Đại biểu Quốc hội: Quan tâm đến mức sống của cán bộ, công chức để phòng, chống tham nhũng

Anh Sơn - Linh Chi
Chiều 21/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại biểu Quốc hội: Quan tâm đến mức sống của cán bộ, công chức để phòng, chống tham nhũng
Toàn cảnh phiên thảo luận của Quốc hội chiều 21/11.

Nhiều khó khăn của ngành tư pháp chưa được giải quyết

Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương bày tỏ thống nhất cao với các báo cáo của ngành tư pháp và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp.

Nhằm đề xuất giải pháp giải quyết những khó khăn của ngành tư pháp, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân góp ý đối với 5 kiến nghị của viện kiểm sát (VKS) và 5 khó khăn của tòa án nhân dân (TAND) tại Báo cáo số 110 cần được Quốc hội xem xét đưa vào Nghị quyết Kỳ họp thứ 6 để các cơ quan có liên quan thực hiện.

Đại biểu cho rằng, báo cáo những năm qua đã ghi nhận các hạn chế này nhưng đến nay nhiều nội dung chưa đưa vào giải quyết. Đơn cử báo cáo của hai cơ quan TAND và VKS đều nêu khó khăn về biên chế, tài chính chưa bố trí đảm bảo, nhiều áp lực, chưa đảm bảo thực thi nhiệm vụ.

Tin liên quan
Thuế tối thiểu toàn cầu: Cần trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ phương Tây và ASEAN Thuế tối thiểu toàn cầu: Cần trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ phương Tây và ASEAN

Do đó, đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân quan tâm nhất về thực trạng biên chế và nhu cầu vị trí, việc làm, bao gồm cả vị trí, việc làm về chức danh tư pháp và vị trí, việc làm về hành chính, công nghệ thông tin, quản lý dữ liệu số trong toàn ngành, tình trạng cán bộ ngành tư pháp nghỉ việc và nguyên nhân cơ chế ngân sách nhà nước đảm bảo cho một biên chế trong từng ngành tư pháp và đảm bảo cho hoạt động thực tế của ngành theo luật định.

Đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân đề nghị pháp luật cần quy định rõ hơn nội dung do ngân sách nhà nước của địa phương đảm bảo mức nào, hỗ trợ ra sao cho các cơ quan tư pháp cùng cấp để hoạt động hiệu quả.

Ngoài ra, kiến nghị nếu chưa có giải pháp bố trí đầy đủ biên chế cho các ngành tư pháp ở các cấp thì cần có cơ chế tài chính đảm bảo để Tòa án nhân dân, VKSND các cấp thuê mướn nhân lực, dịch vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại, nhất là trong lĩnh vực số hóa hồ sơ, tống đạt các quyết định công nghệ thông tin, thực hiện các nhiệm vụ mới.

Song song với đó, bà Nguyễn Thị Ngọc Xuân kiến nghị Chính phủ, Quốc hội cần có cơ chế, chính sách hợp lý cho các cơ quan tư pháp và chế độ đãi ngộ tương xứng cho cán bộ, công chức trong lĩnh vực tư pháp phù hợp với số lượng, tính chất công việc, địa bàn phát triển.

"Điều này chính là cụ thể hóa quan điểm Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phát triển nhân lực tư pháp đủ số lượng, bảo đảm chất lượng, có cơ cấu hợp lý, đổi mới chính sách, chế độ tiền lương, thời hạn bổ nhiệm và cơ chế bảo đảm để đội ngũ cán bộ tư pháp yên tâm công tác liêm chính, công tâm, chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là với đội ngũ thẩm phán.

Đồng thời cần sớm nghiên cứu ban hành Luật Thừa phát lại đã được Quốc hội khóa XIII giao cho Chính phủ phối hợp với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân xây dựng Luật Thừa phát lại trong Quốc hội khóa 14 nhưng đến nay còn chậm", bà Xuân bày tỏ.

Chính sách lương phụ cấp của còn nhiều bộc lộ, bất cập

Về vấn đề chống tham nhũng, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh, đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa cho rằng, các đại biểu Quốc hội và cử tri ghi nhận sự nỗ lực của các cơ quan khi thực hiện các chức năng nhiệm vụ và đạt được những kết quả đã nêu trong báo cáo.

