Nhỏ Bình thường Lớn

CPTPP có hiệu lực tại Malaysia từ ngày 29/11, Peru cũng hưởng lợi?

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Malaysia (MITI) Mohamed Azmin Ali cho biết, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ bắt đầu có hiệu lực tại quốc gia Đông Nam Á này từ ngày 29/11 tới.
CPTPP có hiệu lực tại Malaysia từ ngày 29/11, Peru cũng hưởng lợi?
CPTPP bắt đầu có hiệu lực đối với Malaysia từ cuối tháng 11/2022. (Nguồn: Business Korea)

Phát biểu trong phiên họp Quốc hội ngày 6/10, ông Azmin Ali cho hay, tất cả các sửa đổi pháp lý liên quan đến CPTPP đã được Malaysia hoàn tất, trong đó, một số ngoại lệ cùng sự linh hoạt liên quan đến quyền của người Malaysia bản địa (người Bumiputera) và một số thành tố mang tính bản địa theo CPTPP cũng được chấp nhận.

Bộ trưởng Azmin Ali cũng chia sẻ, ngoài Malaysia tất cả các nước thành viên khác của CPTPP không có giai đoạn chuyển tiếp đối với giá trị ngưỡng thu nhập.

Theo quan chức này, Malaysia có 9 năm để thực hiện quá trình chuyển đổi trong lĩnh vực dịch vụ, 7 năm cho lĩnh vực hàng hóa và 20 năm đối với lĩnh vực xây dựng.

Ông cũng cho hay, do giai đoạn chuyển đổi diễn ra trong thời gian dài nên MITI đã bàn thảo với Bộ Tài chính nhằm xác định các động lực, nội dung cần chuẩn bị cho các doanh nghiệp nước này, nhất là các doanh nghiệp liên quan tới Bumiputera để sẵn sàng tham gia CPTPP.

Cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại thương Peru Roberto Sánchez nhấn mạnh: "Việc Malaysia phê chuẩn CPTPP ngày 5/10 vừa qua có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Peru và có giá trị tương đương với việc đạt được một hiệp định thương mại tự do giữa hai nước, trong đó gần 90% hàng hóa xuất khẩu của Peru sang Malaysia sẽ được miễn thuế ngay lập tức.

Ngoài ra, sự kiện này sẽ cho phép Peru tăng cường sự hiện diện ở thị trường châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á".

Năm 2021, xuất khẩu của Peru sang Malaysia đạt hơn 100 triệu USD, trong đó các sản phẩm phi truyền thống có giá trị gia tăng cao đạt khoảng 25%.

CPTPP là hiệp định thương mại tự do loại bỏ 95% thuế quan giữa 11 nền kinh tế thành viên.

CPTPP có hiệu lực đối với Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore vào tháng 12/2008, đối với Việt Nam vào tháng 1/2019 và Peru vào tháng 9/2021.

Hiện nay, Brunei và Chile là những quốc gia thành viên còn lại chưa hoàn thành quy trình phê chuẩn tương ứng.

Chính phủ Malaysia nhất trí phê chuẩn CPTPP

Chính phủ Malaysia nhất trí phê chuẩn CPTPP

Trong tuyên bố ngày 5/10, Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia (MITI) cho biết, chính phủ nước này đã nhất trí phê ...

Anh muốn trở thành nước châu Âu đầu tiên gia nhập CPTPP

Anh muốn trở thành nước châu Âu đầu tiên gia nhập CPTPP

Bên cạnh CPTPP, Anh cũng nỗ lực đạt được "sự hiện diện rộng rãi nhất, hội nhập sâu nhất tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ...

Xuất khẩu ngày 26-28/8: Tám tháng năm 2022, Việt Nam xuất siêu 3,96 tỷ USD; thị trường CPTPP chuộng cá tra Việt

Xuất khẩu ngày 26-28/8: Tám tháng năm 2022, Việt Nam xuất siêu 3,96 tỷ USD; thị trường CPTPP chuộng cá tra Việt

Tám tháng năm 2022, Việt Nam xuất siêu 3,96 tỷ USD; thị trường CPTPP chuộng cá tra Việt... là những tin nổi bật trong bản ...

Xuất khẩu ngày 22-26/8: Tính 'đường dài' cho sầu riêng, chanh leo vào Trung Quốc; 'trái ngọt' từ CPTPP

Xuất khẩu ngày 22-26/8: Tính 'đường dài' cho sầu riêng, chanh leo vào Trung Quốc; 'trái ngọt' từ CPTPP

7 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu sang CPTPP tăng gần 22%; Trung Quốc có thể là điểm sáng cho xuất khẩu thủy sản ...

Costa Rica đề nghị gia nhập CPTPP, muốn tăng cường quan hệ thương mại với châu Á

Costa Rica đề nghị gia nhập CPTPP, muốn tăng cường quan hệ thương mại với châu Á

Ngày 10/8, Tổng thống Costa Rica Rodrigo Chaves tuyên bố, nước này chính thức đề nghị gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và ...

(theo TTXVN)