Covid-19: Thế giới trước viễn cảnh không đạt được ‘miễn dịch toàn cầu’

Đài Trang
Do nhiều quốc gia thu nhập thấp vẫn chưa tiêm phòng Covid-19 đầy đủ, có nhiều ý kiến cho rằng thế giới đã mất đi động lực thúc đẩy tiêm chủng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Vào giữa năm ngoái, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khởi động một mục tiêu đầy tham vọng và cần thiết nhằm sớm chấm dứt đại dịch, đó là các quốc gia trên thế giới đạt mục tiêu tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho 70% dân số.

Hoàn thành mục tiêu trên đúng thời hạn có vẻ không phải là điều quá xa vời với tình hình hiện tại tại các quốc gia. Tuy nhiên nhiều chuyên gia y tế cho rằng, nhiều quốc gia có thu nhập thấp có thể không bao giờ đạt tỉ lệ tiêm chủng ngừa Covid-19 như mong muốn, trong bối cảnh nguồn tài trợ cần thiết từ Mỹ đã bị cạn kiệt, và các chính phủ và các nhà tài trợ đều chuyển sang các ưu tiên khác.

Tiêm vaccine phòng Covid-19 ở Quảng trường Kathmandu Durbar, Nepal. (Nguồn: EPA)
Tiêm vaccine phòng Covid-19 ở Quảng trường Kathmandu Durbar, Nepal. (Nguồn: EPA)

Những con số đáng ngại

Ông Isaac Adewole, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nigeria, hiện là cố vấn tại Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi, cho biết: “Thực tế là động lực để tiêm chủng đã không còn nữa".

Chỉ một số ít trong 82 quốc gia thu nhập thấp nhất thế giới - bao gồm Bangladesh, Bhutan, Campuchia và Nepal - đạt ngưỡng 70% dân số được tiêm chủng. Trong khi đó, khoảng 2/3 các nước giàu nhất thế giới đã đạt 70% (với Mỹ là 66 %).

Theo các chuyên gia y tế, việc từ bỏ mục tiêu bao phủ tiêm chủng trên toàn thế giới có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, như sự xuất hiện của các biến thể nguy hiểm mới, đe dọa những nỗ lực sống chung với virus corona của thế giới.

Ông Seth Berkley, giám đốc điều hành của Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI), tổ chức phi lợi nhuận điều hành cơ chế COVAX, cho biết: “Đại dịch này vẫn chưa kết thúc, vẫn còn xa lắm, và các quốc gia bắt buộc phải sử dụng những mũi tiêm sẵn có của mình để bảo vệ càng nhiều dân số càng tốt”.

Nhiều nước ở Đông Âu và Trung Đông gần đây đã giảm tỉ lệ tiêm chủng chống Covid-19, chỉ đạt dược mức 1/3 tổng dân số. Tuy nhiên, tỉ lệ thấp nhất vẫn là tại châu Phi.

Không đầy 17% dân số châu Phi được tiêm phòng Covid-19. Gần một nửa số liều vacine được gửi đến lục địa này đã không được sử dụng. Tháng 3 vừa qua, số liều tiêm trên lục địa này đã giảm 35% so với tháng 2. Các quan chức của WHO cho rằng việc các chiến dịch tiêm chủng hàng loạt đã được thay thế bằng các đợt quy mô nhỏ hơn ở một số quốc gia.

Theo một số chuyên gia y tế toàn cầu, năm thế giới đã bỏ lỡ cơ hội quan trọng khi không cung cấp đủ vaccine cho các quốc gia có thu nhập thấp vào thời điểm mà người dân đang rất lo sợ về Covid-19 và có động lực để tiêm chủng.

“Đã có lúc người dân rất muốn được tiêm vaccine, nhưng vaccine lại không có sẵn. Nhưng về sau, họ nhận ra rằng nếu không tiêm chủng, họ vẫn không chết”, ông Adewole cho biết.

‘Miễn dịch toàn cầu’ còn khả thi?

