Cuộc đua chip bán dẫn: Mỹ dùng 'đòn hiểm', Trung Quốc điêu đứng, EU chớp được cơ hội vàng?

Minh Anh
Công nghệ cũ và thắt lưng buộc bụng do đại dịch Covid-19 là một số thách thức mà Trung Quốc đã và đang phải đối mặt trong cuộc đua giành vị thế độc lập về công nghiệp bán dẫn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Cuộc đua bán dẫn: Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc, Bắc Kinh 'trúng đòn', châu Âu có chớp được cơ hội vàng?
Cuộc đua bán dẫn: Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc, Bắc Kinh 'trúng đòn', châu Âu có chớp được cơ hội vàng? Ảnh minh họa. (Nguồn: Globaltimes)

Theo Trung tâm Đổi mới quản trị quốc tế, Trung Quốc hiện là nước tiêu dùng chất bán dẫn hàng đầu thế giới, chiếm hơn 50% lượng tiêu thụ toàn cầu. Đây cũng là nhà sản xuất chất bán dẫn lớn thứ năm thế giới, sau Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.

Trung Quốc lỡ mục tiêu

Bắc Kinh từng nhiều lần nói về mục tiêu trở thành siêu cường về trí tuệ nhân tạo trong vài năm tới. Đương nhiên, Mỹ sẽ không bao giờ muốn chấp nhận một vị thế như vậy cho đối thủ hàng đầu. Đặc biệt, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị và thương mại giữa “hai người khổng lồ” số 1 và số 2 thế giới ngày càng gia tăng.

Đó là một trong những lý do khiến Washington luôn đứng ngồi không yên, liên tục rà soát Danh sách đen và thẳng thừng ra đòn với những thực thể quan trọng của Trung Quốc, như Semiconductor Manufacturing International Co (SMIC) hay thị trường chip lớn nhất Trung Quốc, với lý do lo ngại về an ninh. Như vậy có nghĩa là, các nhà sản xuất chip lớn của Mỹ như Nvidia và AMD buộc phải đối mặt với những hạn chế trong việc bán và xuất khẩu chip sang Trung Quốc.

Washington biện minh cho hành động này, với lý do lo ngại rằng, Trung Quốc có thể sử dụng các chip tiên tiến mà họ nhận được từ Nvidia hay các công ty tương tự của Mỹ cho mục đích quân sự, điều này có thể gây rắc rối cho Mỹ trong tương lai.

Theo Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế, những hành động này thể hiện mức độ can thiệp chưa từng có của Nhà Trắng nhằm không chỉ duy trì quyền kiểm soát huyết mạch, mà còn bắt đầu chính sách mới, tích cực bóp nghẹt các phân khúc cao của ngành công nghệ Trung Quốc.

Trung Quốc đã đáp lại điều này bằng lệnh cấm xuất khẩu than chì - một khoáng chất quan trọng để sản xuất pin cho xe điện, đối với đối tác Mỹ. Bộ Thương mại Trung Quốc giải thích đơn giản rằng: “Chính sách kiểm soát xuất khẩu than chì là sự điều chỉnh bình thường theo quy định của pháp luật, một số mặt hàng được đưa vào, trong khi một số mặt hàng khác được loại khỏi danh sách kiểm soát xuất khẩu. Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu không nhắm vào bất kỳ quốc gia, khu vực hoặc ngành cụ thể nào. Trung Quốc luôn cam kết bảo vệ sự an toàn và ổn định của chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu, đồng thời sẽ cấp giấy phép xuất khẩu tuân thủ các quy định liên quan”.

Nền kinh tế lớn nhất châu Á cũng đang tập trung đẩy nhanh sản xuất chip trong nước nhanh nhất có thể. Tuy nhiên, điều này không phải là không có những thách thức đáng kể. Dù trước “cái nhìn bất lực” từ Mỹ, một trong những công ty vốn đang bị trừng phạt là gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Huawei, gần đây đã tìm cách cho ra đời một chiếc điện thoại thông minh mới, Mate 60 - sử dụng chip xử lý 7 nm.

Loại chip này được coi là có công nghệ rất tiên tiến - càng làm dấy lên mối lo ngại về khả năng Trung Quốc vẫn đang cố gắng sản xuất những con chip tinh vi như thế nào, bất chấp các "đòn hiểm" do Mỹ tung ra.

