Cuộc khủng hoảng khí đốt châu Âu: Nguyên nhân sâu xa do đâu?

Bích Hạnh
Châu Âu đang thiếu hụt khí đốt tự nhiên một cách trầm trọng. Một mùa Đông lạnh giá có thể đồng nghĩa với một đợt khủng hoảng nghiêm trọng, các hóa đơn điện nước tăng cao sẽ tạo gánh nặng cho người dân và đè nặng lên tiến trình phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các yếu tố quan trọng đằng sau cuộc khủng hoảng khí đốt châu Âu
Tuyến đường ống đầu tiên của Dòng chảy phương Bắc 2 'đầy khí'. (Nguồn: TASS)

Mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin cam kết sẽ làm đầy các kho dự trữ khí đốt của châu Âu, nhưng tình trạng thiếu nguồn cung và căng thẳng chính trị đã làm chao đảo thị trường năng lượng, khiến giá của mặt hàng này luôn ở mức cao.

Điều này đã chèn ép các doanh nghiệp và buộc họ phải tăng giá bán cho khách hàng.

Moscow bị cáo buộc lợi dụng tình hình không ổn định để thúc đẩy nhanh chóng việc khởi động đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 mới, vốn đang chờ các cơ quan quản lý của Đức phê duyệt và đã bị Ukraine, Mỹ và một số nước khác chỉ trích.

Với việc châu Âu phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu và Nga cung cấp hơn 40% lượng khí đốt nhập khẩu đó, ông Putin đang có ảnh hưởng nhiều hơn.

Ông Putin cho biết, đường ống mới đã được lấp đầy khí đốt và có thể giúp tăng nguồn cung cấp "ngay ngày hôm sau" khi được phê duyệt.

Dưới đây là những yếu tố quan trọng đằng sau cuộc khủng hoảng khí đốt ở châu Âu:

Nguyên nhân châu Âu rơi vào khủng hoảng

Có nhiều lý do. Thứ nhất, mùa Đông lạnh giá làm cạn kiệt lượng khí dự trữ, vốn được sử dụng để tạo ra năng lượng điện và thường được làm đầy lại vào mùa Hè. Năm nay điều đó đã không xảy ra.

Bên cạnh đó, thời tiết nắng nóng làm tiêu hao nhiều khí đốt hơn do nhu cầu sử dụng điều hòa. Ít gió hơn đồng nghĩa với việc ít điện tái tạo hơn, dẫn đến việc các máy phát điện phải sử dụng nhiên liệu khí đốt.

Hơn nữa, châu Âu nhiều năm qua đã thúc đẩy việc định giá giao ngay theo ngày, thay vì các hợp đồng dài hạn.

Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom do Nga kiểm soát đáp ứng các hợp đồng dài hạn đó, nhưng không bơm thêm khí đốt vượt quá mức.

Giá khí đốt trong tháng 10/2021 cao hơn 7 lần so với đầu năm và gần đây đã giảm xuống chỉ còn cao hơn khoảng 4 lần.

Vai trò của “Dòng chảy phương Bắc 2”

Gazprom đã đầu tư hàng tỷ USD vào việc xây dựng đường ống dẫn dài 1.234 km từ Nga sang Đức.

Đường ống này sẽ cho phép Nga bán khí đốt trực tiếp cho khách hàng lớn và tránh đi qua Ukraine, vốn phải đối mặt với áp lực không ngừng từ Nga sau vụ Moscow sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014 và sự trợ giúp của Nga đối với phiến quân ly khai Ukraine.

Ngay cả trước khi xảy ra chiến sự hồi năm 2014, Moscow đã nỗ lực đa dạng hóa các tuyến đường cung cấp khí đốt cho Liên minh châu Âu (EU), cho rằng hệ thống của Ukraine đổ nát và cáo buộc nước này bòn rút khí đốt.

Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 15/11 cho biết, ông hy vọng "các nước châu Âu khác nhận ra rằng, sắp tới họ sẽ phải lựa chọn giữa việc tiêu thụ nhiều hơn lượng hydrocarbon của Nga thông qua đường ống khổng lồ mới, với việc ủng hộ Ukraine đấu tranh cho sự nghiệp hòa bình và ổn định”.

