Nhỏ Bình thường Lớn

Kinh tế Singapore gian nan tìm hướng phục hồi

TGVN. Ngày 23/11, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sing cho biết, quốc gia này vẫn còn một chặng đường dài để phục hồi kinh tế khi GDP quý III/2020 đang giảm với tốc độ chậm hơn so với dự báo.
Kinh tế Singapore gian nan tìm hướng phục hồi
Kinh tế Singapore đã có bước ngoặt trong quý III/2020. (Nguồn: AP)

Theo công bố của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore, GDP của nước này giảm 5,8% trong quý III/2020 so với cùng kỳ năm trước. Con số này thấp hơn nhiều so với dự báo suy giảm tới 7% trước đó.

So với quý II/2020, GDP quý III/2020 của Singapore tăng 9,2%. Trong quý II, nước này ghi nhận GDP sụt giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2019, mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1990.

Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore cũng dự báo, kinh tế nước này suy giảm khoảng 6-6,5% năm nay, lạc quan hơn so với mức dự báo 5-7% trước đó. Bên cạnh đó, các nhà hoạch định chính sách cũng đưa ra cái nhìn sơ lược về dự báo kinh tế của đất nước này năm 2021 và cho rằng, nền kinh tế dự kiến ​​sẽ tăng trưởng từ 4-6% trong năm tới.

Theo Bộ trưởng Chan Chun Sing, các số liệu kinh tế mới nhất cho thấy, kinh tế Singapore đang "đi đúng hướng, chậm mà chắc". Nhưng khi tình hình đã dần cải thiện, quốc gia này vẫn còn nhiều việc phải làm.

Cụ thể, Ông Chan nêu ra 4 yếu tố tác động đến tốc độ phục hồi kinh tế trong nước.

2 yếu tố đầu tiên nằm trong tầm kiểm soát của Singapore là tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 và khả năng của các doanh nghiệp, người lao động thích ứng với tình hình bình thường mới.

“Nếu Singapore có thể tiếp tục giữ tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 ở mức thấp, đất nước sẽ có thể có nhiều hoạt động hơn và tăng cường tương tác với phần còn lại của thế giới. Điều này sẽ đòi hỏi sự hợp tác của người dân trong việc tuân thủ các biện pháp hiện hành.

Singapore đã làm tốt và phải tiếp tục duy trì đà phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, không được tự mãn. Nhiều quốc gia trên thế giới đã chứng kiến ​​số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến trở lại, ngay cả những nước đã thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh trước đó", Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore nói.

Ông Chan cũng tiết lộ rằng, các biện pháp và chương trình được đưa ra để giúp các doanh nghiệp và người lao động đối phó với đại dịch Covid-19 đã bắt đầu gặt hái được kết quả.

2 yếu tố tiếp theo nằm ngoài tầm kiểm soát của Singapore là động lực địa chính trị giữa các nước lớn như Mỹ và Trung Quốc và làn sóng lây nhiễm Covid-19 mới trên toàn cầu.

"Hiện vẫn chưa biết vị Tổng thống thứ 46 của Mỹ sẽ tiếp cận với Trung Quốc như thế nào nhưng chúng tôi hy vọng, cả hai bên sẽ giảm bớt căng thẳng và trở lại trật tự kinh tế toàn cầu cởi mở và bao trùm hơn. Bên cạnh đó, việc các quốc gia phải tái áp dụng các lệnh phong tỏa vì làn sóng bùng phát dịch bệnh mới sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế có định hướng xuất khẩu như Singapore", ông Chan nói.

Đưa ra nhận định về vaccine Covid-19, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore cảnh báo, dù tâm lý lạc quan về tiến độ phát triển của vaccine đang xuất hiện trên thế giới thì đây cũng không phải là cách giúp "xua tan" nhanh chóng dịch bệnh và những thiệt hại về kinh tế như nhiều người mong đợi. Việc sản xuất đủ liều lượng, sau đó phân phối và tiêm chủng cho một lượng lớn dân số trên thế giới sẽ mất nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm.

Bộ trưởng Chan cũng cho rằng, ngay cả khi nền kinh tế đang có bước ngoặt, Singapore vẫn còn một chặng đường dài để phục hồi kinh tế. Sẽ mất nhiều thời trước khi nền kinh tế Singapore trở lại mức trước tăng trưởng trước Covid-19. Bên cạnh đó, ngay cả khi phục hồi, nền kinh tế sẽ thay đổi vĩnh viễn.

