Cuộc cách mạng mang tên Dữ liệu lớn

Theo đánh giá mới đây của trang công nghệ Mashable, "Dữ liệu lớn" (Big Data) là một trong sáu xu hướng công nghệ trong năm 2015 sẽ làm thay đổi tương lai loài người.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
"Dữ liệu lớn" ra đời cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin. (Ảnh minh họa)

Theo đó, "Dữ liệu lớn" là một khái niệm quan trọng và rất được quan tâm trong mấy năm trở lại đây trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống xã hội, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa - xã hội. Hiểu một cách chung nhất, đây là thuật ngữ chỉ tập hợp dữ liệu lớn và phức tạp đến mức khó có thể xử lý bằng các công cụ hay ứng dụng quản trị và phân tích dữ liệu truyền thống. Mục đích xử lý các "Dữ liệu lớn" là để phục vụ cho nhu cầu phát triển của nhân loại.

Bối cảnh ra đời

"Dữ liệu lớn" liên quan đến ba bối cảnh chính.

Một là, "Dữ liệu lớn" tồn tại ngày càng nhiều quanh ta như một hiện thực khách quan trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, chủ yếu xuất phát từ các giao dịch thương mại, các mạng xã hội như Twitter, Facebook, các phương tiện lưu trữ số liệu xã hội như các máy móc thu/phát hay thiết bị cảm biến… Cùng với sự phát triển của cuộc sống xã hội hiện đại, tốc độ tri thức được tạo ra là rất lớn.

Hai là, "Dữ liệu lớn" ra đời cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin. Nếu như đến năm 2000, mới chỉ khoảng 1/4 tri thức của nhân loại được số hóa thì 15 năm sau, hầu hết tri thức của nhân loại đã được lưu trữ trong các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại, tạo điều kiện dễ dàng cho việc xử lý và lưu trữ. Điều này rất khác với hoàn cảnh mấy chục năm trước, khi khả năng kiểm tra đối tượng trong nhiều tập hợp cần quan tâm là điều khó khả thi.

Ba là, việc xử lý "Dữ liệu lớn" gắn liền với nhu cầu giải quyết nhiều quan tâm của xã hội khi phương tiện truyền thống khác như xác suất, thống kê, phương pháp suy luận thông thường tỏ ra thiếu hiệu quả và không chính xác, kể cả khi đã sử dụng các lý thuyết hiện đại mà con người có thể nghĩ ra được cho đến nay. Có thể nói, việc ra đời ứng dụng "Dữ liệu lớn" đã làm thay đổi một cách cơ bản phương thức con người đánh giá tình hình và ra quyết định trong tổ chức đời sống xã hội.

Vai trò đầu tàu của Mỹ

Mỹ hiện là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này dựa vào sức mạnh to lớn trong sáng chế, công nghệ cũng như nhu cầu của nước này trong các hoạt động đối nội và đối ngoại. Ngày 29/3/2012, Văn phòng chính sách khoa học và công nghệ thuộc Văn phòng điều hành của Tổng thống Mỹ đã công bố 84 chương trình về "Dữ liệu lớn" thuộc sáu bộ của chính quyền liên bang. Những chương trình này đề cập thách thức và cơ hội của cuộc cách mạng "Dữ liệu lớn" và xem việc tìm lời giải cho vấn đề "Dữ liệu lớn" là trách nhiệm của các cơ quan Chính phủ cũng như của việc đổi mới và khám phá khoa học.

Một số cơ quan của Mỹ đã chi nhiều tiền cho việc xử lý "Dữ liệu lớn" là Bộ Quốc phòng (nhằm đánh giá các tình huống phức tạp để hỗ trợ tác chiến, thay thế cho những công việc tốn kém và chậm chạp do con người làm), Bộ Năng lượng (nhiều chương trình được xây dựng nhằm tạo ra khả năng dẫn đầu về các kỹ thuật quản lý, hiển thị và phân tích dữ liệu lớn), các cơ quan liên quan đến dự báo thời tiết...

