Cuộc chiến vaccine Covid-19: Mỹ ra đòn quyết định, 'tất tay' với Trung Quốc, quyết không nhường Nga

Minh Anh
Động thái mạnh mẽ nhất của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho thấy, Nhà Trắng nhất quyết không trao quyền lãnh đạo toàn cầu trong cuộc chiến chống lại Covid-19 cho Nga hay Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc chiến vaccine (Nguồn: Nguồn: The Telegraph)
Cuộc chiến vaccine Covid-19: Mỹ ra đòn quyết định, thẳng tay với Trung Quốc, quyết không nhường Nga. (Nguồn: The Telegraph)

Mặt trận mới, đại kình địch cũ

Đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng sự cạnh tranh địa chính trị Trung-Mỹ. Giới quan sát đánh giá đây là sự kình địch gay gắt nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào đầu những năm 1990.

Tuy nhiên, không giống như lần trước, Mỹ đến nay vẫn chưa đưa ra một mô hình kinh tế và chính trị hoàn chỉnh trong quan hệ với các nước ở Nam Bán cầu như một phần của động thái chiến lược, nhằm vượt qua Trung Quốc. Trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden có khả năng sẽ chuyển ưu tiên chính sách đối ngoại của mình sang Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, thì di sản chính sách của người tiền nhiệm Donald Trump ở Trung Đông vẫn là một vấn đề gai góc, làm sao nhãng kế hoạch chiến lược của Washington, để có thể vượt qua những tính toán đầy tham vọng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Căng thẳng thật sự đang diễn ra bên trong, nhưng các bên dường như đều dùng chiến thuật "âm thầm" và thăm dò, sử dụng chính sách "ngoại giao vaccine" để lan tỏa tầm ảnh hưởng, mà không bên nào chính thức "ra đòn" trước.

Câu chuyện về Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô trước đây được xây dựng dựa trên các chi tiêu quân sự phức tạp, các cuộc chiến tranh ủy nhiệm và sự phân đôi giữa xã hội tự do và toàn trị. Tuy nhiên, đến nay, các quy tắc tham gia, kẻ thù và cả đối thủ đều đã thay đổi.

Không giống như Liên Xô, Trung Quốc hiện được hậu thuẫn bởi một nền kinh tế mạnh mẽ, công nghệ tiên tiến và mạng lưới đầu tư toàn cầu, gồm các tập đoàn nhà nước được giao phó điều hành nhiều dự án trong Sáng kiến Vành đai và Con đường. Và Bắc Kinh được cho là hiện thân của chủ nghĩa cộng sản kiểu mới với tư duy tư bản.

Khả năng sản xuất vaccine đã đưa "chủ nghĩa dân tộc vaccine" lên bàn tranh luận quan hệ quốc tế. Trong đó, "chủ nghĩa dân tộc vaccine" như một hình thức thực dụng có thể thúc đẩy lợi ích địa chính trị của một quốc gia. Thật đáng tiếc, xu hướng này đang chiếm ưu thế cùng với sự trỗi dậy của chính trị cánh hữu ở nhiều quốc gia.

Hiện tại, vaccine Covid-19 chủ yếu được phát triển bởi các nước có nền y học tiên tiến. Sẽ có rất nhiều vấn đề nảy sinh khi các quốc gia có khả năng sản xuất không muốn chia sẻ nguồn cung của mình, cho đến khi chương trình tiêm chủng toàn quốc của họ được hoàn thành.

Tuy nhiên, ngay từ khi chưa có "mạnh thường quân" nào đưa ra một lời hứa hẹn, còn các nước G7 vẫn đang vật lộn với quyền sở hữu trí tuệ vaccine, thì Bắc Kinh đã khéo léo dùng những cách tấn công “ngọt ngào”, đưa vaccine do Trung Quốc sản xuất (cụ thể là Sinopharm và Sinovac), đến được 69 quốc gia đang phát triển ở 5 châu lục. Bằng hàng triệu liều vaccine covid-19, Trung Quốc gần như không có đối thủ trong ngoại giao vaccine, giúp gia tăng ảnh hưởng toàn cầu và thắt chặt quan hệ giữa với các nước khác.