“Khi lớp bụi lắng xuống, nền kinh tế sẽ không giống như trước đại dịch Covid-19. Một trạng thái cân bằng mới và một sân chơi mới sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, nếu Singapore quản lý tốt các yếu tố có thể kiểm soát và giảm thiểu rủi ro của những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát thì quốc gia này có thể phục hồi nhanh chóng hơn", ông Chan nói.

Bộ trưởng Chan thông tin, để thiết lập nền tảng cho thành công về kinh tế của Singapore từ ngắn hạn đến trung hạn, Chính phủ sẽ nỗ lực thực hiện một số biện pháp, bao gồm phòng, chống Covid-19; từng bước khôi phục các hoạt động trong nước, mở cửa biên giới và thu hút các công ty hàng đầu đầu tư vào Singapore.

Chính phủ cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp bao gồm giúp các công ty tìm kiếm các nguồn doanh thu mới, đồng thời phát triển hệ thống nhân tài và mạng lưới nhân tài trên khắp thế giới.

Song song với đó là tìm cơ hội cho các Hiệp định Thương mại tự do mới và các Hiệp định Kinh tế Kỹ thuật số để các công ty có trụ sở bên ngoài Singapore có cơ hội tiếp cận thế giới nhiều hơn.

Xuất nhập khẩu ngày 21-23/11: Việt Nam xuất siêu 19,42 tỷ USD, người Việt chi gần 1,9 tỷ USD để mua ô tô 'ngoại'

Xuất nhập khẩu ngày 21-23/11: Việt Nam xuất siêu 19,42 tỷ USD, người Việt chi gần 1,9 tỷ USD để mua ô tô 'ngoại'

TGVN. Xuất siêu 19,42 tỷ USD tính đến ngày 15/11, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam, người ...

APEC 2020: Thương mại tự do và đổi mới kỹ thuật số là 'phương tiện' để phục hồi kinh tế hậu Covid-19

APEC 2020: Thương mại tự do và đổi mới kỹ thuật số là 'phương tiện' để phục hồi kinh tế hậu Covid-19

TGVN. Ngày 20/11, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã cùng các nhà lãnh đạo ở hai bờ Thái Bình Dương ký một tuyên bố tập ...

G20 - Chung tay đưa kinh tế thế giới vượt qua khó khăn và những đóng góp của Việt Nam

G20 - Chung tay đưa kinh tế thế giới vượt qua khó khăn và những đóng góp của Việt Nam

TGVN. Dự kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự cả hai phiên thảo luận của Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần này với ...

(theo Channel News Asia)

Tin cũ hơn

Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc Thúc đẩy năng lượng tái tạo: Câu chuyện truyền cảm hứng từ Trung Quốc
Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu
Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump Một nước Đông Nam Á lo không đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế vì ông Trump
Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi Kinh tế thế giới nổi bật: Khí đốt Nga qua Ukraine vào châu Âu ổn định, Mỹ đối mặt cú sốc tiêu cực, Trung Quốc-EU đàm phán lợi ích cốt lõi
Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow Nga tung đòn lên uranium - điểm yếu của Mỹ, Washington vẫn phải 'cậy nhờ' nhiên liệu chiến lược từ Moscow
Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui Giá vàng hôm nay 21/11/2024: Giá vàng 'lấp lánh', nhà đầu tư tăng mua vì xung đột Nga-Ukraine nóng lên, USD thoái lui
Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ Sở hữu 'con bài mặc cả' với ông Trump, Đức tự tin chặn đứng dòng chảy LNG từ Nga, mở cửa đón hàng Mỹ
Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử? Thông tin liên quan đến ông Trump kéo Bitcoin tăng 'chóng mặt', có nên cuốn theo cơn sốt tiền điện tử?
Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc Khí đốt Nga sắp được chuyển thẳng đến các hộ gia đình Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường Giá vàng hôm nay 20/11/2024: Giá vàng 'nóng' trở lại, tăng tiền triệu, 'tay to' sắp bước vào và khuấy động thị trường
Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn Cổ phiếu Boeing tăng 2,6% bất chấp thông báo sa thải quy mô lớn
G20 ra quyết định lịch sử, mang lại chiến thắng cho Tổng thống Brazil, giới siêu giàu bị gọi tên G20 ra quyết định lịch sử, mang lại chiến thắng cho Tổng thống Brazil, giới siêu giàu bị gọi tên