Một số nhà phân tích tỏ ra không mong muốn Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ đi vào hoạt động trong mùa Đông này, mặc dù đã có suy đoán châu Âu có thể cho phép khí đốt bắt đầu được trung chuyển trong lúc các nhà quản lý xem xét thông qua.

Dòng chảy phương Bắc 2 gặp vận đen: Ủy ban châu Âu thận trọng, giá khí đốt tăng vọt

Dòng chảy phương Bắc 2 gặp vận đen: Ủy ban châu Âu thận trọng, giá khí đốt tăng vọt

Ngày 16/11, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, họ đã lưu ý quyết định đình chỉ chứng nhận dự án Dòng chảy phương Bắc ...

Nga có giữ lại nguồn dự trữ khí đốt?

Người đứng đầu chi nhánh xuất khẩu của Gazprom Elena Burmistrova cho biết: “Gazprom không quan tâm đến việc giá khí đốt thấp hay cao kỷ lục. Chúng tôi muốn thấy một thị trường cân bằng và có thể dự đoán được”.

Một số nhà phân tích cũng đồng ý với phát biểu này.

Thomas O’Donnell, nhà phân tích năng lượng và địa chính trị tại trường Đại học Hertie School ở Berlin cho biết, Nga phải làm đầy kho dự trữ khí đốt - giống như EU - sau một mùa Đông lạnh giá.

Theo chuyên gia này, mặc dù ông Putin luôn thể hiện mình là “ông trùm khí đốt” và lợi dụng sự thiếu hụt để thúc ép phê duyệt Dòng chảy phương Bắc 2, nhưng “thực tế là Nga đơn giản không có khí đốt dư thừa để xuất khẩu, cho đến khi nước này làm đầy kho dự trữ khí đốt của mình”.

Ông Putin đã yêu cầu Gazprom chuyển khí đốt vào kho chứa ở châu Âu sau khi Nga làm đầy kho dự trữ khí vào tuần trước.

Nhưng theo ônh O’Donnell, “số lượng đó vẫn bị hạn chế”.

Tin liên quan
Khí đốt cho châu Âu: Belarus cảnh báo ngừng vận chuyển, Nga Khí đốt cho châu Âu: Belarus cảnh báo ngừng vận chuyển, Nga 'cứng rắn' không muốn có bất kỳ sự gián đoạn nào

Giới chức Mỹ cũng đồng tình với quan điểm này.

Tuần trước, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về châu Âu Karen Donfried nhận định: “Nga có thể và nên cung cấp thêm nguồn khí đốt qua Ukraine - quốc gia có đủ đường ống để làm điều đó”.

Bà cho biết thêm: “Nếu Nga không làm được, thì rõ ràng điều đó sẽ gây tổn hại đến an ninh năng lượng của châu Âu và đặt ra câu hỏi về động cơ của xứ sở bạch dương khi giữ lại những nguồn cung đó”.

Theo ông O’Donnel, bằng cách nhấn mạnh sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt của Nga, ông Putin và Gazprom có thể hy vọng thị trường EU khoan dung hơn trong các quy định đối với Dòng chảy phương Bắc 2.

Đường ống trên đã bị trì hoãn vào ngày 16/11 khi các cơ quan quản lý của Đức đình chỉ quá trình phê duyệt do một vấn đề liên quan đến tình trạng của nhà điều hành đường ống theo luật pháp của Đức.

Tác động của việc thiếu hụt khí đốt với châu Âu

Giá khí đốt tự nhiên sẽ được phản ánh trong các hóa đơn điện và khí đốt của các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh.

Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng, năng lượng tăng giá đang cản trở sự phục hồi kinh tế hậu Covid-19 do làm giảm khả năng chi tiêu, đầu tư kinh doanh của người tiêu dùng.

Giới phân tích đang hy vọng sẽ không có cơn bão lớn cuối Đông đe dọa nguồn cung cấp năng lượng đang bị cạn kiệt. Nếu mọi thứ trở nên thực sự tồi tệ, nguồn cung điện có thể bị hạn chế - có lẽ trước tiên là đối với một số khách hàng công nghiệp.

