📞

Đa dạng sinh học có giúp giảm bệnh tật?

15:11 | 12/04/2013
Một nghiên cứu mới công bố đã chỉ ra lỗ hổng trong một lý thuyết đã được công nhận rộng rãi trước đó với nội dung "kết hợp sự đa dạng sinh học với việc giảm thiểu bệnh tật cho con người".

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, hiện có hơn 3/4 số bệnh tật mới xuất hiện hoặc tái xuất hiện do các mầm bệnh có nguồn gốc từ động vật. Nhưng theo một nghiên cứu về môi trường của James Holland Jones và nhà sinh thái học Dan Salkeld thuộc Học viện Stanford Woods (Mỹ), lý thuyết nổi tiếng về việc thuyên giảm nguy cơ lây lan của những tác nhân gây bệnh - một trong những ý tưởng quan trong nhất trong sinh thái dịch bệnh - có vẻ không chính xác.

"Nỗ lực làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh" lập luận rằng, hiểm họa bệnh dịch cho con người sẽ giảm xuống khi mà sự đa dạng về con giống trong khu vực tăng lên. Ví dụ, một con ve có cơ hội truyền bệnh Lyme (bệnh phát ban kinh niên) sang người cao hơn nếu trước đó con ve này có ít lựa chọn về vật chủ để sống kí sinh, ngoài giống chuột chân trắng mang sẵn vi khuẩn bệnh Lyme. Theo lý thuyết này, nếu vật chủ mang sẵn mầm bệnh, thì nguy cơ lây nhiễm bệnh và lan rộng tới con người sẽ đi xuống.

Theo James Holland Jones, nếu điều đó là đúng, thì những nỗ lực làm giảm nguy cơ mắc bệnh sẽ có nghĩa là: Sự bảo tồn các loài động vật và chương trình y tế cộng đồng có thể được thống nhất trong cùng một mục tiêu chung: Bảo vệ đa dạng sinh học và bảo vệ con người chống lại nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là ý tưởng này không đảm bảo được rằng nó thực sự đúng về mặt khoa học.

Trong nghiên cứu đầu tiên để đánh giá chính thức hiệu quả làm giảm nguy cơ lây bệnh, hai tác giả Jones, Salked cùng với nhà nghiên cứu Kerry Padgett - thuộc Sở Y tế cộng đồng California (Mỹ) - đã thử nghiệm giả thuyết thông qua một phân tích tổng hợp dựa trên các nghiên cứu đánh giá mối liên hệ giữa đa dạng sinh học và nguy cơ lây nhiễm bệnh sang người. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa sự đa dạng sinh học và sự lây lan dịch bệnh rất đa dạng và nó phụ thuộc vào hệ thống dịch bệnh, hệ sinh thái địa phương và có lẽ cả bối cảnh xã hội con người.

Phân tích cũng chỉ ra rằng, vai trò riêng lẻ của các loài vật chủ và sự tương tác của chúng với những vật chủ khác, với những vật chủ trung gian và với các mầm bệnh có ảnh hưởng nhiều hơn trong việc xác định nguy cơ lây nhiễm bệnh. Salked cho biết, sinh học bệnh Lyme ở vùng Đông bắc nước Mỹ rõ ràng khác biệt với hệ sinh thái của bệnh Lyme ở California. Ở vùng Đông Bắc có mùa Xuân dài hơn và những vật chủ cho loài ve sống ký sinh cũng phong phú hơn. Còn ở California, thời tiết ôn hòa hơn và có rất nhiều thằn lằn (vật chủ ký sinh ưa thích của loài ve) nhưng không truyền vi khuẩn bệnh Lyme. Vì vậy, những con thằn lằn này nên được xem như là mẫu động vật duy nhất trong các nghiên cứu về nguy cơ truyền bệnh trong môi trường sống của chúng. Hay như Salked nói tất cả các động vật đều bình đẳng nhưng một vài con sẽ bình đẳng hơn.

Mặc dù vậy, các nhà khoa học vẫn ủng hộ sự bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái tự nhiên để giảm nguy cơ mắc bệnh và cho rằng đây là việc làm đơn giản hóa sinh thái bệnh của cơ thể và dịch tễ học. Thêm vào đó, để kiểm soát hiệu quả hơn các bệnh truyền từ động vật sang người cần phải tìm hiểu kĩ lưỡng về quá trình truyền bệnh của các tác nhân gây bệnh.

Đặc biệt, Jones, Salked và Padgett khuyến cáo các nhà nghiên cứu nên tập trung nhiều hơn vào mối liên quan giữa nguy cơ lây nhiễm bệnh với đặc điểm các loài động vật và các cơ chế của hệ sinh thái. Họ cũng kêu gọi các nhà khoa học báo cáo dữ liệu nghiên cứu trên cả hai mặt tỷ lệ lây nhiễm và mật độ lây nhiễm (ví dụ như mức độ lây nhiễm ở vật chủ) và mức độ lây nhiễm trong cộng đồng dân cư địa phương.

Các tác giả lưu ý, đối với những phân tích tổng hợp của họ, các nhà nghiên cứu có thể tìm thấy chỉ có 13 nghiên cứu được công bố và ba bộ dữ liệu chưa được công bố - những nghiên cứu kiểm tra mối quan hệ giữa đa dạng sinh học và nguy cơ lây nhiệm bệnh từ động vật sang người. "Loại nghiên cứu này vẫn đang trong giai đoạn mới mẻ. Việc công bố các dữ liệu có hạn sẵn có, các kết luận liên quan đến mối quan hệ giữa dịch bệnh và đa dạng sinh học nên được xem xét một cách cẩn trọng"

Tuy nhiên, Jones cho biết, những tiến bộ trong lĩnh vực đa dạng sinh học sẽ phải xuất phát từ những hiểu biết về cơ chế sinh thái. Chúng ta cần làm sáng tỏ những thay đổi thay vì lãng phí thời gian tranh luận rằng sự đa dạng của các loài động vật sẽ luôn tránh được nguy cơ truyền bệnh từ động vật sang người.

Minh Ngọc