Tuy nhiên, một thách thức lớn nhất mà các nhà sản xuất chip Trung Quốc hiện đang phải đối mặt là họ vẫn đang sử dụng công nghệ chế tạo chip cũ để sản xuất những con chip thế hệ mới, có tiêu chuẩn ngày càng phức tạp hơn. Mỹ đã thành công trong việc cắt đứt phần lớn khả năng tiếp cận của Trung Quốc với công nghệ sản xuất chip thế hệ mới của thế giới.

Việc sử dụng công nghệ cũ luôn làm tăng chi phí đáng kể, đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất chip Trung Quốc như SMIC đang phải đội chi phí cao hơn khoảng 40% đến 50% so với các đối thủ khác, đặc biệt là các công ty Đài Loan (Trung Quốc). Vấn đề này đang tác động trực tiếp đến việc sản xuất các loại chip thế hệ mới 7 nm và 5 nm.

Chi phí sẽ tăng theo mỗi thế hệ chip mới. Mặc dù điều này được hỗ trợ đáng kể nhờ hệ thống in thạch bản cực tím (EUV) ASML, nhưng Mỹ cũng đã gây áp lực buộc Hà Lan phải hạn chế Bắc Kinh tiếp cận công nghệ chip.

Một vấn đề lớn khác với công nghệ chip cũ là năng suất thấp hơn, nên số lượng sản phẩm có thể sử dụng và bán được cũng ít hơn đáng kể so với công nghệ tiên tiến.

Trong khi đó, sau những khó khăn sau đại dịch Covid-19, chính phủ Trung Quốc đã phải tạm dừng một lượng tài trợ lớn đầu tư cho công nghiệp bán dẫn, để chi cho các khoản cấp bách hơn, chẳng hạn để triển khai các biện pháp kích thích cho các lĩnh vực được ưu tiên hơn.

Không kể một số vấn đề khác làm xói mòn nguồn tài trợ cho các chương trình nghiên cứu và phát triển chip, từ đó gián tiếp làm chậm đáng kể quá trình sản xuất trong nước; Bắc Kinh cũngphải đối mặt với những rào cản về sở hữu trí tuệ, khi một số công nghệ sản xuất chip đã được các công ty quốc tế cấp bằng sáng chế và bảo vệ chặt chẽ.

Nền tảng phân tích và tranh luận về chiến lược, quốc phòng và đối ngoại War On The Rocks cho biết: "Chính phủ Trung Quốc đã phân bổ cho ngành công nghiệp bán dẫn không chỉ một nghìn tỷ Nhân dân tệ (0,13 nghìn tỷ Euro) thông qua vốn nhà nước như Quỹ đầu tư mạch tích hợp, mà còn dành cho nó ưu tiên chính trị cao, tập trung cả nỗ lực quản lý và nguồn lực thị trường để phát triển ngành công nghiệp chip.

“Tuy nhiên, những nỗ lực này dường như chưa đủ, khi chưa thể đưa Trung Quốc lên vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị chất bán dẫn. Ngay cả sau khi hàng tỷ USD được giải ngân, ngành sản xuất nội địa vẫn chưa trở thành hiện thực. Bất chấp một số tiến bộ trong thiết kế chip độc lập cho nhiều loại sản phẩm từ điện toán đám mây đến điện thoại thông minh, nền kinh tế số 2 thế giới vẫn chưa thể thoát khỏi chuỗi cung ứng và sản xuất do nước ngoài thống trị”.

EU đương nhiên hưởng lợi

Khủng hoảng sản xuất chip của Trung Quốc có thể mang lại lợi ích gì cho châu Âu?

Châu Âu đang tham gia tích cực vào cuộc đua bán dẫn và thống trị trí tuệ nhân tạo toàn cầu. Vào năm 2020, thị phần vi mạch của EU trên toàn thế giới là khoảng 10%.

Đạo luật chip châu Âu thực thi từ năm 2023, được kỳ vọng sẽ mang lại lực đẩy đáng kể cho hoạt động sản xuất chip nội địa của khu vực, đưa thị phần toàn cầu của khối này lên khoảng 20% vào năm 2030.

Như Ủy ban châu Âu công bố, “Đạo luật chip châu Âu sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh và khả năng phục hồi của châu Âu trong các công nghệ và ứng dụng bán dẫn, đồng thời giúp đạt thành công trong cả quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và xanh. EU sẽ làm được điều này bằng cách tăng cường sự lãnh đạo công nghệ của châu Âu trong lĩnh vực này”.

