Covid-19: Thủ tướng Campuchia tự cách ly; Đông Nam Á thêm ‘nóng’, Thủ đô Nga lại lập kỷ lục buồn, Trung Quốc hủy hơn 400 chuyến bay

Chu An
Trên trang Facebook cá nhân, Thủ tướng Campuchia cho biết ông đã có tiếp xúc không trực tiếp với bệnh nhân nhiễm Covid-19.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Covid-19: Thủ tướng Campuchia tự cách ly; Đông Nam Á thêm ‘nóng’, Thủ đô Nga lại lập kỷ lục buồn, Trung Quốc hủy hơn 400 chuyến bay
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tự cách ly 14 ngày do có tiếp xúc không trực tiếp với bệnh nhân nhiễm Covid-19. (Nguồn: VOV)

Ngày 19/6, theo thông tin trên trang Facebook cá nhân của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, người đứng đầu chính phủ Campuchia đã hủy tất cả kế hoạch các cuộc họp trực tiếp, trong đó có cuộc gặp với quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Anh, dự kiến diễn ra ngày 23/6 tới tại Cung Hòa Bình (thủ đô Phnom Penh).

Trên trang Facebook cá nhân, ông Hun Sen cho biết đã có tiếp xúc không trực tiếp với bệnh nhân nhiễm Covid-19. Do đó, các bác sĩ yêu cầu ông phải tự cách ly trong vòng 14 ngày.

Tuy nhiên, Thủ tướng Hun Sen khẳng định mặc dù một số cuộc gặp bị hủy song ông vẫn có thể làm việc từ xa với tất cả các bên qua hội đàm trực tuyến.

Trong ngày 19/6, Bộ Y tế Campuchia ghi nhận số ca tử vong do Covid-19 cao nhất từ trước đến nay với 20 trường hợp.

Trong khi đó, một quốc gia khác tại khu vực Đông Nam Á là Malaysia cùng ngày cũng đã thông báo ghi nhận thêm 5.911 ca nhiễm Covid-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm bệnh lên 691.115.

Bang Selangor tiếp tục là nơi ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 mới nhiều nhất với 2.111 ca, tiếp theo là bang Negeri Sembilan với 770 ca và bang Sarawak có 569 ca.

Bộ Y tế nước này cũng cho biết, trong 24h, Malaysia ghi nhận thêm 72 người không qua khỏi vì Covid-19, nâng tổng số người tử vong lên 4.348. Đáng chú ý, số ca tử vong có xu hướng gia tăng mạnh. Trong tháng 5, đã có 1.289 ca nhiễm Covid-19 tử vong và từ đầu tháng 6 tới nay, số ca tử vong đã lên tới 1.552.

Tính đến ngày 19/6, có 64.523 người tại Malaysia đang dương tính với SARS-CoV-2 trong đó có 886 bệnh nhân phải điều trị tích cực và 441 bệnh nhân phải đặt nội khí quản.

* Bộ Y tế Indonesia cùng ngày thông báo có thêm 12.906 ca nhiễm mới Covid-19, nâng tổng số ca mắc lên 1.976.172 ca. Số ca tử vong cũng tăng thêm 248 ca lên 54.291.

Đặc biệt, trong 24 giờ qua, thủ đô Jakarta ghi nhận 4.985 ca mắc mới, tiếp đó là Tây Java với 2.104 ca, Trung Java 1.877 ca và Đông Java 693 ca.

* Tình hình dịch Covid-19 tại Nga đang diễn biến hết sức phức tạp khi nước này ngày 19/6 ghi nhận thêm 17.906 ca mắc mới, trong đó riêng thủ đô Moscow có tới hơn 9.000 ca.

Theo cơ quan thống kê nhà nước, trong 24 giờ qua, Moscow ghi nhận 9.120 ca mắc mới, là ngày thứ hai liên tiếp số ca mắc mới tại thủ đô của Nga tăng cao kỷ lục.

Thị trưởng Sergei Sobyanin cho rằng sở dĩ số ca mắc tăng vọt là do sự xuất hiện của biến thể Delta (xuất hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ) của virus SARS-CoV-2.

Hiện tổng số ca mắc Covid-19 trên cả nước đã lên tới 5.299.215 ca. Cũng trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận thêm 466 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 128.911 ca.

Tính từ tháng 4/2020 đến tháng 4 năm nay, Nga đã ghi nhận khoảng 270.000 ca tử vong liên quan đến Covid-19.

Covid-19: Thủ tướng Campuchia tự cách ly; Đông Nam Á thêm ‘nóng’, Thủ đô Nga lại lập kỷ lục buồn, Trung Quốc hủy hơn 400 chuyến bay
Nhân viên y tế vận chuyển một bệnh nhân Covid-19 vào bệnh viện ở Moscow, Nga, tháng 10/2020. (Nguồn: AFP)

* Trong khi đó, dịch bệnh tiếp tục có chuyển biến tích cực tại Italy. Theo đó, kể từ ngày 21/6, cả nước Italy, trừ khu vực Val d'Aosta, sẽ được xác định là vùng có nguy cơ thấp (vùng trắng) về Covid-19.

Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza đã ký sắc lệnh trên ngày 18/6, trong bối cảnh nước này liên tục có số ca mắc mới hàng ngày ở mức thấp nhất trong số các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Phát biểu tại một cuộc họp báo, Giám đốc phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế Italy Gianni Rezza nhấn mạnh, dịch Covid-19 có diễn biến tích cực là nhờ việc thực hiện các biện pháp thận trọng song song với chiến dịch tiêm chủng. Tuy nhiên, ông cũng nói rõ rằng "dịch bệnh vẫn chưa kết thúc và chúng ta phải tiếp tục chiến dịch tiêm chủng với tốc độ tối đa".

Trong khi đó, Chủ tịch Viện Y tế Cấp cao (ISS) Silvio Brusaferro giải thích rằng các số liệu thống kê đều cho thấy số ca mắc Covid-19 đã giảm ở tất cả các khu vực tại Italy.

Tỷ lệ tử vong vì Covid-19 tiếp tục giảm khi số người được tiêm chủng tăng lên. Tỷ lệ bị mắc Covid-19 sau khi được tiêm chủng cũng ở mức rất thấp.

Tuy nhiên ISS cũng cảnh báo rằng dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc và sự xuất hiện của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 tại Italy là đặc biệt đáng lo ngại, do biến thể này có thể vô hiệu hóa khả năng bảo vệ của vaccine ngừa Covid-19.

* Ngày 19/6, sân bay ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, đã phải hủy gần 400 chuyến bay và thắt chặt kiểm soát nhập cảnh sau khi một nhân viên nhà hàng có kết quả xét nghiệm dương tính với biến thể Delta.

Trong tuyên bố, tập đoàn Sân bay Thâm Quyến nêu rõ mọi người dân ra vào sân bay này đều phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong 48 giờ qua. Các biện pháp hạn chế nhập cảnh có hiệu lực từ 13h chiều 19/6. Hành khách sẽ được hoàn tiền vé máy bay mà không bị phạt.

Trước đó, các quan chức y tế thành phố cho biết một nữ phục vụ 21 tuổi tại Sân bay quốc tế Baoan Thâm Quyến đã bị nhiễm biến thể Delta. Ca nhiễm này được phát hiện trong một cuộc xét nghiệm định kỳ dành cho nhân viên sân bay vào ngày 17/6.

Trong ngày 18/6, Trung Quốc đại lục ghi nhận 30 ca mắc mới, tăng 23 ca so với 1 ngày trước đó. Trong số các ca mắc mới có 6 ca lây nhiễm trong cộng đồng ở tỉnh Quảng Đông.

* Kể từ ngày 1/7, người dân Thái Lan trở về từ nước ngoài bằng đường hàng không và đường biển sẽ phải tự chi trả chi phí cách ly 14 ngày tại các cơ sở cách ly thay thế của tư nhân, ngoại trừ công chức đi làm nhiệm vụ và những người thuộc diện “dễ bị tổn thương”.

Theo Trung tâm Xử lý Tình hình Covid-19 (CCSA) Thái Lan, kể từ thời điểm nói trên, chính phủ sẽ dừng việc cung cấp nơi cách ly cho người dân trở về từ nước ngoài bằng đường hàng không và đường biển và những cơ sở cách ly thay thế do tư nhân vận hành sẽ là lựa chọn duy nhất.

Tuy nhiên, đối với những người nhập cảnh bằng đường bộ, chính phủ sẽ vẫn tiếp tục tài trợ chi phí cho các cơ sở cách ly tại các tỉnh biên giới.

Ngày 19/6, Bộ Y tế Thái Lan cho biết đã ghi nhận thêm 3.667 ca mắc mới cùng 32 trường hợp tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số các ca nhiễm từ trước tới nay lên 214.449 ca, trong đó có 1.609 ca tử vong.

Thủ đô Bangkok vẫn là địa phương có số lượng các ca mắc mới cao nhất với 1.218 ca, tiếp theo là các tỉnh Samut Prakan (495 ca), Samut Sakhon (171 ca), Pathum Thani (167 ca) và Chon Buri (145 ca)…

Tính đến ngày 18/6, Thái Lan đã tiêm được 7,48 triệu liều vaccine ngừa Covid-19, trong đó 5,43 triệu liều là mũi đầu tiên và 2,04 triệu liều là mũi thứ hai.

Chính phủ Thái Lan hiện có kế hoạch tiêm khoảng 10 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 vào tháng 7/2021, trong đó thủ đô Bangkok sẽ chiếm phần lớn và ít nhất 70% cư dân tại hòn đảo nghỉ dưỡng Phuket được tiêm mũi thứ hai.

CCSA đã điều chỉnh kế hoạch mua sắm vaccine ngừa Covid-19 từ 100 triệu liều trong năm 2021 lên 150 triệu liều vào cuối năm 2022. Hiện Chính phủ Thái Lan đã mua hoặc đăng ký mua 105,5 triệu liều vaccine, trong đó có 61 triệu liều AstraZeneca, 19,5 triệu liều Sinovac, 20 triệu liều của Pfizer-BioNTech và 5 triệu liều của Johnson & Johnson.