Tình trạng cạn kiệt nguồn năng lượng có thể khiến những người nghèo và dễ bị tổn thương tử vong, giống như những gì đã xảy ra ở Texas, Mỹ, năm nay khi một cơn bão mùa Đông làm mất điện, khiến hơn 200 người thiệt mạng.

Khủng hoảng người di cư châu Âu: Belarus đi bước giảm nhiệt, Đức tuyên bố cứng 'không... và không!'

Khủng hoảng người di cư châu Âu: Belarus đi bước giảm nhiệt, Đức tuyên bố cứng 'không... và không!'

Ngày 18/11, Belarus thông báo đã đề xuất kế hoạch nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư ở khu vực biên giới giữa ...

Ukraine 'ấm ức' tố cáo Nga hờ hững với cơn khát khí ở châu Âu

Ukraine 'ấm ức' tố cáo Nga hờ hững với cơn khát khí ở châu Âu

Ngày 17/11, nhà điều hành hệ thống truyền dẫn khí đốt nhà nước Ukraine cho biết, không có dấu hiệu cho thấy tập đoàn năng ...

(tổng hợp)

Đọc thêm

Việt Nam và Nga thống nhất phối hợp thu xếp chuyến thăm của Tổng thống Putin

Việt Nam và Nga thống nhất phối hợp thu xếp chuyến thăm của Tổng thống Putin

Tổng thống Putin đã vui vẻ nhận lời mời thăm Việt Nam và hiện hai bên thống nhất sẽ phối hợp thu xếp chuyến thăm vào thời điểm phù hợp.
Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Việc phát triển các khu công nghiệp thời gian qua đã bộc lộ một số 'điểm nghẽn', hạn chế, đòi hỏi cần phải có chính sách và hành động để ...
Vì sao những kẻ khủng bố nhà hát Crocus được tìm ra nhanh chóng?

Vì sao những kẻ khủng bố nhà hát Crocus được tìm ra nhanh chóng?

Những kẻ khủng bố nhà hát Crocus đã nhanh chóng bị cảnh sát Nga bắt giữ bởi những hình ảnh ghi lại từ camera giám sát.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 3-4/4/2024 theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Indonesia

Điện mừng Tổng thống Cộng hòa Indonesia

Nhân dịp ông Prabowo Subianto được bầu làm Tổng thống Indonesia, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện chúc mừng.
Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Chiều 28/3, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây.
Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Khơi thông 'điểm nghẽn', tìm cách thúc đẩy phát triển bền vững khu công nghiệp Việt Nam

Việc phát triển các khu công nghiệp thời gian qua đã bộc lộ một số 'điểm nghẽn', hạn chế, đòi hỏi cần phải có chính sách và hành động để phát triển bền vững.
Giá cà phê hôm nay 28/3/2024: Giá cà phê thế giới tiếp tục phá đỉnh, trong nước tăng mạnh 4 phiên liên tiếp, mối lo của cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 28/3/2024: Giá cà phê thế giới tiếp tục phá đỉnh, trong nước tăng mạnh 4 phiên liên tiếp, mối lo của cà phê Việt

Giá cà phê hôm nay 28/3/2024: Giá cà phê thế giới tiếp tục phá đỉnh, trong nước tăng mạnh 4 phiên liên tiếp, mối lo của cà phê Việt...
Giá xăng dầu hôm nay 28/3: Dầu Brent và WTI cùng bật tăng; hôm nay xăng trong nước sẽ tăng bao nhiêu?

Giá xăng dầu hôm nay 28/3: Dầu Brent và WTI cùng bật tăng; hôm nay xăng trong nước sẽ tăng bao nhiêu?

