📞

Cuộc sống của người dân gắn liền với rác thải ở Happyland, Philippines

Minh Nhật 14:25 | 25/10/2022
Tại Happyland - khu ổ chuột ở ngoại ô Manila, Philippines, tất cả mọi sinh hoạt đều gắn liền với rác thải…
Lối vào Happyland – một trong những khu dân cư không chính thức ở quận Tondo, Manila, Philippines. (Nguồn: The Guardian)
Happyland, theo tiếng địa phương “hapilan”, có nghĩa là rác thải hôi thối và về cơ bản nó là một bãi rác có người ở. (Nguồn: The Guardian)
Đây hiện là nơi ở của hàng chục nghìn người nghèo tại Philippines. Đa phần, họ đều là những người rất nghèo, đến nỗi những thức ăn thừa nhặt trong các túi rác đều có thể là một bữa ăn ngon của họ sau khi được chế biến lại. (Nguồn: The Guardian)
Cô bé ôm chú chó giữa đống rác. (Nguồn: The Guardian)
Người dân tìm kiếm rác thải nhựa trong đống rác, mang đến Happyland bán cho các cửa hàng tái chế. (Nguồn: The Guardian)
Philippines là một trong những quốc gia “đóng góp” nhiều nhất trên thế giới về chất nhựa dẻo được tìm thấy trong đại dương. (Nguồn: The Guardian)
Hằng năm, những cơn bão quét qua nước này, cuốn trôi rác, phần lớn là nhựa, vào các con sông, sau đó đổ ra biển. (Nguồn: The Guardian)
Sông Pasig đổ vào Vịnh Manila được cho là một trong những nơi bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa nhất thế giới. Lệnh cấm sử dụng nhựa dùng một lần và nỗ lực tái chế rác thải nhựa đã và đang giúp giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường tại Philippines. (Nguồn: The Guardian)
Trong ảnh là Amador Ang, người đang giúp dì của mình điều hành đại lý phế liệu G&B. Đây là cơ sở chuyên vận chuyển nhựa từ Happyland đến Plastic City - nơi thu mua đồ tái chế từ khắp Manila đưa đến. (Nguồn: The Guardian)
Công nhân đại lý G&B buộc đồ nhựa có thể tái chế lên xe tải để vận chuyển đến Plastic City. (Nguồn: The Guardian)
Người đàn ông mang một túi đầy nhựa đã được phân loại tới bán cho đại lý phế liệu G&B. Trung bình mỗi ngày họ kiếm được khoảng 400 Peso cộng với bữa trưa và đồ ăn nhẹ. (Nguồn: The Guardian)

Tại Plastic City, rác thải nhựa được cân và bán cho các công ty tái chế. Sau đó, chúng được xử lý thành các nguyên liệu thô dùng để làm chai lọ và hộp đựng thực phẩm. (Nguồn: The Guardian)

(theo The Guardian)