Cuộc sống của cộng đồng dân tộc Ơ Đu ở làng tái định cư
Trung Hiếu
09:55 | 17/11/2023
Người dân tộc Ơ Đu trước đây sống ở các xã Xốp Pột, Kim Hòa, Kim Đa, tỉnh Nghệ An nhưng đến năm 2006 mới tái định cư tại thôn Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương để nhường đất xây dựng nhà máy thủy điện Bản Vẽ.
Cộng đồng dân tộc Ơ Đu là một trong 5 dân tộc ít người nhất ở Việt Nam, cùng với các dân tộc Si La, Pu Péo, Brâu và Rơ Măm trong cộng đồng 54 dân tộc của cả nước. Người Ơ Đu hiện diện duy nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Các em học sinh và cô giáo trong trang phục truyền thống của dân tộc Ơ Đu. (Nguồn: baodantoc.vn)
Người Ơ Đu hiện diện duy nhất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Được Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương quan tâm, cuộc sống của đồng bào Ơ Đu có nhiều thay đổi, đặc biệt chính sách ưu đãi đặc thù về giáo dục, tạo tiền đề cho con em dân tộc Ơ Đu phát triển. Trong ảnh: Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Nga My, xã Văng Môn. (Nguồn: TTXVN)
Người Ơ Đu ở bản Văng Xôm hiện có 102 hộ, 345 nhân khẩu. Sau 17 năm về sinh cơ, lập nghiệp ở bản tái định cư, đời sống vật chất, tinh thần của bà con nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt. Trong ảnh: Người Ơ Đu ở làng Văng Môn bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. (Nguồn: TTXVN)
Đổi thay lớn nhất là bà con biết chú trọng vào công tác phát triển sản xuất, chăn nuôi, đặc biệt quan tâm đến việc học hành của con em. Ngoài ra, các phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa luôn được gìn giữ. Trong ảnh: Bà Vi Thị Dung (sinh năm 1947) là một trong những người nắm giữ được cách thức dệt và làm được bộ váy áo (áo, chân váy và thắt lưng) của người Ơ Đu. (Nguồn: TTXVN)
Hiện nay, 100% gia đình người dân tộc Ơ Đu được sử dụng điện lưới thắp sáng, nước hợp vệ sinh, được cấp thẻ Bảo hiểm y tế. trong ảnh: Phụ nữ Ơ Đu trong trang phục truyền thống. (Nguồn: TTXVN)
Điều dễ nhận thấy nhất ở bản Văng Môn là hệ thống đường giao thông nội bản đã được bê tông sạch sẽ. Nhà ở của người dân là hàng chục ngôi nhà sàn xây dựng theo mẫu chung nằm xen kẽ với những ngôi nhà sàn của người Thái, Khơ Mú. (Nguồn: TTXVN)
Thanh niên người Ơ Đu ở bản Văng Môn bào nhẵn cột gỗ để dựng nhà ở. (Ảnh: TTXVN)
To nhất, khang trang nhất là Nhà sinh hoạt cộng đồng của người Ơ Đu được xây dựng với kinh phí 4,5 tỷ đồng nằm ở trung tâm bản. (Nguồn: TTXVN)
Năm 2017, Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội dân tộc Ơ Đu giai đoạn 2016-2025 do tỉnh Nghệ An triển khai, đồng bào Ơ Đu được đầu tư hệ thống giếng khoan; hàng chục khung cửi phát triển nghề dệt may truyền thống; hàng chục chuồng bò xây mới kiên cố và hơn 300 con bò giống; hơn 70 máy cắt cỏ, cải tạo 8,5ha đất trồng cỏ và cung cấp cỏ giống... (Nguồn: TTXVN)
Trong những năm qua, các Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi đã đạt được những kết quả nhất định. Sự quan tâm đầu tư này tạo nên những tiền đề, tạo động lực để cộng đồng dân tộc Ơ Đu phát triển, vươn lên. (Nguồn: TTXVN)
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm, hai bên đã nâng cấp quan hệ Việt Nam-Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.
Đại sứ quán Thụy Điển tại Hà Nội đã trao tặng hơn 1.000 mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học và THCS tại Trường Tiểu học Nam Trung Yên, quận Cầu Giấy, Hà Nội.