Cuộc đua tháng 4/1975 của Pháp tại Sài Gòn

Những ngày cuối tháng 4/1975, nhận thấy chính quyền Sài Gòn đang sụp đổ nhưng Pháp vẫn cố tìm kiếm “giải pháp chính trị” cho chính quyền này vì những lợi ích của mình.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tướng Dương Văn Minh chuẩn bị tuyên bố đầu hàng tại đài phát thanh Sài Gòn trưa ngày 30/4/1975.

Ngày 21/4/1975, sau khi Xuân Lộc, khu vực phòng ngự then chốt của Mỹ – Thiệu bị thất thủ, tình hình quân sự của chính quyền Sài Gòn rơi vào thế tuyệt vọng cùng cực. Lật đổ chính quyền Thiệu là một trong hai điều kiện tiên quyết để cộng sản chấp nhận thương thuyết. Vì vậy, để cứu vãn Sài Gòn, không có cách nào khác hơn là Nguyễn Văn Thiệu phải từ chức tổng thống sau tám năm cầm quyền dù chưa hết nhiệm kỳ.

Sài Gòn từ ngày 21/4 đến ngày 26/4/1975

Trước tình hình quân sự lúc này cộng với thái độ của Mỹ đối với mình, tối 21/4/1975, Thiệu đã tuyên bố từ chức.

Có vẻ như Mỹ không còn đủ sức để giải quyết vấn đề Sài Gòn trong lúc này nên cần có bàn tay của Pháp nhúng vào. Theo ý kiến của đông đảo giới chính trị Sài Gòn và theo ý kiến của Pháp thì người lên thay Thiệu phải là Dương Văn Minh nhưng Mỹ lại cho rằng chưa cần đến “giải pháp Dương Văn Minh”. Vì vậy mà người được Mỹ chọn làm Tổng thống lại là Trần Văn Hương, Phó Tổng thống của chính quyền Thiệu. Hương và Thiệu thực ra cũng là một, cùng chống cộng quyết liệt nên không thể có giải pháp hòa bình, thương lượng với chính phủ Trần Văn Hương. Cả hai phía Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều biết rõ điều này.

Trong khi Mỹ đang nỗ lực tìm kiếm một nhân vật thuộc lực lượng thứ ba lên nắm quyền thì Hương chỉ là “một con bài quá độ”, đóng vai trò chuyển tiếp trong thời gian ngắn. Trong lúc đó, tình hình quân sự rất gay go đối với chính quyền Sài Gòn. Chính phủ Sài Gòn chỉ còn tổng cộng hơn năm sư đoàn, trong khi đó quân cách mạng có đến năm quân đoàn. Khả năng cứu vãn về quân sự là không thể.

Trong “không khí ảm đạm về hoàn cảnh quân sự” này, đấu trường chính trị Sài Gòn lại sôi động hẳn lên. Nhiều người tin tưởng Dương Văn Minh – người cầm đầu lực lượng tranh thủ hòa bình, hòa giải dân tộc có “đủ điều kiện để thương thuyết với Việt Cộng” nhưng Hương lại không chịu từ chức, cố bám ghế tổng thống dù phải chịu sức ép từ phía Mỹ.

Đối với chính phủ Trần Văn Hương, dường như Washington không có sự điều khiển gì mà chỉ lo cho vấn đề di tản – một vấn đề gây hoảng loạn ở Sài Gòn trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam. Vì vậy, lúc này, đối với vấn đề Sài Gòn chỉ có Pháp là nước có nhiều tác động nhất.

Pháp nỗ lực tìm “giải pháp chính trị”

Sau khi Buôn Ma Thuột bị mất, Pháp đề nghị với Sài Gòn một phương án mới là gạt Thiệu và thi hành hiệp định Paris nhưng Mỹ và Việt Nam Cộng hoà từ chối thảo luận ý kiến này.

Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hoà cũng nhận được lời gợi ý của Pháp và không bác bỏ phương án này khiến Pháp càng thêm cố gắng “làm việc vừa ở Paris vừa ở Sài Gòn, người Pháp thúc ép việc gạt Thiệu như là một điều kiện tiên quyết cho việc mặc cả nghiêm chỉnh”. Pháp hy vọng với sức ép nhiều mặt, Thiệu phải ra đi và nhường chỗ cho một chính quyền mới dưới sự cầm đầu của một nhân vật không thuộc phe Thiệu để có thể đáp ứng những yêu cầu của ta, hy vọng có thể thu xếp với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để có “một con đường thứ ba” nào đó. Còn nếu không có được “con đường thứ ba” thì phải dàn xếp với phía cách mạng vì Pháp cũng lo ngại rằng nếu quân giải phóng vào Sài Gòn nhưng gặp phải lối “tử thủ” của Thiệu thì tuy quân ta đánh bại quân Thiệu nhưng Sài Gòn sẽ bị tàn phá, các lợi ích của Pháp có thể bị phá hủy, đồng thời có thể đẻ ra vấn đề “con người” rất lớn như tị nạn hay trả thù…