Trong bối cảnh một đối thủ lớn như Trung Quốc có thể sẽ phải trì hoãn đáng kể việc tăng cường sản xuất trong nước để xử lý những thách thức gặp phải do các lệnh trừng phạt của Mỹ, châu Âu bỗng gặp cơ hội vàng hiếm có để tăng cường sản xuất và thu hẹp khoảng cách trên thị trường, nếu chớp được cơ hội.

Như vậy, họ đang có khả năng sản xuất, tiếp thị và bán chip của mình, cũng như bảo đảm có được lượng khách hàng ổn định từ rất lâu, trước khi Trung Quốc có thể bắt kịp.

Với việc Trung Quốc đã trở thành một siêu cường toàn cầu đang lên với ảnh hưởng ngày càng tăng ở Đông Nam Á và là nhà sản xuất thống trị cả khoáng sản đất hiếm và xe điện (EV), Mỹ và EU đang cảm thấy bị đe dọa nhiều hơn do sự mất cân bằng kinh tế và thương mại những năm qua.

Điều này là do lo ngại ngày càng tăng về việc Trung Quốc có thể sử dụng sự thống trị của mình đối với những thứ rất quan trọng như khoáng sản đất hiếm thành một công cụ trả đũa hoặc thương lượng với các quốc gia khác, thậm chí thẳng tay cắt đứt nguồn cung ứng một cách hiệu quả nếu họ quyết định làm như vậy.

Chẳng hạn, Trung Quốc đã từng ngừng xuất khẩu khoáng sản đất hiếm sang Nhật Bản, do tranh chấp về đánh bắt cá vào năm 2010.

Căng thẳng EU-Trung Quốc ngày càng nóng lên do một số vấn đề, chẳng hạn như các cuộc điều tra của EU nhằm vào nhập khẩu xe điện Trung Quốc, những lo ngại về quyền riêng tư và tính minh bạch của dữ liệu làm gia tăng cảnh báo rằng, Bắc Kinh có thể trả đũa EU bất cứ lúc nào.

Sẽ tốt hơn nhiều khi EU tự chủ được về chất bán dẫn, ít nhất là vì nhu cầu và ứng dụng rộng rãi trong nền kinh tế.

Giá vàng hôm nay 5/4/2024: Giá vàng trong nước tăng phi mã, hút vốn của nền kinh tế; Ngân hàng Trung ương toàn cầu 'góp sức' đẩy vàng lên 2.300 USD

Giá vàng hôm nay 5/4/2024: Giá vàng trong nước tăng phi mã, hút vốn của nền kinh tế; Ngân hàng Trung ương toàn cầu 'góp sức' đẩy vàng lên 2.300 USD

Giá vàng hôm nay 5/4/2024 tiếp tục tăng cao. Thị trường vàng trong nước đang "hút" vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh của nền ...

Malaysia đứng ở 'ngã ba đường' - chọn bảo vệ môi trường hay cơ hội phát triển kinh tế?

Malaysia đứng ở 'ngã ba đường' - chọn bảo vệ môi trường hay cơ hội phát triển kinh tế?

Nổi tiếng với những khu rừng nhiệt đới tươi tốt và hệ sinh thái phong phú, cũng như được xếp hạng là quốc gia có ...

Tình báo Anh giải mã cách Nga 'phớt lờ' chiến dịch trừng phạt của phương Tây để sản xuất vũ khí

Tình báo Anh giải mã cách Nga 'phớt lờ' chiến dịch trừng phạt của phương Tây để sản xuất vũ khí

“Chiến dịch trừng phạt” của phương Tây với mục tiêu cô lập Nga, đã hạn chế số lượng đối tác mà nước này có thể ...

Bầu cử Mỹ 2024: Lộ diện 'điểm nóng' đầu tiên, Tổng thống Biden và cựu Tổng thống Trump - Ai đúng?

Bầu cử Mỹ 2024: Lộ diện 'điểm nóng' đầu tiên, Tổng thống Biden và cựu Tổng thống Trump - Ai đúng?

Trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden, ông nhiều lần nhấn mạnh: Nền kinh tế lớn nhất thế giới đang "khỏe ...