Chiến dịch tiêm chủng toàn cầu đã gặp trở ngại nhiều bởi sự thiếu hụt về kinh phí mua các thiết bị, phương tiện vận chuyển và nhân lực cần thiết để có được các mũi tiêm cho người dân.

Sự sụt giảm về nhu cầu tiêm vaccine trên thế giới đã khiến một số quan chức y tế và chuyên gia nghi hoặc và đặt câu hỏi liệu mục tiêu tiêm chủng 70% còn khả thi hay không.

Các khu vực như châu Phi thời gian qua ghi nhận số ca tử vong do Covid-19 thấp, nhiều nước cũng đã bắt đầu coi Covid-19 là bệnh không gây ra mối đe dọa nghiêm trọng. Vì vậy, một số nước châu Phi đã chuyển sang tập trung nguồn lực vào phòng chống các bệnh phổ biến hơn như HIV/AIDS, sởi...

Liên minh châu Phi (AU) vẫn đặt mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số vào cuối năm 2022. Nhưng với thực tế có nhiều quốc gia chậm sử dụng nguồn vaccine hỗ trợ từ các nước giàu, khối này cũng đã ngừng việc đặt thêm vaccine từ Johnson & Johnson và Moderna.

Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất vaccine ngừa Covid-19 lớn, như Viện Huyết thanh Ấn Độ và Bharat Biotech (Ấn Độ), cũng đã tạm dừng việc san xuất do nhu cầu mua thấp, cũng như lượng vaccine dự trữ quá nhiều.

Tuy nhiên, một số chuyên gia y tế vẫn khá lạc quan với mục tiêu ‘miễn dịch toàn cầu’. Ví dụ, mặc dù giảm so với đỉnh điểm của tháng 2, tỷ lệ tiêm vaccine mỗi ngày ở châu Phi vẫn khá cao. Bên cạnh đó, đầu tháng này, GAVI đã nhận được một loạt cam kết tài trợ mới trị giá 4,8 tỷ USD.

Ngoài ra, Mỹ cũng đã lên kế hoạch đồng tổ chức một hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Covid-19 vào tháng 5 tới, được hy vọng sẽ tạo thêm những động lực mới về tài trợ vaccine.

Tủ lạnh bảo quản vaccine Covid-19 của cơ chế COVAX, đặt tại Juba, Nam Sudan. (Nguồn: NY Times)
Tủ lạnh bảo quản vaccine Covid-19 được cung cấp theo cơ chế COVAX, đặt tại Juba, Nam Sudan. (Nguồn: NY Times)

Hướng đi mới?

Thực tế là các loại vaccine hiện tại khó có thể chống lại sự lây nhiễm của biến thể Omicron. Năm ngoái, khi các quốc gia châu Phi hạ Sahara không được ưu tiên trong việc nhận vaccine, ngày càng nhiều người châu Phi có được miễn dịch chống virus thông qua việc lây nhiễm tự nhiên.

Với những yếu tố này, một số chuyên gia y tế công cộng ở châu Phi cho rằng mục tiêu 70% không còn ý nghĩa, ít nhất đối với những người trẻ tuổi. Do vậy, người ta đặt câu hỏi có nên dồn nguồn lực vào tiêm chủng cho những người dễ bị tổn thương hay không.

Bà Katherine O’Brien, Giám đốc phụ trách về miễn dịch, tiêm chủng và sinh học của WHO, cho biết cơ quan này khuyến khích các quốc gia tập trung vào những công dân dễ bị tổn thương nhất thay vì tiêm chủng “ngẫu nhiên 70%” trong dân số của họ.

Khát vọng mà bà O’Brien nói luôn là "100% nhân viên y tế, 100% người lớn tuổi, 100% phụ nữ mang thai, 100% những người rơi vào nhóm có nguy cơ cao nhất."

Tất nhiên, các quốc gia có thể đưa ra quyết định về mục tiêu y tế mà họ muốn ưu tiên, nhưng sự hạn chế nguồn lực không nên là trở ngại cho việc tiêm chủng phòng Covid-19. “Thế giới có đủ nguồn lực để làm điều này, nếu các quốc gia muốn làm điều đó", bà nói.