Trong Bộ Ngoại giao Pháp và các cố vấn ở Phủ Tổng thống có hai xu hướng giải quyết đối với vấn đề Sài Gòn. Một thì ra sức hoạt động cho một sự thu xếp ngừng bắn, một thì chủ trương nên tính chuyện làm ăn với Chính phủ Cách mạng lâm thời.

Ngày 24/3, Đại sứ Pháp tại Hà Nội Philippe Richer và Thủ tướng Phạm Văn Đồng có cuộc tiếp xúc bàn về vấn đề lật đổ chính phủ Thiệu và thành lập một chính phủ có thể nói chuyện với cách mạng. Chính Mỹ cũng đành bó tay trước tình hình Sài Gòn nên không biết làm gì hơn là đồng ý để người Pháp vận động thành lập chính phủ thuộc phe thứ ba.

Để làm cái việc “cứu vãn chính quyền Sài Gòn”, Pháp đã có nhiều cuộc tiếp xúc nhưng hai nhân vật quan trọng nhất được họ quan tâm đến là Bộ trưởng Quốc phòng của Thiệu là Trần Văn Đôn và tướng Dương Văn Minh. Còn tổ trưởng tình báo Pháp ở Sài Gòn, Pierre Brochand thì“long tong chạy tới chạy lui cả hai phe Việt Nam”. Để có thể tiến tới thành lập một chính phủ liên hiệp, Pháp đã cố thuyết phục Hương từ chức để thay vào đó người của mình là Dương Văn Minh - người vẫn thường xuyên cho rằng: “Chỉ có Pháp là nước có đủ tư cách nhất để can thiệp với các cường quốc và các bên hữu quan”, rằng: “Còn có ai có thể nói chuyện với Hà Nội và Mặt trận giải phóng nếu không phải là Pháp”. Vì vậy mà hai ngày 24 và 25/4, Đại sứ Pháp tại Sài Gòn Jean Marie Merillon đã ra vào Dinh Độc lập tới ba lần để thuyết phục Trần Văn Hương từ chức. Khi đã không được Mỹ và Pháp ủng hộ thì lẽ đương nhiên là Hương không tại chức được nữa.

Đến ngày 26/4, Pháp còn bổ nhiệm một đại diện của chính phủ đi Sài Gòn để liên lạc với chính phủ Cách mạng lâm thời. Đó là ông Michell Mirillon, giữ chức vụ ngang với trưởng phái Bộ thường trực của chính phủ Cách mạng lâm thời tại Paris. Hoạt động này cho thấy Pháp vẫn tin vào các cuộc thương thuyết nhưng theo họ thì việc này nên được tiếp tục ở Việt Nam hơn là ở Paris nên họ xúc tiến tại Sài Gòn.

Động cơ của Pháp là gì?

Trong khi các nước phương Tây như Anh, Cộng hòa Liên bang Đức, Italy, Hà Lan, Bỉ,… đều lần lượt rút các đại sứ quán của họ ở Sài Gòn từ ngày 24/4/1975 nhưng Pháp lại không. Pháp là quốc gia duy nhất lúc đó có đại sứ quán đồng thời tại hai nơi: Hà Nội và Sài Gòn. Đó là một lợi thế ngoại giao để đóng vai trò trung gian trong kết thúc chiến tranh Việt Nam, chưa kể họ còn là chủ nhà của hội nghị Paris. Vì vậy, Pháp tin rằng mình có thể cứu vãn chính quyền Sài Gòn sắp sửa sụp đổ hoàn toàn.

Khi Mỹ thử nghiệm chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, Mỹ được nhiều lợi ích nhất và kế sau Mỹ không ai khác là Pháp trên các mặt kinh tế, văn hóa và chính trị.

Pháp còn nhiều ảnh hưởng ở miền Nam, sự tồn tại của chính quyền này sẽ là điều kiện cần thiết cho lợi ích của họ. Ra tay cứu vãn chính quyền Sài Gòn cũng chính là bảo vệ lợi ích của Pháp.