Ngoại giao vaccine đang cho thấy một cuộc ganh đua giữa các siêu cường. Mặc dù, việc sản xuất và tiếp cận vaccine là một phần của "lợi ích toàn cầu", nhưng "mối quan hệ" hiện vẫn là động lực chính trong khả năng có giành được một hợp đồng mua vaccine từ các nhà sản xuất hay không.

Nhìn vào mô hình phân phối vaccine toàn cầu cho thấy, việc mua sắm vaccine hầu như luôn được thực hiện trong phạm vi ảnh hưởng của một quốc gia. Chẳng hạn, một số nước Đông Âu như Hungary, Slovakia và Czech đã lựa chọn vaccine Sputnik V do Nga sản xuất, mặc dù nó chưa được Cơ quan Dược phẩm châu Âu chấp thuận.

Như vậy, ngành công nghiệp dược phẩm đang dần thay thế các tổ hợp công nghiệp-quân sự, như một cấu trúc đằng sau chiến lược cạnh tranh của các siêu cường.

Mỹ-Nga-Trung: Quyền lãnh đạo thế giới về tay ai?

Đầu tháng 6 và vừa mới đây phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G7 (10/6), Tổng thống Joe Biden đã chính thức công bố những chi tiết đầu tiên về việc Mỹ gửi 80 triệu liều vaccine Covid-19 trong kho dự trữ của mình cho thế giới vào cuối tháng 6, nhằm sớm "chấm dứt đại dịch trên toàn cầu". Ông cũng cho biết, Mỹ cũng sẽ mua 500 triệu liều vaccine Pfizer để chia sẻ với gần 100 nước đang có nhu cầu khẩn cấp, có thu nhập thấp hơn và Liên minh châu Phi trong năm tới thông qua COVAX, với cam kết giúp thế giới thoát khỏi đại dịch.

Giới quan sát bình luận, động thái mạnh mẽ nhất của Tổng thống Mỹ cho thấy, người đứng đầu Nhà Trắng đã quyết định không trao quyền lãnh đạo toàn cầu trong cuộc chiến chống lại Covid-19 cho Nga hay Trung Quốc. Tất nhiên, không ít nhà bình luận cũng cho rằng, động thái của Tổng thống Biden cũng chỉ là xuất phát từ sự lo lắng về "chính sách ngoại giao vaccine" của các "đối thủ đáng gờm".

Chẳng hạn, tại Ấn Độ, Sputnik V của Nga đã đổ bộ đầu tiên vào thành phố Hyderabad đúng thời điểm vaccine khan hiếm. Không để tụt lại phía sau, Mỹ cũng thông báo về khoản hỗ trợ trị giá 100 triệu USD và kế hoạch sản xuất 100 liều vaccine ở Ấn Độ, vào cuối năm 2022. Nhưng tuyên bố của Washington dường như đến hơi muộn, "Sputnik V đã nhận được đơn đặt hàng 1,2 tỷ liều và Nga sẽ sản xuất 500 triệu liều vào năm 2022. Nga dường như đã đi trước một bước trong việc thiết lập sự hiện diện trên thị trường vaccine thế giới.

Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định rằng, chỉ viện trợ vaccine thôi sẽ không đủ để thu hẹp khoảng cách trong nguồn cung, mà cần phải chuyển giao công nghệ để các công ty có đủ năng lực trên khắp thế giới có thể tự sản xuất vaccine mà không vấp phải rào cản từ quyền sở hữu trí tuệ. Đây đúng là tuyên bố mới nhất và rất đáng chú ý khác của Tổng thống Biden rằng, "Mỹ ủng hộ nỗ lực tạm thời từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine Covid-19".

Nếu thực hiện được, đây sẽ thực sự là "đòn quyết định" có lợi cho nhân loại. Tổng thống Biden đã thông báo, Mỹ sẽ mở rộng sản xuất và phân phối vaccine trên toàn cầu. Về bản chất, nó không chỉ có nghĩa là tăng cường sản xuất ở Mỹ mà là đa dạng hóa các trung tâm sản xuất vaccine Covid-19 ở các khu vực khác nhau trên toàn cầu. Mỹ cũng sẽ thúc đẩy IMF nhanh chóng ra quyết định về gói cứu trợ 900 tỷ USD cho các nước thành viên để chống lại đại dịch.