Một số chuyên gia y tế công cộng nói rằng mặc dù ngưỡng tiêm chủng 70% dân số toàn cầu rõ ràng là không thể đạt được trước thời hạn ban đầu, tức tháng 6/2022, nhưng sẽ không khôn ngoan và thiếu đạo đức nếu từ bỏ mục tiêu đó.

Họ bày tỏ sự thất vọng về khoảng cách ngày càng lớn giữa các quốc gia giàu có trong việc tiêm chủng cho trẻ nhỏ và cung cấp liều vaccine thứ tư cho người lớn khỏe mạnh, trong khi có các khu vực mà phần lớn mọi người vẫn chưa được tiêm một liều.

Tiến sĩ Ayoade Alakija, đồng Chủ tịch chương trình phân phối vaccine của Liên minh châu Phi cho biết, mặc dù nhiều người ở châu Phi hạ Sahara đã bị nhiễm bệnh, nhưng những người này vẫn cần được tiêm vaccine đầy đủ để có khả năng miễn dịch toàn diện hơn.

Covid-19 ở Trung Quốc: Thượng Hải tăng số ca tử vong, Bắc Kinh ráo riết hành động khẩn

Covid-19 ở Trung Quốc: Thượng Hải tăng số ca tử vong, Bắc Kinh ráo riết hành động khẩn

Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đang đối mặt nguy cơ dịch Covid-19 lan rộng sau khi liên tiếp phát hiện nhiều ca mắc ...

Covid-19 thế giới: Ca mắc mới Covid-19 ở châu Á giảm mạnh, châu Âu giảm ít nhất

Covid-19 thế giới: Ca mắc mới Covid-19 ở châu Á giảm mạnh, châu Âu giảm ít nhất

Tuần qua, tính đến ngày 24/4, số ca mắc mới Covid-19 ở châu Á giảm mạnh nhất là 33%, sau đó là châu Mỹ 30% ...

(theo New York Times)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024, gần 29% tiêu Việt xuất khẩu cập bến thị trường Mỹ, ‘lép vế’ về giá trước hầu hết đối thủ

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024, gần 29% tiêu Việt xuất khẩu cập bến thị trường Mỹ, ‘lép vế’ về giá trước hầu hết đối thủ

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 103.000 - 104.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng vùn vụt, mục tiêu thu hẹp khoảng cách với thế giới thất bại, xu hướng đi lên còn nguyên?

Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng vùn vụt, mục tiêu thu hẹp khoảng cách với thế giới thất bại, xu hướng đi lên còn nguyên?

Giá vàng hôm nay 8/5/2024: Giá vàng trong nước tăng không ngừng, Fed phát tín hiệu rõ ràng, xu hướng đi lên của kim loại quý còn nguyên.
XSDN 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 8/5/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay 8/5/2024. KQXSDN thứ 4

XSDN 8/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Đồng Nai hôm nay - XSDN 8/5/2024. KQXSDN thứ 4. Ket qua xo so dong nai. xổ số Đồng Nai ngày ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 8/5/2024, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 5 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 8/5/2024, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 5 năm 2024

Lịch âm 8/5. Lịch âm hôm nay 8/5/2024? Âm lịch hôm nay 8/5. Lịch vạn niên 8/5/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
XSCT 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 8/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 8/5, Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay 8/5/2024. KQXSCT thứ 4

XSCT 8/5 - Trực tiếp kết quả xổ số Cần Thơ hôm nay - XSCT 8/5/2024. KQXSCT thứ 4. Ket qua xo so can tho. kết quả xổ số Cần ...
XSMB 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 8/5/2024. dự đoán XSMB 8/5/2024

XSMB 8/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 4 ngày 8/5/2024. dự đoán XSMB 8/5/2024