Trong thời kỳ sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, Pháp cũng như nhiều quốc gia thấy đây là cơ hội để gây ảnh hưởng của mình tìm một giải pháp có lợi cho họ như Trung Quốc, Indonesia… Thực dân Pháp muốn thế chân Mỹ, muốn dựng lên ở miền Nam Việt Nam một chính quyền thân Pháp, “muốn thiết lập lại ảnh hưởng của họ trên thuộc địa cũ”. Tham vọng của Pháp quá lớn, trong khi thực tế tình hình chính quyền Sài Gòn lại quá bi đát.

* * *

Pháp “chạy tới chạy lui” ở hậu trường chính trị Sài Gòn nhằm thiết lập một chính phủ liên hiệp hòng đi tới thương thuyết với chính quyền cách mạng. Quả là mơ tưởng hão huyền trong khi khí thế tiến công quân sự của cách mạng mạnh như vũ bão, chính quyền Sài Gòn không có cách nào ngăn chặn nổi thì làm sao họ có thể nghĩ rằng chính quyền cách mạng sẽ chấp nhận thương lượng! Mặc dù “giải pháp chính trị” của Pháp cũng được thực hiện, Dương Văn Minh lên thay Trần Văn Hương nhưng cũng không thể làm được gì trước tình hình quân sự nói chung và Sài Gòn nói riêng là không còn khả năng cứu gỡ. Sáng ngày 30/4/1975, Dương Văn Minh đã thâu băng tuyên cáo đầu hàng nhưng tướng hồi hưu, từng làm chỉ huy trưởng trung tâm nghiên cứu quân sự thời Thiệu, Francois Vanuxem lại đến cản việc phát băng vì muốn hiến kế cho Minh để cứu vãn tình hình tuyệt vọng của chế độ Sài Gòn.

Như vậy là đến phút chót, người Pháp vẫn còn muốn dính líu đến chính quyền Sài Gòn trong khi người Mỹ đã di tản hết. “Giải pháp chính trị” của Pháp cuối cùng đã thất bại.

NGUYÊN AN (theo Nam Bộ, Đất và Người)



 

Đọc thêm

Nhan sắc Triệu Vy phim 'Hoàn Châu cách cách' bây giờ ra sao?

Nhan sắc Triệu Vy phim 'Hoàn Châu cách cách' bây giờ ra sao?

Diễn viên Triệu Vy phim Hoàn Châu cách cách từng 'đốn tim' người hâm mộ bởi đôi mắt to tròn, gương mặt xinh đẹp.
Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Quân đội Nga ứng dụng robot hỗ trợ hỏa lực bằng súng máy

Bộ Quốc phòng Nga cho biết Bộ trưởng Sergei Shoigu đã chỉ thị trang bị tổ hợp robot đa năng để hỗ trợ hỏa lực, bảo vệ các công trình ...
Ngắm bức tranh cổ động về chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngắm bức tranh cổ động về chiến dịch Điện Biên Phủ

Baoquocte.vn. Những tác phẩm tranh cổ động đã truyền tải ý nghĩa, tầm vóc và giá trị lịch sử vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ.
Giá vàng hôm nay 18/4/2024: Giá vàng duy trì ổn định, được 'hậu thuẫn' tăng cao, SJC bắt đầu hạ nhiệt?

Giá vàng hôm nay 18/4/2024: Giá vàng duy trì ổn định, được 'hậu thuẫn' tăng cao, SJC bắt đầu hạ nhiệt?

Giá vàng hôm nay 18/4/2024 duy trì ổn định khi nhu cầu trú ẩn an toàn tăng trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông.
Tay vợt Nguyễn Thùy Linh giành vé dự Olympic Paris 2024

Tay vợt Nguyễn Thùy Linh giành vé dự Olympic Paris 2024

Tay vợt cầu lông Nguyễn Thùy Linh là vận động viên thứ 7 của thể thao Việt Nam giành vé tham dự Olympic Paris 2024.
Giá tiêu hôm nay 18/4/2024, nguyên nhân thị trường tăng ‘nóng’, tiêu Việt xuất khẩu chịu sức ép lớn từ nhiều phía

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024, nguyên nhân thị trường tăng ‘nóng’, tiêu Việt xuất khẩu chịu sức ép lớn từ nhiều phía

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 92.000 đồng/kg.
Ông Tony Blair: Việt Nam có tiềm năng rất lớn để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực kinh tế số

Ông Tony Blair: Việt Nam có tiềm năng rất lớn để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu trong lĩnh vực kinh tế số

Ngày 17/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp và trao đổi với ông Tony Blair, cựu Thủ tướng Vương quốc Anh và Bắc Ireland.
Đẩy mạnh phát triển phong trào thanh niên ở ngoài nước