"Tình hình kinh tế - xã hội phát triển rất nhanh và mạnh mẽ, kinh tế càng phát triển thì mâu thuẫn tranh chấp kinh tế không thể tránh khỏi, kể cả vi phạm pháp luật và tội phạm. Chúng tôi ghi nhận những nỗ lực trong phòng chống tội phạm, đã khởi tố truy tố và xét xử, tạo lập được niềm tin của người dân, của cử tri, tin tưởng vào pháp luật, vào công lý và xa hơn nữa là tin tưởng vào chế độ", ông Thịnh nói.

Cho ý kiến về báo cáo của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh đánh giá, báo cáo rất khái quát nhưng lại rất cụ thể, phản ánh được sự đóng góp to lớn của ngành Kiểm sát trong việc giữ gìn bảo vệ hiến pháp vào bảo vệ pháp luật, quá trình thực thi pháp luật trong thực tiễn cuộc sống đất nước ta.

Tuy vậy, đại biểu nhận thấy còn một số vấn đề cần được góp ý thêm, đó là báo cáo mới chỉ nêu được những việc đã làm của ngành kiểm sát theo chức năng nhiệm vụ được giao.

Trước diễn biến về tình hình tội phạm vi phạm pháp luật cũng như tình hình khiếu kiện hành chính tranh chấp dân sự kinh doanh thương mại, lao động, hôn nhân và gia đình, tình hình những năm tiếp theo năm 2024, 2025 sẽ như thế nào, trong báo cáo công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân tối cao chưa đưa ra được những dự báo để ngành kiểm soát có thể làm tốt hơn công tác được giao phó trong thời gian tới.

Báo cáo cũng chưa đề xuất được với Quốc hội những giải pháp đối với việc đối phó với tình hình có liên quan đến chức năng của Quốc hội trong công tác xây dựng pháp luật, giám sát và thực thi pháp luật trong từng lĩnh vực.

Liên quan tới giải pháp phòng ngừa tội phạm nói chung và tham nhũng nói riêng, đại biểu Bố Thị Xuân Linh, đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đề xuất bổ sung nhiều giải pháp ngoài các giải pháp Chính phủ đưa ra.

Theo đó, bà Linh đề nghị cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chế độ tiền lương hợp lý, nâng cao mức sống của người lao động.

"Lương và phụ cấp là những khoản thu chính và nguồn sống chính của cán bộ công chức. Tuy nhiên, thực tiễn đã cho thấy rằng, chính sách lương phụ cấp của còn nhiều bộc lộ, bất cập. Để góp phần công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có hiệu quả cần phải quan tâm đến mức sống của cán bộ, công chức và viên chức, phấn đấu để cho họ sống bằng lương và có mức thu nhập tương đương với mức thu nhập khá trong toàn xã hội", đại biểu Bình Thuận nêu.

Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị có cơ chế, chế tài bảo đảm cho việc giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội có hiệu lực trên thực tế và tiếp tục hoàn thiện, nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng về công tác phòng, chống tham nhũng.

Bà Linh đề nghị, trong quá trình xử lý những người vi phạm cần có sự phân loại đối tượng như đối tượng chủ mưu, đối tượng cầm đầu cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh. Những người vi phạm do thực hiện theo sự chỉ đạo của người đứng đầu, của cấp trên cần phải được xem xét có chính sách khoan hồng.

Phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng

Phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa điểm tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng

Ngày 24/10, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1228/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Bảo quản, Tu bổ, Phục hồi Di tích lịch ...

Các đại biểu tham dự Đại hội đồng IPU 147 đánh giá cao ý kiến và đề xuất của đoàn Việt Nam

Các đại biểu tham dự Đại hội đồng IPU 147 đánh giá cao ý kiến và đề xuất của đoàn Việt Nam

Đoàn Việt Nam có 4 đại biểu Quốc hội đã tham dự tất cả các hoạt động của Đại hội đồng IPU 147 một cách ...

Toàn văn Quy định 131 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Toàn văn Quy định 131 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Ngày 27/10, thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định 131-QĐ/TW (Quy định 131) ...

Đại biểu Quốc hội: Cần giới hạn trong quy định quyền sử dụng đất của đơn vị sự nghiệp công lập

Đại biểu Quốc hội: Cần giới hạn trong quy định quyền sử dụng đất của đơn vị sự nghiệp công lập

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, chiều 3/11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về một số nội ...

Phát huy vai trò tiên phong của báo chí trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Phát huy vai trò tiên phong của báo chí trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Tối 5/11, Lễ trao Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022-2023 đã vinh danh 54 tác ...