XSMB 8/5 - trực tiếp xổ số miền Bắc hôm nay 8/5/2024. dự đoán XSMB 8/5/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 4. xổ số hôm nay 8/5. SXMB ...
Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Tin thế giới 7/5: Chính phủ Nga từ chức; Tổng thống Mỹ làm phật lòng đồng minh châu Á; Israel 'khai hỏa' chiến dịch tấn công Rafah

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga, Mỹ-Nhật căng vì phát biểu của Tổng thống Biden, Israel tấn công Rafah là một số tin thế giới nổi bật 24h qua.
Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga lần thứ 5, hơn 2.500 người được mời tham gia

Chiều 7/5 theo giờ Việt Nam, lễ nhậm chức Tổng thống Nga của ông Vladimir Putin đã diễn ra tại Điện Kremlin.
Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Tìm kiếm sự thịnh vượng và ổn định ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Philippines thăm Canada

Ngoại trưởng Philippines Enrique A. Manalo bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tới Canada, sẽ lần lượt dừng chân tại Vancouver, Ottawa và Toronto.
Tấn công bằng dao ở bệnh viện Trung Quốc, 23 người thương vong

Tấn công bằng dao ở bệnh viện Trung Quốc, 23 người thương vong

Vào khoảng 13h20 ngày 7/5, giờ địa phương, đã xảy ra vụ tấn công bằng dao tại một bệnh viện ở tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc.
Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Tình hình Ukraine: Trung Quốc ủng hộ hội nghị hòa bình quốc tế, Mỹ vô tình để lộ việc xung đột sẽ không kết thúc năm nay

Mỹ cho rằng, Ukraine sẽ thực hiện một cuộc phản công mới vào năm 2025, sau khi nhận được khoản viện trợ quân sự trị giá 61 tỷ USD của Washington.
Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động

Chính quyền thành phố Johannesburg, Nam Phi phải chịu trách nhiệm về vụ cháy tòa nhà 5 tầng năm ngoái làm 76 người thiệt mạng và 85 người khác bị thương.
Thế chủ động của Tokyo

Thế chủ động của Tokyo

Công du 6 ngày tới Pháp, Brazil và Paraguay, Thủ tướng Kishida Fumio cho thấy sự chủ động và nỗ lực của Tokyo trong giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm chiến lược

Các nhà quan sát nhận định, những thách thức đáng kể vẫn tồn tại trong quan hệ Iraq-Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có vấn đề an ninh.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Ngoại trưởng Mỹ thăm Trung Quốc: Chuyến đi ‘giữ lửa’

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Antony Blinken tới Trung Quốc là tín hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Trung, song khó có thể tạo nên bước ngoặt nào đáng kể.
Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Thủ tướng Đức thăm Trung Quốc: Rủi ro hay bảo đảm?

Vừa thúc đẩy hợp tác, vừa thể hiện thái độ về thương mại và xung đột Nga-Ukraine là nhiệm vụ không dễ dàng với Thủ tướng Olaf Scholz ở Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Hé lộ những nhân tố chính làm thị trường vũ khí toàn cầu gia tăng chưa từng có

Theo tác giả bài viết trên trang Corriere della Sera (Italy), thế giới tăng chi tiêu quân sự làm thị trường vũ khí toàn cầu đẩy lên mức kỷ lục vào năm 2023.
Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon và cơ hội cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi

Thị trường carbon ra đời vào năm 1997 đã mang lại nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các nước khu vực Trung Đông - châu Phi.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD - Diễn đàn quan trọng để gắn kết

OECD được thành lập vào năm 1961, với sứ mệnh chính là tập hợp các nước có cam kết chặt chẽ với dân chủ và nền kinh tế thị trường.
Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Cuộc so tài giữa UAV và UGV trong xung đột Nga-Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine buộc hai bên phát triển các phương tiện mặt đất không người lái (UGV) và các thiết bị bay không người lái (UAV).
Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Tấn công cơ quan ngoại giao... không phải chuyện hiếm!

Những cuộc xâm nhập, tấn công vào cơ quan ngoại giao gây ra nhiều cuộc khủng hoảng trong quan hệ các nước không phải chuyện hiếm.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động