Cuộc cách mạng ở tầm cao lịch sử

Đã 72 năm trôi qua, giá trị của Cách mạng tháng Tám và bản Tuyên ngôn độc lập mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử ngày 2/9/1945 vẫn được khẳng định và chứa đựng những khát vọng của cả nhân loại tiến bộ: Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
cuoc cach mang o tam cao lich su Ngắm những tờ báo năm 1945 viết về Cách mạng tháng Tám
cuoc cach mang o tam cao lich su Nghệ thuật đối ngoại của Hồ Chí Minh trong Cách mạng Tháng Tám

Nhìn lại thế kỷ 20, thế kỷ diễn ra những thử thách khắc nghiệt trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam: cùng với nền đô hộ của thực dân Pháp, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Việt Nam đã một cổ hai tròng lại chịu thêm ách đô hộ của chủ nghĩa phát-xít Nhật. Để chống lại nền đô hộ ấy, nhân dân ta đã quyết giành cho được nền độc lập dân tộc bằng thắng lợi vĩ đại của cuộc cách mạng tháng Tám và đỉnh cao là bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ ngày 2/9/1945.

Bản Tuyên ngôn độc lập đã tuyên bố trước toàn dân và thế giới rằng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời và khẳng định thắng lợi của quyền độc lập dân tộc, quyền dân tộc tự quyết của nhân dân Việt Nam.

Bản Tuyên ngôn độc lập là một sự tiếp nối dòng mạch lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776 và bản Tuyên ngôn nhân quyền của Cách Mạng tư sản Pháp năm 1789, nhưng về nội dung, quyền con người và quyền dân tộc tự quyết trong Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam đã vươn lên một tầm cao mới, tiêu biểu cho tính chất của thời đại mới.

Mở đầu cho thời đại mới của lịch sử hiện đại Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám và sự thành lập của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là thắng lợi về chiến lược và sách lược Cách mạng của chủ nghĩa Marx – Lenin được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam.

Không phải ngẫu nhiên mà các dân tộc ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin đã đánh giá cao cuộc Cách mạng tháng Tám của nhân dân Việt Nam, những người lính xung kích đầu tiên đã tấn công thắng lợi vào chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, để cùng đó thành lập nên một nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh để tự giải phóng của các nước thuộc địa và phụ thuộc. Thắng lợi vẻ vang của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã biến thời kì lịch sử của dân tộc Việt Nam thành huyền thoại, lần đầu tiên trong lịch sử hai chữ Việt Nam được viết trên bản đồ thế giới như quốc danh của một quốc gia độc lập.

cuoc cach mang o tam cao lich su
Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 là những dấu mốc lịch sử của dân tộc. (Nguồn: bqllang)

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945 tại cuộc mít tinh trước hàng chục vạn người ở Quảng trường Ba Đình – Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước toàn dân Việt Nam và bạn bè thế giới. Nếu cả ngàn năm dưới triều đại phong kiến, ông cha ta bị cuốn vào tư tưởng Nho giáo thì Tuyên ngôn độc lập năm 1945 đã mở ra chân trời mới, nhìn rộng ra cộng đồng thế giới với tư tưởng tự do và bình đẳng.

Bản Tuyên ngôn độc lập thời đại Hồ Chí Minh chứa đựng những tư tưởng mới liên quan tới số phận từng con người: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Trên cơ sở những lý luận vững chắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Bởi thế cho nên, chúng tôi, lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”.

Người cũng trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng : “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Chúng ta đã từng biết đến Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi nhưng cả ba bản Tuyên ngôn này chỉ mới dừng lại ở giá trị “Nước phải độc lập”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên của Việt Nam đã thống nhất hai nội dung “Nước phải độc lập” và “Dân phải tự do, hạnh phúc”. Chính vì sự thống nhất hai mục tiêu này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là người đầu tiên của nhân loại đã giương cao hai ngọn cờ “Độc lập dân tộc” và “Chủ nghĩa xã hội” trong thời đại ngày nay.

Bản Tuyên ngôn Độc lập còn cho thấy tầm nhìn xa về sự phát triển của lịch sử, có những dự báo thiên tài về tương lai của Cách mạng cũng như quá trình hội nhập sâu rộng của Cách mạng Việt Nam vào phong trào Cách mạng thế giới.

Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là điểm xuất phát, là nội dung lớn nhất trong sự nghiệp cách mạng của Người. Và, tính độc lập, tính thời đại cũng là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của bản Tuyên ngôn độc lập của Người. Nó là văn kiện pháp lý chính thống đầu tiên của nước ta để tuyên bố với quốc dân và thế giới nền độc lập dân tộc của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nó đã trở thành một văn kiện pháp lý có tầm quốc tế.

