“Đại hội thể thao nào cũng xin đăng cai, sẽ rất tốn kém!"

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Hồng Minh - Nguyên vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao (Tổng cục TDTT, trước đây là Ủy ban TDTT). Theo ông Minh, sau Đại hội thể thao bãi biển châu Á lần thứ 5 vừa bế mạc tại Đà Nẵng, Việt Nam cần xem xét việc lựa chọn những đấu trường phù hợp với điều kiện hiện nay.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dai hoi the thao nao cung xin dang cai se rat ton kem ABG 5: Việt Nam ghi dấu ấn đậm nét
dai hoi the thao nao cung xin dang cai se rat ton kem Chưa tìm được chủ nhà của ABG 6

Đoàn Việt Nam lần đầu tiên đứng nhất toàn đoàn với 52 HCV, vượt qua các đối thủ mạnh như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, tại Đại hội thể thao bãi biển châu Á 2016 (ABG 5). Ông suy nghĩ gì về thành tích này của đoàn Việt Nam?

Trước tiên chúng ta phải hiểu rằng chức năng của thể thao bãi biển là thể thao giải trí, trước đây không phát triển nhưng trong khoảng 20-30 năm nay được nhiều nước trên thế giới quan tâm. Thể thao trước đây chủ yếu là thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao thì bây giờ chúng ta có thể thao giải trí. Điều này giúp cho đời sóng con người phong phú hơn, nên rõ ràng thể thao bãi biển có vai trò tích cực ở mặt này.

Ngoài ra, thể thao bãi biển cổ vũ con người tập luyện, nâng cao tinh thần. Tuy nhiên, thể thao bãi biển phải là những môn thể thao ở trên biển, như thuyền buồm, lướt ván, trượt sóng...và một số thể thao truyền thống nhưng chúng ta mang ra bãi biển chơi như bóng đá bãi biển, bóng chuyền bãi biển, bóng ném bãi biển... Đây là những môn có thể chơi trên cát.

Việt Nam đã mang nhiều môn trong nhà ra bãi biển chơi như võ thuật, thể hình, pencak silat, vovinam, võ cổ truyền mà không tập trung vào những môn bãi biển như thuyền buồm, lướt ván, dù lượn...

dai hoi the thao nao cung xin dang cai se rat ton kem
Theo ông Nguyễn Hồng Minh, ABG 5 tổ chức không mang lại nhiều hiệu quả. (Ảnh minh họa: P.N)

Như vậy, tác dụng tốt của thể thao bãi biển là giải trí và Đà Nẵng đã hưởng lợi từ sự quảng bá du lịch, giới thiệu đất nước, con người.

Nói tóm lại thể thao bãi biển không phải là thể thao thành tích cao. Mỗi đại hội, mỗi môn, nội dung có một chương trình, mục đích khác nhau.

Theo ông vì sao chúng ta lại giành số huy chương lớn như vậy?

Việt Nam không tổ chức được nhiều môn trên biển mà đưa các môn trong nhà ra thi đấu. Tất nhiên trong bất cứ cuộc đấu nào, giải đấu nào thì sự nỗ lực của các HLV, VĐV luôn được trân trọng vì họ đã thi đấu vì màu cờ sắc áo, vì chiến thắng.

Việt Nam có sự chuẩn bị tốt cho đại hội lần này, điều đó ai cũng phải thừa nhận. Các đội tuyển được tập trung, tập huấn rất tốt. Ngoài ra, chủ nhà có thế mạnh, lợi thế trong việc lấy huy chương, cụ thể là đưa các môn mạnh của chúng ta. Đây chính là chiến thuật lấy huy chương. Các nước thường không đánh giá cao chiến thuật này, mà họ quan tâm tới luật thi đấu, điều lệ, sự sòng phẳng...

Các nước không coi trọng thành tích ở các giải này, nên không cử VĐV xuất sắc, ưu tú. Từ những vấn đề trên đây, thì việc chúng ta giành tới 52 HCV cũng là dễ hiểu, nhưng thực tế ở một giải đấu thể thao thành tích cao làm sao chúng ta có thể đứng trên được các cường quốc như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Iran... Như vậy, cá nhân tôi không đánh giá cao thành tích đứng đầu của đoàn Việt Nam.

Như vậy rõ ràng đây là một kỳ đại hội mà chúng ta đã rất tốn kém nhưng hiệu quả thu lại không cao. Vậy đâu là bài học cho thể thao Việt Nam, thưa ông?