Ngoài ra có nhiều chương trình ở các lĩnh vực khác như an ninh quốc gia (từ phân tích và dự báo các thảm họa thiên nhiên đến các vụ tấn công khủng bố), dịch vụ cho sức khoẻ con người (ngăn chặn và điều khiển dịch bệnh, chế tạo thuốc...), nghiên cứu không gian, nghiên cứu Trái đất...

Một ví dụ điển hình trong ứng dụng "Dữ liệu lớn" tại Mỹ là việc Tổng thống Barack Obama dùng công nghệ khai phá dữ liệu (data mining) để chiến thắng trong cuộc chạy đua với ứng cử viên Đảng Cộng hòa Mitt Romney vào Nhà Trắng năm 2012. Ông Obama đã sử dụng một đội ngũ gần 150 kỹ thuật viên từ đầu năm tranh cử để thu thập và tạo ra một cơ sở dữ liệu lớn chứa tiểu sử riêng của các cử tri tiềm năng từ nhiều nguồn mạng xã hội đa dạng (trong đó có 16 triệu người đăng ký Twitter của Obama - so với 500 nghìn người đăng ký với Romney). Trên cơ sở phân tích các nhu cầu của cử tri, đội quân của Obama đã đưa ra những hình thức vận động thích hợp với cử tri, góp phần đáng kể vào chiến thắng cuối cùng.

Tuy nhiên, tính nhạy cảm quanh thông tin cá nhân và an ninh là trở ngại trong việc ứng dụng "Dữ liệu lớn" tại Mỹ. Thêm một thách thức lớn khác đến từ vấn đề nhân sự. Người đủ kỹ năng để vận hành các ứng dụng "Dữ liệu lớn" hiện đang rất thiếu. Vào năm 2018, chỉ riêng Mỹ sẽ thiếu khoảng 140.000-190.000 người được đào tạo phân tích sâu và khoảng 1,5 triệu người có kỹ năng quản lý, định lượng để có thể phác thảo khung và đọc các phân tích hiệu quả, làm nền tảng đưa ra các quyết định.

Cơ hội cho Việt Nam

Việt Nam đang có nhu cầu rất lớn đối với việc tiếp cận và xử lý "Dữ liệu lớn". Thứ nhất, trong một nền kinh tế đang phát triển nhanh, việc áp dụng "Dữ liệu lớn" của Việt Nam là rất cần thiết. Thứ hai, Việt Nam cũng có nhu cầu cao trong việc xử lý "Dữ liệu lớn" để ứng phó với biến đổi khí hậu. Thứ ba, ứng dụng xử lý "Dữ liệu lớn" giúp cho Việt Nam giải quyết các bài toán quản lý hành chính, giao thông, phát triển dịch vụ…

Với hơn 36 triệu người dùng Internet, Việt Nam đứng trước một cơ hội vô cùng to lớn về việc khai thác "Dữ liệu lớn". Đặc biệt, giai đoạn 2014-2016, xu hướng mobile và lượng người dùng Internet 3G sẽ tiếp tục tăng mạnh. Các dịch vụ cung cấp nội dung trên nền mạng viễn thông (OTT) và truyền thông xã hội đóng góp hơn 80% phương thức giao tiếp online, video online và nội dung số mobile. Điều này góp phần đẩy mạnh xu hướng truyền thông đa phương tiện, đa màn hình sẽ bùng nổ với độ phủ sóng cao. Việt Nam sẽ là một kho dữ liệu vô cùng lớn cho việc ứng dụng "Dữ liệu lớn". Trong tương lai gần, Việt Nam có tiềm năng trở thành nhà cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin, từ phát triển phần mềm phức tạp cho đến phân tích dữ liệu.

Đầu tư của các doanh nghiệp lớn trên thế giới cho "Dữ liệu lớn" hiện nay có thể lên đến 80-90% tổng đầu tư cho công nghệ thông tin. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc đầu tư và áp dụng còn quá ít ỏi và sơ sài.