Giá xăng dầu hôm nay 28/3, giá dầu Brent và WTI cùng bật tăng. Trong nước, chiều nay giá xăng được dự báo sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng.
Giá heo hơi hôm nay 28/3: Dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao; Dự báo tiêu thụ thịt lợn toàn cầu năm 2030

Giá heo hơi hôm nay 28/3: Dù đã giảm nhưng vẫn ở mức cao; Dự báo tiêu thụ thịt lợn toàn cầu năm 2030

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp đà giảm 1.000 đồng/kg ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 28/3/2024, thị trường ổn định, tiêu Việt đối mặt loạt yêu cầu mới của các nước nhập khẩu

Giá tiêu hôm nay 28/3/2024, thị trường ổn định, tiêu Việt đối mặt loạt yêu cầu mới của các nước nhập khẩu

Giá tiêu hôm nay 28/3/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.500 – 96.000 đồng/kg.
Hải Dương tri ân người cộng sản kiên trung, mẫu mực Nguyễn Lương Bằng

Hải Dương tri ân người cộng sản kiên trung, mẫu mực Nguyễn Lương Bằng

Ngày 27/3, Hội thảo 'Nguyễn Lương Bằng-Người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng, cách mạng Việt Nam' được tổ chức ở Hải Dương.
Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Bất động sản mới nhất: Thị trường đặc biệt nhạy cảm với thông tin quy hoạch, các phân khúc hút vốn ngoại, chuyển mục đích sử dụng đất nhiều dự án

Tránh rủi ro khi đầu tư 'đón sóng' quy hoạch hạ tầng, các phân khúc địa ốc thu hút nguồn vốn ngoại… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Bất động sản mới nhất: Giải mã hiện tượng giá chung cư Hà Nội tăng vù vù, cơn sốt ‘món khoái khẩu’ đất nền đang trở nên khác biệt

Giá chung cư Hà Nội liên tục tăng, đất nền vẫn được săn đón, Vinhomes rộng cửa đầu tư dự án tại Long An… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất
Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Bất động sản mới nhất: Chung tay phá ‘cục máu đông’, nhà giá rẻ đang ‘tuyệt chủng’, giá đất ven Hà Nội tăng theo dự án vành đai 4

Nỗ lực lấy lại niềm tin vào thị trường; nguồn cung khan hiếm, giá nhà tăng cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà ở trong nước, TPHCM thu hồi đất 31 dự án, mức phạt khi chậm sang tên sổ đỏ

Bộ Xây dựng đề xuất điều kiện để Việt kiều sở hữu nhà trong nước, TPCM thu hồi đất 31 dự án trong năm 2024… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Bất động sản mới nhất: Chính phủ yêu cầu giải quyết việc ‘thổi giá’, giải mã hiện tượng giá chung cư tăng vù vù, chuyên gia hiến kế

Yêu cầu khắc phục nghịch lý thừa nhà cao cấp, giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản

Xin cho tôi hỏi hồ sơ miễn thuế đối với trường hợp thừa kế bất động sản gồm những gì? - Độc giả Thanh Huyền
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3: Yen Nhật 'long đong', USD trên đà tăng trưởng vững chắc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 28/3 ghi nhận đồng USD đang trên đà tăng trưởng hằng quý vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3: Đồng USD tăng nhẹ, Yen Nhật đón tin không vui

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 27/3 ghi nhận USD tăng nhẹ khi các nhà giao dịch chờ đợi các dữ liệu mới về chính sách tiền tệ của Fed.
Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Từ ngày 1/7/2024, chuyển khoản trên 10 triệu phải xác thực bằng khuôn mặt vân tay

Tôi đọc được thông tin tới đây nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì phải xác thực bằng khuôn mặt, vân tay. Vậy thông tin này có đúng không? – Độc giả Hà Phương
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3: Đồng Yen trượt dốc, giới chức Nhật Bản bàn về khả năng can thiệp chính thức

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/3 ghi nhận đồng USD quay đầu giảm, trong khi đó, Yen Nhật cũng không giữ được mức tăng lâu dài.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3: USD tăng cao kéo Euro lao dốc, trong nước liên trục đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/3 ghi nhận đồng USD tăng cao, phục hồi toàn bộ khoản lỗ và kéo đồng Euro xuống thấp hơn.
Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đẩy mạnh xúc tiến dịch vụ ngân hàng giữa Việt Nam-Ấn Độ

Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu nhằm đề ra biện pháp tối ưu hoá hoạt động dịch vụ ngân hàng và kinh doanh cho hai nước.
Phiên bản di động