Một cậu bé ở Mỹ được tiêm vaccine của Pfizer vào ngày 9/11. (Nguồn: AP) |
Theo nguồn tin trên, đây sẽ là quyết định đầu tiên về việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em ở Canada, trong bối cảnh nước này đang ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 là trẻ em dưới 12 tuổi cao nhất từ đầu dịch.
Tháng trước, Thủ tướng Canada Justin Trudeau thông báo, Ottawa đã ký hợp đồng với Pfizer để bổ sung 2,9 triệu liều vaccine cho quốc gia Bắc Mỹ này, chuẩn bị cho chương trình tiêm chủng cho trẻ em.
Trước đó, ngày 29/10, Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ đã cấp phép sử dụng vaccine của Pfizer cho trẻ từ 5-11 tuổi.
Trong khi đó, theo báo The Economic Times, phát biểu tại lễ khai mạc Hội nghị cấp cao Đổi mới Toàn cầu năm 2021 của Liên minh Dược phẩm Ấn Độ (IPA) ngày 18/11, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết, nước này cam kết cung cấp 5 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 cho thế giới vào năm 2022.
Ông Modi cho hay, Ấn Độ đã xuất khẩu 65 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 đến gần 100 quốc gia trong năm nay và trong những tháng tới sẽ xuất khẩu nhiều hơn khi năng lực sản xuất vaccine tăng lên.
Liên quan tình hình dịch Covid-19 tại một số quốc gia, ngày 19/11, Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 ở mức trên 3.000 ca,cụ thể là 3.034 trường hợp, trong ngày thứ ba liên tiếp.
Trong khi đó, vào đầu tháng 11, số bệnh nhân Covid-19 nặng đã tăng lên hơn 400 ca, lần đầu tiên kể từ cuối tháng 8, gây áp lực về nhu cầu giường bệnh và nhân viên y tế.
Số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ sử dụng giường bệnh trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân Covid-19 ở thủ đô Seoul là 80,9% và vùng phụ cận là 78,2%. Tỷ lệ này trên cả nước là 63,8%. Tình hình này khiến cơ quan y tế Hàn Quốc đang phải tính đến việc tạm dừng kế hoạch "Sống chung với Covid-19".
Trước đó, KDCA cho biết sẽ tạm dừng kế hoạch "Sống chung với Covid-19" nếu tỷ lệ sử dụng giường bệnh trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt vượt ngưỡng 75%.
Tại Đức, Hội nghị trực tuyến giữa Thủ tướng Angela Merkel với thủ hiến 16 bang ngày 18/11 bàn về các biện pháp đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 đã nhất trí nhiều biện pháp dập dịch nghiêm ngặt trong bối cảnh số ca nhiễm mới liên tục gia tăng lên mức cao kỷ lục mới suốt nhiều ngày qua.
Các biện pháp mới được thông qua bao gồm yêu cầu tất cả người tới thăm và nhân viên các cơ sở dưỡng lão phải làm xét nghiệm hằng ngày. Các nhân viên đã tiêm đủ vẫn cần làm xét nghiệm 3 lần trong tuần.
Ngoài ra, Hội nghị cũng mở đường cho việc áp dụng quy tắc 2-G (chỉ nới lỏng với người đã tiêm và đã khỏi bệnh) trên cả nước, thậm chí có thể có thể thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt hơn như 2-G+ (cần thêm xét nghiệm) hoặc chặt chẽ hơn nữa, tuỳ thuộc vào tỷ lệ nhập viện trung bình 7 ngày/100.000 dân ở các bang.
Nếu tỷ lệ nhập viện vượt quá năng lực của các bệnh viện, các bang cần có biện pháp nghiêm ngặt hơn.
Hội nghị cũng kêu gọi tất cả những người chưa tiêm chủng thể hiện tinh thần đoàn kết và nhanh chóng đi tiêm.
Ngoài các biện pháp trên, các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh có thể tiếp tục được hỗ trợ kinh tế dài hơn.
Theo số liệu của các cơ quan y tế Đức thu thập tới tối 18/11, trong 24 giờ qua, nước Đức ghi nhận có thêm 63.505 ca nhiễm mới, số ca nhiễm trong một ngay cao nhất từ đầu dịch tới nay. Số ca tử vong trong ngày cũng tăng thêm 270 người.
| Các 'đại gia' Bắc Mỹ họp thượng đỉnh sau 5 năm, tìm cách tái thiết hậu khủng hoảng Ngày 18/11 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Tổng thống Mexico Lopez Obrador tại Nhà Trắng. |
| Covid-19 sáng 19/11: Mở rộng đối tượng nhập cảnh; 2 lưu ý điều trị F0 tại trạm y tế lưu động ở Hà Nội Nhiều tỉnh số ca F0 tăng vọt, Hà Nội lựa chọn phương án điều trị F0 không triệu chứng tại trạm y tế lưu động, ... |