Covid-19 thế giới 16/9: Ca mắc mới ở Singapore lập đỉnh; Cuba thúc đẩy lưu hành vaccine Abdala và Soberana; EU-Israel đạt thỏa thuận Thẻ Xanh

Hoài Sa
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, thế giới ghi nhận gần 227,3 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 4,67 triệu trường hợp tử vong và gần 204 triệu bệnh nhân bình phục.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Covid-19 thế giới 16/9:
WHO đình chỉ tiến trình phê duyệt vaccine Covid-19 Sputnik V của Nga. (Nguồn: AFP)

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 561.501 ca mắc và 10.144 ca tử vong do Covid-19.

* Tại châu Mỹ

Mỹ vẫn là nước chịu ảnh hưởng dịch bệnh nặng nề nhất trên thế giới. Ngày 15/9, Mỹ cũng ghi nhận số ca mắc mới và tử vong cao nhất thế giới trong một ngày, với 164.509 ca mắc mới và 2.246 ca tử vong.

Trong bối cảnh đó, nhiều địa phương ở Mỹ áp dụng quy định bắt buộc trình chứng nhận tiêm chủng tại các địa điểm công cộng.

Đáng chú ý, khi năm học mới bắt đầu, các ca Covid-19 đang gia tăng ở trẻ em. Tuy số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nghiêm trọng ở trẻ em không nhiều, nhưng có thể tác động lâu dài với trẻ, bao gồm sức khỏe thể chất.

Theo giới chuyên gia, nguyên nhân là do nhiều trường không bắt buộc học sinh đeo khẩu trang, trong khi tỷ lệ tiêm chủng cho thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi còn thấp.

Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden đã đến thăm các trường học để thảo luận việc học trực tiếp, đồng thời giới thiệu các cơ hội học tập và việc triển khai tiêm vaccine mà chính quyền Tổng thống Joe Biden đang thúc đẩy.

Ngày 15/9, Cuba thông báo sẽ xúc tiến quy trình xin cấp phép lưu hành vaccine Abdala và Soberana tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO) với mục đích sớm thương mại hóa rộng khắp 2 loại vaccine Covid-19 này.

Trong nước, Cuba đã sử dụng hai loại vaccine nói trên tiêm chủng cho người dân, bao gồm cả trẻ nhỏ. Hiện đã có 38,5% dân số Cuba được tiêm chủng.

Cùng ngày, nhà lãnh đạo đảng Tự do Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã lên tiếng bảo vệ việc đảng Tự do tổ chức một sự kiện đông đúc ở Brampton với 400 người tham dự.

Theo ông Trudeau, sự kiện này tuân thủ các hướng dẫn phòng chống dịch của tỉnh Ontario.

Đại dịch là một yếu tố chính của chiến dịch tổng tuyển cử lần thứ 44 của Canada, với câu hỏi lớn về lý do ông Trudeau quyết định kích hoạt một cuộc bầu cử trong làn sóng thứ tư của dịch bệnh.

Đến nay, trên 84% số người Canada từ 12 tuổi trở lên đã nhận được ít nhất một liều vaccine Covid-19, trong đó khoảng 77% đã hoàn thành tiêm chủng.

* Tại châu Âu

Dịch bệnh cũng đang gia tăng trở lại tại các nước châu Âu vốn có tỷ lệ tiêm chủng cao trên thế giới.

Trong 24 giờ qua, châu Âu ghi nhận tổng cộng 127.864 ca mắc mới và 1.826 ca tử vong. Anh là nước có số ca mắc mới cao nhất trong châu lục, với 30.597, trong khi Nga là nước có số người tử vong cao nhất, với 792 ca.

Ngày 15/9, Liên minh châu Âu (EU)Israel đã đạt được thoả thuận về việc công nhận giấy chứng nhận tiêm vaccine Covid-19 của nhau, tạo điều kiện do du khách tiếp cận chương trình Thẻ Xanh.

Các thủ tục tiếp theo để triển khai thoả thuận dự kiến sẽ được hoàn tất vào đầu tháng 10 tới.

