Cờ Mỹ và Niger treo tại một căn cứ dành cho lực lượng xây dựng căn cứ máy bay không người lái ở Agadez hồi năm 2028. (Nguồn: AP) |
AFP đưa tin, Bộ trưởng Nội vụ Niger Mohamed Toumba đã gặp đại sứ Mỹ Kathleen FitzGibbon trong cùng ngày để thảo luận về vấn đề này.
Tin liên quan |
Công nhận việc lật đổ Tổng thống Niger là đảo chính, Mỹ ‘thẳng tay’ cắt viện trợ Niamey |
Bà FitzGibbon nói với ông Toumba rằng, Washington đã "lưu ý đến quyết định" của Niger về việc rút khỏi thỏa thuận quân sự và sẽ quay lại cùng với kế hoạch rút hơn 1.000 lính Mỹ đóng tại Niger.
Trong khi đó, tại Washington, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller từ chối bình luận về khẳng định của Bộ Nội vụ Niger và cho biết, tình trạng của quân đội Mỹ “nói chung” cho đến nay vẫn như cũ.
Thông báo Mỹ đã liên lạc với các cơ quan liên quan để làm rõ các tuyên bố về quân đội, ông Miller khẳng định đã có những cuộc thảo luận về vấn đề này, song không nghĩ việc công khai chúng ra sẽ có lợi.
Ngày 16/3, chính quyền quân sự ở Niger thông báo chấm dứt ngay lập tức một thỏa thuận quân sự cho phép quân nhân và nhân viên dân sự Bộ Quốc phòng Mỹ hiện diện ở quốc gia châu Phi này.
Quyết định được đưa ra sau chuyến thăm Niger của giới chức Mỹ, do Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Phi Molly Phee đứng đầu, có sự tham gia của Tướng Michael Langley, Tư lệnh Bộ chỉ huy châu Phi.
Tuy nhiên, hôm 21/3, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh quốc tế Celeste Wallander cho biết, chính quyền quân sự ở Niamey "chưa yêu cầu hoặc đề nghị quân đội Mỹ rời đi. Thực ra có một thông điệp khá lẫn lộn. Chúng tôi đang theo dõi và làm rõ vấn đề này".
Trong năm 2023, Mỹ đồn trú khoảng 1.100 binh sĩ tại Niger tại hai căn cứ, trong đó có một căn cứ máy bay không người lái, được xây dựng gần Agadez ở miền Trung quốc gia Tây Phi, với chi phí lên tới hơn 100 triệu USD.
Từ năm 2018, căn cứ máy bay không người lái đã được sử dụng để tấn công các nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và nhóm Jama'at Nusrat al-Islam wal Muslimeen (JNIM) - một nhánh của tổ chức al-Qaeda, ở khu vực Sahel.
Giữa lúc Niger "xé" thỏa thuận hợp tác với Mỹ, chính quyền quân sự của quốc gia Tây Phi lại đang rút ngắn dần khoảng cách với Nga.
Hồi tháng 1, Nga và Niger nhất trí tăng cường quan hệ quân sự trong chuyến thăm của Thủ tướng quốc gia Sahel Ali Lamine Zeine tới Moscow.
Hôm 26/3, theo thông cáo báo chí chính thức của Niger, người đứng đầu chính quyền quân sự của nước này Abdourahamane Tiani đã điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc tăng cường hợp tác an ninh song phương.
Thông cáo của Niger cho biết, hai nguyên thủ quốc gia đã thảo luận về sự cần thiết phải tăng cường hợp tác an ninh để đối mặt với các mối đe dọa hiện tại.
Hồi giữa tháng này, Lầu Năm Góc đã cảnh báo Niger về đà phát triển quan hệ đầy tiềm năng của nước này với Nga và Iran .
| Tin thế giới 27/3: Tổng thống Nga liên hệ với loạt nước châu Phi; Bắc Kinh nói Mỹ đừng nên kiềm chế Trung Quốc; Hezbollah tấn công Israel Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua. |
| Ba nước Tây Phi hé lộ thông tin về liên minh mới, muốn 'mang niềm vui lớn' cho người dân Ngày 15/2, các bộ trưởng của 3 nước Burkina Faso, Mali và Niger đã gặp nhau tại thủ đô Ouagadougou của Burkina Faso để thảo ... |
| Hungary tuyên bố giữ liên lạc với lãnh đạo Nga đến cùng, Czech tính 'đường dài' về việc cử Đại sứ ở Moscow Hai nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mới đây đều lên tiếng về các ... |
| Nga phàn nàn bị Pháp phớt lờ, Ukraine có thể mất thêm lãnh thổ vì sự chần chừ của Mỹ Ngày 27/3, Đại sứ Nga tại Pháp Alexey Meshkov tuyên bố, Moscow và Paris sẽ không đối thoại về lệnh ngừng bắn trong xung đột ... |
| Sản xuất tại nền kinh tế đầu tàu châu Âu đối mặt nhiều vận mệnh khác nhau, người dân mệt mỏi đi tìm ‘ánh sáng cuối đường hầm’ Các nhà điều hành trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng, như thép và hóa chất, cũng như các chính trị gia, đã cảnh ... |