Có phải Tổng thống Biden đã quyết định từ bỏ chính sách ‘Nước Mỹ trên hết'?, Đó có phải là hoạt động từ thiện tuyệt đối hay không?, Hay đó đơn giản là một nỗ lực nhằm giành lại vị trí của Mỹ trên chính trường thế giới, điều mà Mỹ đã đánh mất trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump?

Rất nhiều câu hỏi vẫn được giới quan sát đặt ra, nhưng dù muốn hay không, một "cuộc chiến vaccine" đã và vẫn đang diễn ra. Trong đó, Nga vẫn sử dụng "con bài" của mình một cách khéo léo, Trung Quốc thì thực hiện "chủ nghĩa dân tộc vaccine" của mình theo một cách khác. Còn đòn quyết định của Mỹ có "chốt hạ" được hay không thì lại hồi sau mới rõ.

Vaccine Covid-19 - mặt trận cạnh tranh mới giữa Mỹ-Trung Quốc đang thật sự nóng lên. Còn với Nga, ông Biden chắc không thể quên năm 1957, Sputnik - tàu vũ trụ đầu tiên do Liên Xô cũ phóng lên đã đe dọa sức mạnh quân sự của Mỹ. 64 năm sau, Tổng thống Mỹ không thể để một Sputnik khác (Sputnik V) - đánh cắp vị trí của người khổng lồ số 1 thế giới.

TIN LIÊN QUAN
'Cuộc chiến' vaccine Covid-19 - một cuộc chiến tranh thế giới kiểu mới gây nóng thượng đỉnh EU
Cuộc chiến vaccine ngừa Covid-19: Nga phản pháo cáo buộc của Mỹ
Cuộc chiến vaccine Covid-19: Sẽ không ai được an toàn đến khi tất cả mọi người đều an toàn
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (30/1-4/2): Mỹ giải quyết hành vi 'mang tính lạm dụng' của Trung Quốc; Cuộc chiến vaccine sẽ bùng nổ tại châu Âu?
Cuộc chiến vaccine Covid-19: Dù thiếu nguồn cung, EU vẫn quyết dựng chướng ngại vật với vaccine Nga và Trung Quốc

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Khai trương trụ sở Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent: Nơi phát triển trí tuệ Việt - Dấu ấn 7 năm thành lập

Ngày 1/11/ 2024, Học viện Đào tạo & Tư vấn MindTalk Talent chính thức khai trương trụ sở mới tại 86/42 Phổ Quang, Phường 2, Quận Tân Bình, TP. HCM. ...
Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Nga lên tiếng về việc Ukraine thử nghiệm thành công tên lửa mới

Người đứng đầu cơ quan lập pháp Crimea Vladimir Konstantinov ngày 2/11 cáo buộc phương Tây đang bí mật cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine bằng nhiều chiêu ...
Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Doanh nhân Mai Phương: Đam mê, tâm huyết cùng Đông trùng hạ thảo

Thời điểm đại dịch Covid -19 bùng phát từ năm 2020 cũng là doanh nhân Nguyễn Thị Mai Phương nhận ra tiềm năng to lớn của thị trường các sản ...
Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Nguy cơ nạn đói đang gia tăng, Nam Sudan cần hơn 400 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi khẩn cấp quyên góp 404 triệu USD nhằm hỗ trợ các hoạt động viện trợ nhân đạo tại Nam Sudan trong năm tới trong bối ...
Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Ông Nghiêm Xuân Thành giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa

Chiều 2/11, tại thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Chơi chiêu 'chẳng có gì ngoài tiền' để ủng hộ ông Trump tại chiến địa quyết định, 'đại gia' Elon Musk thách thức tòa án

Chương trình của tỷ phú Elon Musk tặng 1 triệu USD ngẫu nhiên cho cử tri khi tham gia bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 tới vướng vào kiện ...
Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt.
Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel

Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel

Giá xăng dầu hôm nay 2/11, giá dầu tăng nhẹ do có thông tin Iran đang chuẩn bị tấn công trả đũa Israel từ phía Iraq trong những ngày tới.
Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ

Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh tăng, giảm trái chiều tại thị trường miền Bắc và miền Nam, giao dịch trong khoảng 58.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 2/11/2024: Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra

Giá tiêu hôm nay 2/11/2024: Kim ngạch xuất khẩu tiêu Việt tăng ấn tượng, thị trường giảm trước áp lực bán ra

Giá tiêu hôm nay 2/11/2024 tại thị trường trong nước lao dốc ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 141.000 - 142.500 đồng/kg.
Blockchain và AI giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và duy trì lợi thế cạnh tranh

Blockchain và AI giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và duy trì lợi thế cạnh tranh

Blockchain và AI không chỉ là xu hướng, mà đã trở thành những công cụ thiết yếu giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Đông Triều, Quảng Ninh trở thành thành phố: Bước tiến vượt bậc, mở kỷ nguyên phát triển mới

Đông Triều, Quảng Ninh trở thành thành phố: Bước tiến vượt bậc, mở kỷ nguyên phát triển mới

Từ một vùng quê thuần nông, ngày 1/11, Đông Triều chính thức vươn mình trở thành thành phố.
Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Giá chung cư tăng mạnh, cục bộ lên tới 40% theo quý, thủ tục chuyển đất trồng hoa màu sang đất thổ cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Đất nền Vành đai 4 hút nhà đầu tư, nguyên tắc đóng góp khi xây lại nhà chung cư… là những tin bất động sản mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội liên tục leo đỉnh, không còn căn hộ vừa túi tiền, ngăn ‘cò đất’ thổi giá ở TPHCM

Dư thừa căn hộ cao cấp, thiếu nhà ở vừa túi tiền đa số người dân, thủ tục mua bán căn hộ chung cư năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư Hà Nội ‘nhảy múa’, khảo sát những dự án điển hình; hoàn tất thương vụ sang tay ‘siêu’ dự án ở TPHCM

Giá chung cư Hà Nội chỉ tăng không giảm, hoàn tất thoái vốn khỏi pháp nhân chủ đầu tư 'siêu' dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Bất động sản mới nhất: Giá nhà cao phi thực tế, đề xuất biện pháp chặn đầu cơ, chung cư dẫn dắt thị trường, thời điểm ấn nút tăng tốc

Đề xuất biện pháp hạn chế đầu cơ, mua đi bán lại để kiếm lời, kịch bản thị trường quý IV/2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Công ty cổ phần Tư vấn & Xây dựng VINHOUSES đã khẳng định vị thế là đơn vị dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà ở, thiết lập các tiêu chuẩn ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11: BOJ thể hiện quan điểm 'diều hâu', USD chịu áp lực so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11: BOJ thể hiện quan điểm 'diều hâu', USD chịu áp lực so với Yen

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/11 ghi nhận USD giảm so với Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10: Thông tin từ Anh gây hỗn loạn thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10: Thông tin từ Anh gây hỗn loạn thị trường

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 31/10 ghi nhận USD đã giảm giá so với các loại tiền tệ chính khác.
Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 do Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức tại Trung Quốc

Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 do Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức tại Trung Quốc

Từ ngày 21-24/10/2024 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đoàn công tác của Agribank do Phó Tổng giám đốc Đoàn Ngọc Lưu làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Sibos (SWIFT International Banking Operations Seminar) ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10: USD đã tăng 3,6%, trong nước không có biến động mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10: USD đã tăng 3,6%, trong nước không có biến động mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/10 ghi nhận đồng USD đạt mức cao nhất trong 3 tháng so với đồng Yen.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10: Yen Nhật biến động mạnh nhất, USD vững vàng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10: Yen Nhật biến động mạnh nhất, USD vững vàng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/10 ghi nhận đồng USD đã ổn định, đồng Yen Nhật chạm mức thấp nhất trong 3 tháng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10: USD vững xu hướng tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10: USD vững xu hướng tăng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/10 ghi nhận thị trường kỳ vọng đà tăng của đồng USD sẽ tiếp tục trong vài tuần tới.
Phiên bản di động