Thoả thuận này sẽ cho phép du khách và doanh nhân Israel đã tiêm vaccine tiếp cận chương trình Thẻ Xanh của EU, cũng như người châu Âu nhập cảnh vào Israel với điều kiện tương đương, trong đó có tiêm vaccine, xét nghiệm, cách ly…

Số lượng công dân Israel tới châu Âu đã giảm mạnh trong vài tuần gần đây, kể từ khi EU đưa Israel ra khỏi danh sách các nước "an toàn về dịch tễ học".

* Tại châu Á

Malaysia là nước có số ca mắc mới và tử vong cao nhất trong khu vực, với 19.495 ca mắc mới và 422 ca tử vong, đưa tổng số ca mắc và tử vong ở nước này lên lần lượt là 2.030.935 và 22.009 ca.

Đáng chú ý, Singapore, một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất trong khu vực, ghi nhận tới 807 ca nhiễm mới, trong đó có 770 ca lây nhiễm trong cộng đồng - mức cao nhất trong hơn một năm qua.

Singapore đã tăng cường các biện pháp phòng dịch, đặc biệt cho những người dễ bị tổn thương như trẻ em chưa được tiêm vaccine phòng bệnh và người cao tuổi.

Tính đến ngày 15/9, Singapore ghi nhận 73.938 ca mắc Covid-19 với 58 trường hợp tử vong, hơn 81% dân số đã được tiêm vaccine đầy đủ.

Cùng ngày, Indonesia vừa ban hành chính sách hạn chế nhập cảnh bằng đường bộ, đường biển và đường không trong nỗ lực nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các biến thể mới.

Người nhập cảnh bắt buộc phải khai báo y tế thông qua ứng dụng trực tuyến PeduliLindungi, yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch để có thể chi trả cho các chi phí cách ly hoặc điều trị Covid-19.

Nhằm mục tiêu sống chung an toàn với Covid-19, nước này cũng đã cho phép tổ chức các giải đấu thể thao với điều kiện áp dụng các quy định y tế nghiêm ngặt.

Những phần quà ý nghĩa từ Đại sứ quán Israel dành tặng người dân Hà Nội gặp khó khăn

Những phần quà ý nghĩa từ Đại sứ quán Israel dành tặng người dân Hà Nội gặp khó khăn

Ngày 15/9, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã trao những phần quà ...

Covid-19 thế giới 15/9: Châu Phi quyết tự chủ vaccine; Indonesia sắp sống chung với dịch; Hàn Quốc ăn Tết Trung thu không ngon

Covid-19 thế giới 15/9: Châu Phi quyết tự chủ vaccine; Indonesia sắp sống chung với dịch; Hàn Quốc ăn Tết Trung thu không ngon

Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận gần 226,7 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 4,66 triệu trường hợp ...

(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Dự báo thời tiết ngày mai (27/4): Hà Nội, 3 miền Bắc, Trung, Nam nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C; Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C

Dự báo thời tiết ngày mai (27/4): Hà Nội, 3 miền Bắc, Trung, Nam nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C; Tây Bắc, Trung Bộ có nơi trên 41 độ C

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (27/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Sâu lắng chương trình 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' chào mừng lễ 30/4 và 1/5

Đêm nhạc 'Cùng hát vang bài ca cuộc đời' trình diễn các ca khúc được viết lời bởi PGS.TS Lê Thanh Bình để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ...
Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử: Sự kiện kết nối quá khứ-hiện tại-tương lai

Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử: Sự kiện kết nối quá khứ-hiện tại-tương lai

Chương trình 'Điện Biên Phủ-Mốc vàng lịch sử' nhằm góp phần tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng và trách nhiệm của các thế hệ đối với đất nước.
Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tiktok đang chờ 'một hiệp sĩ mặc áo giáp sáng chói' hay thà đóng cửa chứ không 'bán mình'?

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký ban hành luật yêu cầu TikTok bán tài sản ở Mỹ trước hạn 19/1/2025 hoặc bị cấm hoàn toàn tại nước này.
Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Ấn Độ bước vào giai đoạn 2 của cuộc bầu cử Hạ viện

Có 158,8 triệu cử tri, trong đó có 80,8 triệu nam giới và 78 triệu nữ giới đủ điều kiện tham gia giai đoạn hai của cuộc bầu cử Hạ ...
Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam: Hiệp định Geneva gợi nhắc về tầm quan trọng của hòa bình

Dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva, các Đại sứ nước ngoài tại Việt Nam đánh giá cao tầm quan trọng, các bài học của sự ...
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động