Giá cà phê hôm nay 28/3/2024: Giá cà phê thế giới tiếp tục phá đỉnh, trong nước tăng mạnh 4 phiên liên tiếp, mối lo của cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 28/3/2024: Giá cà phê thế giới tiếp tục phá đỉnh, trong nước tăng mạnh 4 phiên liên tiếp, mối lo của cà phê Việt

Giới phân tích dự báo, đến một thời điểm nào đó, Brazil có thể vượt qua Việt Nam để trở thành nhà sản xuất cà ...

Giá cà phê hôm nay 5/4/2024: Giá cà phê có diễn biến mới, tình trạng thắt chặt của robusta, biến động trên thị trường xuất khẩu?

Giá cà phê hôm nay 5/4/2024: Giá cà phê có diễn biến mới, tình trạng thắt chặt của robusta, biến động trên thị trường xuất khẩu?

Giá cà phê trong nước liên tục tăng cao, hiện giao dịch ở ngưỡng kỷ lục 102.000 đồng/kg, cao hơn gấp đôi so với cách ...

(theo Euronews)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

COP29: Mục tiêu tài chính khí hậu được nâng lên 300 tỷ USD

COP29: Mục tiêu tài chính khí hậu được nâng lên 300 tỷ USD

Liên minh châu Âu (EU), Mỹ và các quốc gia giàu có khác ngày 23/11 đã nhất trí tăng mục tiêu tài chính toàn cầu từ 250 tỷ USD lên ...
Ấn tượng BST 'Nét xưa' lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt

Ấn tượng BST 'Nét xưa' lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt

NTK Châu Loan giới thiệu bộ sưu tập 'Nét xưa' với những thiết kế lấy cảm hứng từ vẻ đẹp truyền thống của áo dài Việt Nam.
Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Nạn đói ở Sudan: Liên hợp quốc tăng cường viện trợ lương thực tới những khu vực khó tiếp cận

Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) sẽ tăng viện trợ lương thực khắp Sudan, tiếp cận hàng triệu người dân ở các khu vực biệt ...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh ...
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày ...
Tăng cường hợp tác Việt Nam - Dominica trong lĩnh vực xây dựng

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Dominica trong lĩnh vực xây dựng

Ngày 21/11, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Nhà ở, Môi trường sống và Xây dựng Cộng hòa Dominica Carlos Bonilla Sánchez.
PetroVietnam bắt tay Petronas mở rộng hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

PetroVietnam bắt tay Petronas mở rộng hợp tác phát triển năng lượng tái tạo

PetroVietnam bắt tay đối tác Malysia - Petronas mở rộng hợp tác phát triển năng lượng tái tạo...
Giá xăng dầu hôm nay 23/11: 'Bỏ túi' thêm khoảng 1%, cao nhất trong 2 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 23/11: 'Bỏ túi' thêm khoảng 1%, cao nhất trong 2 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 23/11, giá dầu 'bỏ túi' thêm khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong 2 tuần.
Giá heo hơi hôm nay 23/11: Biến động nhiều tại miền Nam, nơi nào có giá heo hơi cao nhất thế giới?

Giá heo hơi hôm nay 23/11: Biến động nhiều tại miền Nam, nơi nào có giá heo hơi cao nhất thế giới?

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay biến động nhiều tại thị trường phía Nam. Theo khảo sát, giá heo hơi cả nước hiện dao động 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê tăng vọt phiên cuối tuần, robusta tiến sát ngưỡng 5.000 USD, điểm khác thường ở thị trường trong nước?

Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê tăng vọt phiên cuối tuần, robusta tiến sát ngưỡng 5.000 USD, điểm khác thường ở thị trường trong nước?

Giá cà phê hôm nay 23/11/2024: Giá cà phê tăng vọt phiên cuối tuần, robusta tiến sát ngưỡng 5.000 USD, lý giải điểm khác thường ở thị trường trong nước?
Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024: Thị trường bật tăng, nông dân phấn khởi, kỳ vọng về một vụ bội thu, được mùa, được giá

Giá tiêu hôm nay 23/11/2024 tại thị trường trong nước bất ngờ tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.500 – 140.200 đồng/kg.
8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024

8 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược 2024

Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y Dược thường niên lần thứ 30 (Vietnam Medipharm) 2024 tại Hà Nội sẽ diễn ra từ 5-7/12.
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin bất động sản (BĐS) mới ...
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11: USD vươn tới mức đỉnh một năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/11 ghi nhận đồng USD tăng giá so với các đồng tiền chính, neo ở mức đỉnh trong một năm.
Phiên bản di động