làn sóng thứ 4; WHO đổi ý về mũi tăng cường; Indonesia có miễn dịch cộng đồng qua lây nhiễm tự nhiên?

Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận 239 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 4,87 triệu ca tử vong ...

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 21/4/2024

Lịch cúp điện Bạc Liêu hôm nay ngày 21/4/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Bạc Liêu theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 21/4/2024.
Giải U23 châu Á: Liệu tuyển Việt Nam có áp đảo Malaysia?

Giải U23 châu Á: Liệu tuyển Việt Nam có áp đảo Malaysia?

Trận đấu với U23 Malaysia vào lúc 20h00 hôm nay sẽ quyết định việc U23 Việt Nam có giành tấm vé đi tiếp vào vòng trong của Giải U23 châu ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 21/4/2024: Ma Kết vận may sự nghiệp

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 21/4/2024: Ma Kết vận may sự nghiệp

Tử vi hôm nay 21/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Xuất khẩu thực phẩm Nhật Bản sang Trung Quốc giảm 33,6% do ảnh hưởng việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển

Xuất khẩu thực phẩm Nhật Bản sang Trung Quốc giảm 33,6% do ảnh hưởng việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển

Thống kê thương mại sơ bộ do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố vào ngày 17 cho thấy thâm hụt cán cân thương mại xuất nhập khẩu của Nhật ...
Cách tạo biểu tượng cảm xúc bằng AI siêu đáng yêu

Cách tạo biểu tượng cảm xúc bằng AI siêu đáng yêu

Emoji là biểu tượng cảm xúc hoặc biểu tượng hình vẽ được sử dụng nhiều trong các cuộc trò chuyện để biểu đạt cảm xúc, ý tưởng của người sử ...
Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Tìm hiểu cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Gần 3.000 hiện vật có niên đại trước thế kỷ XV đang được trưng bày tại Bảo tàng MRAH (Bỉ) là bộ sưu tập cổ vật Việt Nam lớn nhất ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động