Mặt khác, bản thân việc áp dụng "Dữ liệu lớn" nói chung và với Việt Nam nói riêng cũng tiếp tục đứng trước thách thức về khoa học. Dự báo của Gartner, công ty tư vấn và nghiên cứu công nghệ thông tin hàng đầu thế giới, cho rằng đến cuối năm 2015, có thể có khoảng 85% trong số các công ty lớn nhất của Mỹ thất bại trong việc khai thác "Dữ liệu lớn" do phương pháp và kỹ thuật chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, trong khi đó lại chưa thể áp dụng được phương pháp mới thay thế.

Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề công nghệ cần phải được giải quyết để khai thác hết "Dữ liệu lớn". Chẳng hạn, phải có những phương tiện để thu thập thật nhiều dữ liệu và phải có nơi để chứa chúng. Hạ tầng công nghệ thông tin của các trường đại học ở Việt Nam hiện nay hầu như không đủ mạnh để có thể lưu trữ các dữ liệu lớn. Hơn hết, việc tiếp cận dữ liệu cần phải được mở rộng.

Việc áp dụng công nghệ thông tin ở mức độ cao cũng đặt ra những áp lực cho Việt Nam từ các góc độ chi phí, khả năng kết nối, rủi ro khi gặp tai nạn hoặc tin tặc… Trong những ngày đầu năm 2015, chỉ riêng việc đường truyền Internet bị đứt đoạn đã khiến việc áp dụng công nghệ thông tin của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Việt Nam đứng trước những khó khăn lớn trong điều hành sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam cũng cần một môi trường pháp lý đủ mạnh để điều chỉnh những vấn đề phát sinh từ việc áp dụng công nghệ "Dữ liệu lớn". Việc đi tắt đón đầu công nghệ như thế nào cho hiệu quả là một bài toán quan trọng đặt ra với Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này.

Hoàng Bách



 

Đọc thêm

Điện mừng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Điện mừng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Nhân dân Campuchia đã gửi Điện mừng tới Đảng Cộng sản ...
Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Tin thế giới 6/5: Mỹ tìm người thay thế Tổng thống Zelensky?, Giám đốc CIA tới Qatar họp khẩn về Gaza, Nga tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật

Houthi tuyên bố chiến thắng Mỹ ở Biển Đỏ, Czech triệu hồi Đại sứ tại Nga, Philippines nói không sử dụng vòi rồng ở Biển Đông, Hezbollah tấn công căn ...
Tân HLV Kim Sang Sik: Tượng đài tại K-League và sự quyết tâm trong ngày đầu đến Việt Nam

Tân HLV Kim Sang Sik: Tượng đài tại K-League và sự quyết tâm trong ngày đầu đến Việt Nam

Tân HLV trưởng đội tuyển Việt Nam Kim Sang Sik sinh năm 1976, từng thi đấu cho 2 CLB hàng đầu Hàn Quốc là Seongnam Ilhwa Chunma và Jeonbuk Hyundai ...
XSMB 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 3 ngày 7/5/2024. dự đoán XSMB 7/5/2024

XSMB 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 3 ngày 7/5/2024. dự đoán XSMB 7/5/2024

XSMB 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 7/5/2024. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 3. xổ số hôm nay 7/5. SXMB 7/5. dự ...
XSMT 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024. SXMT 7/5/2024

XSMT 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Ba ngày 7/5/2024. SXMT 7/5/2024

XSMT 7/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay 7/5/2024. xổ số miền Trung thứ 3. xổ số hôm nay 7/5. SXMT 7/5/2024. dự đoán XSMT ...
XSMN 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Ba 7/5/2024. xổ số hôm nay 7/5

XSMN 7/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Ba 7/5/2024. xổ số hôm nay 7/5

XSMN 7/5 - xổ số hôm nay 7/5. kết quả xổ số miền Nam thứ 3 ngày 7/5/2024. Kết quả xổ số ngày 7 tháng 5. XSMN thứ 3. xo ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Phiên bản di động