TIN LIÊN QUAN | |
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung chính thức bắt đầu | |
Trung Quốc: Kích động cuộc chiến thương mại, Washington “đang tự bắn chính mình” |
Ngày 6/7, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo đã đệ đơn kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), liên quan đến việc Washington áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Trung Quốc cho rằng Mỹ đã khơi mào "cuộc chiến thương mại quy mô lớn nhất trong lịch sử", sau khi các biện pháp của Washington áp mức thuế mới 25% đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD từ Trung Quốc, chủ yếu là máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ cao, chính thức có hiệu lực từ ngày 6/7.
Ngay sau đó, Trung Quốc cũng thông báo các biện pháp đáp trả thương mại nhằm vào Mỹ lập tức có hiệu lực. Các mức thuế "ăn miếng trả miếng" mà Mỹ và Trung Quốc đã áp đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá 34 tỷ USD mỗi bên.
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc bắt đầu khai màn vào ngày 6/7 . (Nguồn: AP) |
Trung Quốc cáo buộc Mỹ đã khởi động “cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử”. Do đây là đợt trả đũa thương mại qua lại đầu tiên giữa Mỹ và Trung Quốc, nên doanh nghiệp Mỹ và cuối cùng là người tiêu dùng Mỹ, có thể phải tốn kém hơn khi mua các hàng hóa do Trung Quốc sản xuất, như thiết bị xây dựng và các loại máy móc khác.
Trong khi đó, các nhà cung cấp đậu tương, thịt lợn và rượu whiskey của Mỹ có thể mất lợi thế cạnh tranh tại thị trường Trung Quốc.
Theo giới chuyên gia, các mức thuế trên không thể gây ra những tác động tiêu cực lớn cho hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này. Ông Gregory Daco, chuyên gia về kinh tế Mỹ tại Oxford Economics đã ước tính rằng, các mức thuế trên sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Trung Quốc “mất” tối đa là 0,2 điểm phần trăm.
Tuy vậy, cuộc xung đột thương mại này có thể sớm leo thang. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, ông chuẩn bị áp thuế đối với 550 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, một con số còn cao hơn mức 506 tỷ USD hàng hóa mà Trung Quốc đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ trong năm 2017.
Việc gia tăng áp đặt các mức thuế trả đũa qua lại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động đầu tư, khi các doanh nghiệp “án binh bất động” để chờ xem liệu Chính phủ Mỹ có thể đạt được một thỏa thuận “đình chiến” với Trung Quốc hay không. Một số doanh nghiệp có thể sẽ dừng tuyển dụng lao động cho đến khi tình hình trở nên sáng sủa hơn.
Theo ông Dec Mullarkey, Giám đốc quản lý các chiến lược đầu tư Sun Life Investment Management, xung đột thương mại là mối nguy lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế.
Những tác động trực tiếp sẽ gia tăng khi niềm tin doanh nghiệp sụt giảm và các quyết định đầu tư bị trì hoãn. Các thị trường vẫn đang hy vọng các nền kinh tế trên thế giới quay lại trở lại bàn đàm phán để tìm cách giải quyết những bất đồng thương mại.
Mỹ sẽ hạn chế đầu tư vào các nước muốn đánh cắp công nghệ Những biện pháp hạn chế đầu tư sắp tới của Bộ Tài chính Mỹ không chỉ nhằm cụ thể vào Trung Quốc, mà sẽ áp ... |
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đẩy giá vàng châu Á tăng Giá vàng châu Á nhích lên trong phiên sáng 18/6 giữa bối cảnh những lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc chiến thương ... |
Trung Quốc sẽ nhanh chóng "đáp trả" Mỹ để bảo vệ lợi ích kinh tế Ngày 15/6, Trung Quốc tuyên bố sẽ nhanh chóng đáp trả để bảo vệ nền kinh tế, nếu Mỹ gây ảnh hưởng đến lợi ích ... |