Đẩy mạnh phát triển phong trào thanh niên ở ngoài nước

Hội nghị sơ kết Chương trình phối hợp công tác giữa Bộ Ngoại giao và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh giai đoạn 2022-2026 diễn ra tại Hà Nội.
Việt Nam-Australia tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt trong thời gian tới

Việt Nam-Australia tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt trong thời gian tới

Ông Kevin Hogan cho rằng Việt Nam-Australia còn nhiều tiềm năng và dư địa, đặc biệt trong xúc tiến thương mại, đầu tư, giáo dục, du lịch.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và làm việc tại Ghana

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng thăm và làm việc tại Ghana

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng bày tỏ mong muốn tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam-Ghana đi vào chiều sâu, thực chất, đặc biệt là về kinh tế.
Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Czech đánh giá cao tiềm năng kinh tế và vị thế của Việt Nam tại khu vực

Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Czech đánh giá cao tiềm năng kinh tế và vị thế của Việt Nam tại khu vực

Đại sứ Dương Hoài Nam khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Czech.
Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc làm việc với Bí thư thường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Đại sứ Việt Nam tại Liên hợp quốc làm việc với Bí thư thường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Sự tham gia của đoàn Việt Nam tại Diễn đàn thanh niên ECOSOC sẽ góp phần củng cố vị thế, vai trò của thanh niên Việt Nam trên trường quốc tế.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Bộ Ngoại giao thông tin về việc một công dân Việt Nam bị sát hại tại Đài Loan (Trung Quốc)

Văn phòng Kinh tế và văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc đã liên hệ với cơ quan chức năng của Đài Loan, sơ bộ xác minh được nhân thân người bị hại.
Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran ra khuyến cáo cộng đồng người Việt, cung cấp đường dây nóng

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran đã khuyến cáo công dân Việt Nam, nếu không có việc khẩn cấp thì không nên đến Iran, Iraq và Syria.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Iran khuyến cáo công dân các biện pháp bảo đảm an toàn trước tình hình xung đột leo thang

Ngày 14/4, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel ra khuyến cáo cộng đồng

Đại sứ quán Việt Nam tại Israel khuyến cáo cộng đồng người Việt Nam chủ động thực hiện các biện pháp an ninh, an toàn.
Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Chưa có thông tin về thương vong của người Việt

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam tại các địa bàn liên quan sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo hộ công dân...
Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow

Tham tán Vũ Sơn Việt cho biết, hiện chưa có thông tin thương vong liên quan đến người Việt trong vụ tấn công tại Moscow.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UN Women: Hoàn toàn xứng đáng với cam kết kiên định về bình đẳng giới

Việt Nam được bầu vào Hội đồng Chấp hành UN Women nhiệm kỳ 2025-2027 là sự ghi nhận quan trọng từ cộng đồng quốc tế.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Venezuela: Kỳ vọng khơi thông điểm nghẽn, hợp tác kinh tế-đầu tư bứt phá

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Venezuela: Kỳ vọng khơi thông điểm nghẽn, hợp tác kinh tế-đầu tư bứt phá

Trong chuyến thăm, Việt Nam và Venezuela dự kiến ký kết thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực như dầu khí, viễn thông, nông nghiệp và xây dựng.
ASEAN cần duy trì những giá trị cốt lõi trong hành trình tới tương lai

ASEAN cần duy trì những giá trị cốt lõi trong hành trình tới tương lai

Đoàn kết và vai trò trung tâm là cách tiếp cận của ASEAN khi giải quyết các vấn đề trong khu vực.
Làm sâu sắc thêm tình đoàn kết hữu nghị vượt trùng dương Việt Nam-Cuba

Làm sâu sắc thêm tình đoàn kết hữu nghị vượt trùng dương Việt Nam-Cuba

Theo Đại sứ Lê Quang Long, chuyến thăm của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhằm bày tỏ tình đoàn kết, chia sẻ những thách thức với Cuba.
Đại sứ Indonesia: ASEAN sống ở trung tâm của sự đổi thay, bàn về tương lai là sáng kiến kịp thời

Đại sứ Indonesia: ASEAN sống ở trung tâm của sự đổi thay, bàn về tương lai là sáng kiến kịp thời

Tùy từng hoàn cảnh, ASEAN phải điều chỉnh chiến lược để phát triển khả năng phục hồi và thích ứng với những thách thức đang gia tăng.
Chạm đến ‘trái tim’ Thái Lan

Chạm đến ‘trái tim’ Thái Lan

Ngoại giao văn hóa và giao lưu nhân dân đưa những hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về Việt Nam chạm đến ‘trái tim’ người Thái.
Phiên bản di động