Lực lượng vũ trang của nước này đang phát triển theo cấp số nhân, lực lượng không quân tăng quy mô từ 12 lên 96 máy bay chiến đấu, quân đội và hải quân cũng được mở rộng nhanh chóng.
Qatar đã từ một quốc gia giàu tiền mặt nhưng sức mạnh quân sự ở tầm trung đã vươn lên trở thành thành một thế lực mạnh trong khu vực khiến các đồng minh trong và ngoài khu vực phải kiêng dè. (Nguồn: Al Jazeera) |
Nâng cấp lực lượng không quân
Qatar từng là nơi đặt căn cứ không quân khổng lồ Al Udeid - trụ sở tiền phương của Bộ Chỉ huy Trung tâm (CENTCOM) Mỹ với hơn 10.000 quân nhân và nhân viên. Đây cũng là căn cứ then chốt của Mỹ ở Trung Đông, đưa Qatar trở thành đồng minh quan trọng của Washington.
Đến năm 2016, Thổ Nhĩ Kỳ đã thiết lập một căn cứ quân sự ở Qatar. Ban đầu, đây là nơi ở của hàng trăm quân nhân Thổ được cử đến để huấn luyện cho binh sĩ Qatar và các lực lượng đặc biệt. Động thái này ngay lập tức đã vấp phải sự chỉ trích dữ dội từ phía các nước láng giềng.
Tháng 6/2017, tình hình trở nên xấu đi khi Saudi Arabia, UAE, Bahrain và Ai Cập đồng loạt tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, triệu hồi đại sứ, trục xuất người Qatar và áp đặt một lệnh phong tỏa kinh tế nghiêm trọng đối với quốc gia này. Việc đóng cửa ngay lập tức căn cứ của Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong danh sách các yêu cầu được các nước láng giềng đưa ra đối với Qatar.
Trong bối cảnh "nước sôi lửa bỏng", Qatar đã lặng lẽ tăng cường lực lượng vũ trang ít ỏi, đẩy nhanh chương trình mua sắm vũ khí. Gần đây, quốc gia này đã triển khai một trong những chiến lược trang bị vũ khí tham vọng chưa từng có ở khu vực Trung Đông.
Năm 2017, Lực lượng Không quân Qatar (QEAF) đã được kiện toàn đáng kể với hàng chục máy bay chiến đấu Mirage 2000 do Pháp sản xuất và một số máy bay huấn luyện Alpha, có khả năng đối đầu với lực lượng không quân lớn, hiện đại của Saudi Arabia và UAE.
Tháng 5/2015, Doha đã ký một hợp đồng trị giá 6 tỷ USD với hãng Dassault của Pháp để mua 24 máy bay chiến đấu Rafale. Đến năm 2018, thêm 12 chiếc Rafale nữa đã được đặt hàng, nâng tổng số lên 36 chiếc.
Rafale là loại máy bay chiến đấu đa nhiệm rất tiên tiến. Khả năng chiến đấu của chiến đấu cơ này đã được chứng minh và cực kỳ linh hoạt, nó có thể mang theo một khối lượng lớn vũ khí, thực hiện nhiều loại nhiệm vụ - mang lại cho các nhà hoạch định sự linh hoạt trong sử dụng.
Năm 2017, Qatar tiếp tục ký một thỏa thuận trị giá 12 tỷ USD với nhà sản xuất Boeing của Mỹ, mua 36 máy bay chiến đấu tiên tiến F-15QA.
Máy bay F-15QA giúp chiếm ưu thế trên không và có khả năng tấn công mặt đất tầm xa. Phiên bản sản xuất cho Qatar có thể mang nhiều vũ khí hơn và các cảm biến cũng được hiện đại hóa.
Trong nỗ lực tìm cách đa dạng hóa các khí tài cho lực lượng không quân, Qatar lại ký một Ý định thư với Vương quốc Anh vào tháng 9/2017 mua 24 máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon - một loại máy bay tiên tiến khác, có ưu thế trên không và có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Cả 3 quốc gia, Mỹ, Pháp và Anh đều đã cam kết đào tạo phi công, nhân viên mặt đất, cung cấp dịch vụ hậu cần cho phía Qatar.
Như vậy, QEAF từ một phi đội 12 máy bay chiến đấu nhỏ với các thiết bị lỗi thời thì giờ đã được nâng cấp lên 96 máy bay chiến đấu tiên tiến, đưa Qatar trở thành một trong số các quốc gia có lực lượng không quân hùng mạnh nhất khu vực Trung Đông.
Hiện đại hóa khí tài
Với quyết tâm tăng cường khả năng tác chiến trên bộ, Qatar cũng trang bị thêm đội xe tăng chiến đấu chủ lực của mình khi đặt mua 62 chiếc Leopard 2A7 tối tân của Đức - thế hệ xe tăng tân tiến nhất trên thị trường có khả năng chiến đấu trong điều kiện nhiệt độ cao và địa hình cát của sa mạc. Ngoài ra, Qatar còn đặt hàng thêm 100 xe tăng chiến đấu chủ lực Altay từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Để tăng cường năng lực cho lực lượng tăng thiết giáp, gần đây, Qatar đã kết hợp mua pháo tự hành từ Đức và tên lửa đạn đạo tầm ngắn từ Trung Quốc. Quốc gia vùng Vịnh này cũng bày tỏ "sự quan tâm đặc biệt" đến hệ thống phòng không S-400 hiệu quả nhưng đang gây tranh cãi của Nga.
Hải quân Qatar cũng được nâng cấp khi nhà sản xuất Italy Fincantieri mới đây đã ký hợp đồng đóng 4 tàu hộ tống, 1 tàu đổ bộ, đóng tàu ngầm và xây dựng căn cứ ngoài khơi cho Qatar.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia quân sự, việc Qatar gấp rút hiện đại hóa khí tài và tăng cường sức mạnh quân sự sẽ vấp phải một số thách thức.
Việc tích hợp các hệ thống ngày càng phức tạp vào một cấu trúc thống nhất là một thách thức và rào cản lớn nhất đối với quân đội Qatar vẫn là vấn đề nhân lực khi dân số Qatar chỉ có vẻn vẹn 2,78 triệu người. Quá trình đào tạo một binh sĩ có thể sử dụng thành thạo về vũ khí và chiến thuật quân sự của thế kỷ 21 cũng mất nhiều thời gian và chi phí tốn kém.
Dù vậy, với những nỗ lực không ngừng trong thời gian qua, Qatar đã từ một quốc gia giàu tiền mặt nhưng sức mạnh quân sự ở tầm trung đã vươn lên trở thành thành một thế lực mạnh trong khu vực khiến các đồng minh trong và ngoài khu vực phải kiêng dè.
| Khép lại mọi khác biệt, Saudi Arabia và các đồng minh khôi phục hoàn toàn quan hệ với Qatar TGVN. Ngày 5/1, Ngoại trưởng Qatar Faisal bin Farhan al-Saud cho biết, Saudi Arabia và 3 quốc gia đồng minh Arab (gồm Các Tiểu vương ... |
| Ai Cập và Kuwait thảo luận về hòa giải, Qatar sẽ sớm được giải nguy? TGVN. Ngày 2/1, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi và Ngoại trưởng Kuwait Ahmed Nasser Al-Sabah đã thảo luận về quan điểm của khối Arab ... |
| Nga công bố video Su-27 xuất kích chặn đứng máy bay trinh sát Mỹ tại biển Đen TGVN. Bộ Quốc phòng Nga đã công bố đoạn video ghi lại vụ chạm trán ngày 15/8 giữa máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27 của ... |