Bài viết cùng chủ đề

Quốc hội khóa XV

Đọc thêm

Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Kenya

Thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Kenya

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Việt Nam-Kenya thúc đẩy trao đổi đoàn các cấp, đặc biệt là cấp cao, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực tiềm ...
Ethiopia mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp

Ethiopia mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp

Chủ tịch nước Lương Cường hoan nghênh kế hoạch của Hãng hàng không Ethiopia khai trương đường bay mới từ Addis Ababa đến Hà Nội vào tháng 7 tới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm Việt Nam: Mốc son mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thăm Việt Nam: Mốc son mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận ...
UAE mong muốn hợp tác hơn nữa với Việt Nam trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu

UAE mong muốn hợp tác hơn nữa với Việt Nam trong lĩnh vực chống biến đổi khí hậu

Bộ trưởng Biến đổi khí hậu và môi trường UAE hoan nghênh Việt Nam xem xét tham gia Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế IRENA có trụ sở ...
Giá vàng hôm nay 17/4/2025: Giá vàng bỏ xa 'giấc mơ cũ', khởi động của một xu hướng lớn hơn nhiều, mục tiêu mới là 4.000 USD?

Giá vàng hôm nay 17/4/2025: Giá vàng bỏ xa 'giấc mơ cũ', khởi động của một xu hướng lớn hơn nhiều, mục tiêu mới là 4.000 USD?

Giá vàng hôm nay 17/4/2025: Giá vàng bỏ xa 'giấc mơ cũ', khởi động của một xu hướng lớn hơn nhiều, mục tiêu mới là 4.000 USD?
Tin thế giới 16/4: Nga không thể chấp nhận toan tính của châu Âu, Iran dứt khoát cự tuyệt Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc thăm Malaysia

Tin thế giới 16/4: Nga không thể chấp nhận toan tính của châu Âu, Iran dứt khoát cự tuyệt Mỹ, Chủ tịch Trung Quốc thăm Malaysia

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
Động lực hội nhập với CELAC

Động lực hội nhập với CELAC

Hội nghị thượng đỉnh các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của CELAC tại Honduras là cơ hội để tạo thêm động lực hội nhập cho khu vực.
Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Xung đột Nga-Ukraine: Thỏa thuận ngừng bắn, lòng tin, con bài và bao giờ đến đích

Các bên đều nói đến thỏa thuận ngừng bắn, chấm dứt xung đột. Tiến trình đạt bước tiến nhỏ, nhưng xem ra còn phải vượt qua rất nhiều vật cản.
Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Tổng tuyển cử Australia: Con đường nào phía trước?

Dù chỉ là sự kiện chính trị ba năm một lần nhưng cuộc tổng tuyển cử vào ngày 3/5 tới được coi là sẽ quyết định con đường đi của Australia...
Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Trung Đông trong vòng xoáy bạo lực

Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn, Israel đã mở lại các cuộc không kích vào lãnh thổ Lebanon.
Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Kế hoạch đưa lực lượng gìn giữ hòa bình châu Âu đến Ukraine, toan tính và tính khả thi

Thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Ukraine đang dò dẫm từng bước thì lãnh đạo một số nước châu Âu sốt sắng chuẩn bị kế hoạch gìn giữ hòa bình...
Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin không đạt kết quả như trông đợi, nhưng gợi mở những vấn đề hệ trọng.
Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Đàm phán Mỹ-Iran: Phía trước là cánh cửa hẹp, phía sau là bầu trời rộng lớn

Mỹ và Iran thể hiện thiện chí đàm phán giảm leo thang căng thẳng. Với thực tế diễn ra trong 6 năm qua, cánh cửa đàm phán này không dễ dàng.
Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Truyền thông Trung Quốc đưa đậm nét về quan hệ Việt-Trung

Đây là chuyến thăm thứ tư của Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình tới Việt Nam sau các chuyến thăm cấp Nhà nước vào các năm 2015, 2017 và 2023.
Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Đừng để cha mẹ phải chịu hậu quả của việc lạm dụng mạng xã hội

Paul Diệp và Stephen Tsang cho rằng, cộng đồng cần chung tay giải quyết vấn đề khi tác động đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người trẻ tuổi trở nên đáng báo ...
Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Anh có thể không cần trả đũa 'cuộc chiến thuế quan' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát động trên toàn cầu.
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Phiên bản di động