Thái Lan cũng sẽ đặt hàng thêm 28 triệu liều vaccine từ Sinovac và 22 triệu liều từ các nhà sản xuất khác. Việc tăng lượng mua là để đối phó với những đột biến của virus gây bệnh Covid-19 và nhu cầu tiêm liều vaccine tăng cường thứ ba.

* Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hối thúc các nước cần cẩn trọng trong việc cho phép cổ động viên bóng đá vào sân xem các trận trong khuôn khổ EURO 2020 trong khi vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch.

Trả lời với phóng viên sau cuộc hội đàm với Tổng thống Macron ngày 18/6 tại thủ đô Berlin, Thủ tướng Merkel nhấn mạnh dù tỷ lệ lây nhiệm tại nhiều nước châu Âu đã giảm, song các quốc gia không thể lơ là mất cảnh giác.

Bà viện dẫn như trường hợp tình hình dịch bệnh đã chuyển xấu nhanh chóng tại Lisbon (Bồ Đào Nha) khi các nhà chức trách sớm nới lỏng các biện pháp phòng dịch.

Theo bà Merkel, tỷ lệ người đã hoàn thành việc tiêm chủng tại các nước châu Âu vẫn ở mức thấp, do vậy việc đảm bảo an toàn phòng dịch vẫn là cần thiết, đặc biệt tại các sự kiện lớn như EURO 2020.

Trong khi đó, Tổng thống Macron bày tỏ tin tưởng ban tổ chức EURO 2020 sẽ cẩn trọng trong việc phòng chống dịch.

Ông Macron nhấn mạnh các nhà chức trách giám sát chặt chẽ việc thực hiện phòng dịch của các đội tuyển, đặc biệt là tình hình dịch tại Anh với số ca mắc biến thể Delta tăng mạnh trong thời gian qua.

TIN LIÊN QUAN
Báo chí thời Covid-19: Gặp khó nhưng không nản lòng
Hà Nội cân nhắc kỹ lưỡng thời điểm mở lại các hoạt động thể thao ngoài trời
Covid-19 ở Đông Nam Á: Số ca tử vong tăng cao, Campuchia phát hiện nhiều ca mắc biến thể Delta; Philippines ghi nhận gần 7.000 ca mắc mới
Tin bất động sản mới nhất: ‘Hết thời’, phố cổ Hà Nội giảm kịch sàn vẫn ế dài; đất nền đã lên thì khó hạ; 3 áp lực lớn với thị trường
(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Covid-19

Đọc thêm

Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Vụ Triều Tiên phóng tên lửa: Hàn Quốc họp khẩn, cùng Mỹ-Nhật Bản tỏ thái độ, vũ khí này là gì?

Tên lửa mà Triều Tiên phóng vào ngày 6/1 được cho là có những đặc điểm tương tự loại tên lửa siêu thanh tầm trung mà Triều Tiên đã từng ...
Dự báo tiềm năng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025, có khó khăn liên quan ông Trump

Dự báo tiềm năng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2025, có khó khăn liên quan ông Trump

Mối đe dọa chính đối với việc thực hiện các kế hoạch kinh tế của Trung Quốc là các cú sốc bên ngoài, đặc biệt là việc tăng thuế của ...
Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Tàu chiến đổ bộ Type 076 của Trung Quốc sẵn sàng chinh phục đại dương

Một chuyên gia quân sự Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh có thể đưa vào hoạt động chiếc tàu đầu tiên trong loạt tàu tấn công đổ bộ mới vào ...
Công nghệ số là cơ hội lớn để mỗi nước tạo ra bước nhảy vọt, trong đó Việt Nam là quốc gia tiêu biểu

Công nghệ số là cơ hội lớn để mỗi nước tạo ra bước nhảy vọt, trong đó Việt Nam là quốc gia tiêu biểu

Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò nước chủ nhà hoặc đồng tổ chức các sự kiện quốc tế, trong đó có việc đăng cai tổ chức Diễn đàn chính ...
Tình hình Venezuela: Chính phủ sẵn sàng cho lễ nhậm chức Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rắn với phe đối lập

Tình hình Venezuela: Chính phủ sẵn sàng cho lễ nhậm chức Tổng thống, Chủ tịch Quốc hội tuyên bố rắn với phe đối lập

Chính phủ Venezuela thông báo đang tiến hành những bước chuẩn bị cuối cùng cho lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ ba của Tổng thống Nicolas Maduro.
Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka tổ chức Xuân Quê hương 2025

Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka tổ chức Xuân Quê hương 2025

Đại sứ Trịnh Thị Tâm mong muốn trong năm 2025, cộng đồng người Việt tại Sri Lanka tiếp tục đoàn kết, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân ...
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Ngoại giao Ấn Độ khẳng định vị thế cường quốc chủ chốt trong kỷ nguyên đa cực

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Phiên bản di động