Không phải ngẫu nhiên mà nhân loại tiến bộ thường coi Tuyên ngôn của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 14/2/1960 về trao trả độc lập cho các dân tộc thuộc địa và Tuyên bố của các Tổ chức này ngày 12/12/1970 về việc “Khẩn thiết chấm dứt mau chóng và vô điều kiện chế độ thực dân dưới mọi hình thức” như là một chiến thắng của ngọn cờ Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chống Chủ nghĩa thực dân, đế quốc xâm lược và mọi hình thức nô dịch dân tộc trên toàn thế giới.

Và, với đất nước Việt Nam, ngày 2/9 đã trở thành ngày Quốc khánh của đất nước đánh dấu mốc chấm dứt nền lịch sử cận đại, mở ra một tầm cao lịch sử mới, lịch sử hiện đại của dân tộc.

Đỗ Nguyệt Hương

Chủ tịch Hội khoa học lịch sử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

cuoc cach mang o tam cao lich su Cuộc cách mạng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới

Các nhà sử học thế giới đã ghi nhận Cách mạng tháng Tám của Việt Nam cần được đặt ngang hàng với những cuộc cách ...

cuoc cach mang o tam cao lich su Cách mạng Tháng Tám Khởi động cuộc hội nhập lớn của dân tộc

Điểm lại tiến trình lịch sử của dân tộc ta từ khi dựng nước, đã có hai cuộc hội nhập lớn tính cho tới nửa ...

cuoc cach mang o tam cao lich su Sống lại thời khắc hào hùng của “Mùa thu ấy”

Nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Đài truyền hình Quốc phòng Việt Nam sẽ phối hợp với công ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Thêm 9 quốc gia được Trung Quốc miễn thị thực trong nỗ lực thúc đẩy du lịch và ngoại giao

Công dân Hàn Quốc và Slovakia đã được thêm vào danh sách những người không cần thị thực để đến thăm trong tối đa 15 ngày
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá

Giá tiêu hôm nay 3/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 – 141.200 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024: Giá vàng rung lắc giữa sóng bầu cử Mỹ, lời khuyên cho nhà đầu tư thông minh, vàng nhẫn ‘dấn’ thêm một bước

Giá vàng hôm nay 3/11/2024, giá vàng chao đảo trước một cuộc bầu cử Mỹ nhiều biến số. Thị trường trong nước biến động cùng chiều thế giới.
Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Cùng hòa mình vào văn hóa các dân tộc Việt Nam tháng 11 này

Tháng 11, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề “Về miền ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernández

Chiều 2/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đồng chí Esteban Lazo Hernández, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ ...
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững

Ninh Thuận chính thức khánh thành dự án “Môi trường bền vững các thành phố duyên hải - Tiểu dự án tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm".
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Hội nghị thượng đỉnh BRICS và công cụ nâng tầm tự chủ

Tăng cường quyền tự chủ và chủ quyền tài chính, giảm phụ thuộc vào hệ thống do phương Tây chi phối là một trong những trọng tâm của Hội nghị BRICS...
Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Tổng thống Mỹ đến Đức: Chuyến chia tay không nhẹ nhàng!

Không còn đua tiếp vào Nhà Trắng khiến việc đến Đức lần này của ông Joe Biden trở thành chuyến đi tạm biệt châu Âu trên cương vị Tổng thống Mỹ.
ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

ASEAN tiếp tục khẳng định vai trò trung tâm

Không chỉ thảo luận vấn đề nội bộ, Hội nghị cấp cao ASEAN và các hội nghị liên quan còn là cơ hội để Hiệp hội khẳng định vai trò trung tâm của mình.
Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ Mỹ-Anh hậu bầu cử: Hai ngã rẽ trước chân trời mới

Quan hệ truyền thống Mỹ-Anh có thể sẽ đổi khác, khi cuộc bầu cử sắp tới mở ra hai viễn cảnh khác nhau cho mối thâm tình này.
Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Bài phát biểu tranh cử cuối cùng của bà Kamala Harris: Những 'đòn công kích' phút chót, so sánh rất giàu hình ảnh

Phó Tổng thống Kamala Harris đã có bài phát biểu khép lại chiến dịch tranh cử tại công viên Ellipse ở Washington, D.C.
'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

'Ván cờ' Nga-Ukraine trước ngã rẽ bầu cử Mỹ

Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024 sẽ có ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột Nga-Ukraine.
Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Quan hệ Mỹ-Ấn đi về đâu sau khi Nhà Trắng đổi chủ?

Bất kể ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, chính quyền Washington mới cần tiếp tục xây dựng quan hệ hợp tác tốt đẹp với Ấn Độ.
Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Gia tăng 'sức nóng', BRICS được định vị là nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai

Sức ảnh hưởng toàn cầu đang gia tăng của BRICS định vị nhóm này sẽ là một nhân tố chủ chốt trong quản trị toàn cầu tương lai.
Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Chiến lược số hóa và người cao tuổi - Nhìn từ kinh nghiệm Nhật Bản

Theo Will Fee - nhà nghiên cứu của Tập đoàn Yuri có trụ sở tại Tokyo và là tác giả bài viết trên tờ Nikkei Asia có tiêu đề 'các nhà tuyển dụng Nhật Bản ...
Phiên bản di động