Chúng ta cần phải lựa chọn đấu trường nào, sân chơi nào, trong điều kiện khó khăn về tài chính, tổ chức như hiện nay. Chúng ta phải quan tâm hơn tới sự đầu tư cho các môn thể thao thành tích cao, với mấy trăm tỷ đăng cai đại hội này thì đầu tư cho các môn hướng tới Asiad, Olympic có hơn không, chứ cái gì cũng làm, sẽ phân tán nguồn lực, sự chỉ đạo.

Nói tóm lại là nếu chúng ta có tiền, có điều kiện thì tổ chức, còn không thì tập trung vào các mục tiêu chính.

Cần phải nhắc lại đại hội AIG 3 tổ chức năm 2009, khi đó chẳng quốc gia nào đăng cai thì chúng ta nhận, sau đó thì đại hội này cũng không được tổ chức nữa vì không hiệu quả. Đại hội thể thao bãi biển châu Á lần này cũng vậy, sau Việt Nam hiện chưa có quốc gia nào nhận đăng cai tiếp theo.

Chúng ta cần xem xét lại, phải có trách nhiệm lựa chọn đấu trường trong điều kiện tương ứng hiện nay.

Xin cảm ơn ông!

dai hoi the thao nao cung xin dang cai se rat ton kem ABG 5: Việt Nam ghi dấu ấn đậm nét

Việt Nam đã được bạn bè quốc tế đánh giá cao về công tác tổ chức. Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung ...

dai hoi the thao nao cung xin dang cai se rat ton kem Chưa tìm được chủ nhà của ABG 6

Lá cờ của Hội đồng Olympic châu Á (OCA) đã không được trao cho quốc gia nào trong Lễ bế mạc Đại hội Thể thao ...

dai hoi the thao nao cung xin dang cai se rat ton kem CĐV leo lên dàn đèn xem trận bóng ném Việt Nam - Trung Quốc

Để xem tận mắt trận chung kết môn bóng ném nữ giữa Việt Nam và Trung Quốc, rất nhiều khán giả chủ nhà cũng như ...

PV. (theo Dân Trí)

Đọc thêm

Hành trình 69 năm giữ biển vẻ vang của chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam

Hành trình 69 năm giữ biển vẻ vang của chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam

Trải qua 69 năm, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã nối tiếp nhau xây đắp và tô thắm truyền thống vẻ vang ...
Cách tích hợp ChatGPT vào Google Docs giúp bạn sử dụng thuận tiện hơn

Cách tích hợp ChatGPT vào Google Docs giúp bạn sử dụng thuận tiện hơn

Bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tích hợp ChatGPT vào Google Docs trên máy tính giúp bạn soạn thảo văn bản một cách thuận tiện ...
Hoa hậu Nông Thúy Hằng giữ vị trí Giám đốc quốc gia cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị quốc tế tại Việt Nam

Hoa hậu Nông Thúy Hằng giữ vị trí Giám đốc quốc gia cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị quốc tế tại Việt Nam

Hoa hậu Nông Thúy Hằng mới cho biết, cô chính thức được bổ nhiệm là Giám đốc quốc gia cuộc thi Hoa hậu Hữu nghị quốc tế tại Việt Nam.
FIFA lần đầu công bố bảng xếp hạng futsal, đội tuyển Việt Nam đứng ở vị trí nào?

FIFA lần đầu công bố bảng xếp hạng futsal, đội tuyển Việt Nam đứng ở vị trí nào?

Hôm qua (6/5), FIFA lần đầu công bố bảng xếp hạng futsal thế giới, đội tuyển futsal Việt Nam xếp thứ 33 thế giới, dưới Thái Lan và Indonesia.
Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ý nghĩa lịch sử và tầm vóc thời đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5: Đàm phán Trung Đông không có tiến triển, dầu thế giới tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 7/5, đầu tuần tăng nhẹ chưa đến 50 cent do đàm phán về một thỏa thuận ngừng bắn giữa Hamas và Israel không có tiến ...
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Truyền thông Cuba ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Theo hãng thông tấn Cuba Prensa Latina, Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã ghi danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào biên niên sử quân sự đương thời.
Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Điện Biên Phủ dưới lăng kính của báo chí quốc tế

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo quốc gia và quốc tế, nhiều sách, báo được công bố có liên quan đến sự kiện Điện Biên Phủ.
Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Báo chí Lào: Chiến thắng Điện Biên Phủ là niềm tự hào của cả ba nước Đông Dương

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, báo chí Lào đã có các bài viết ca ngợi sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa với ba nước Đông Dương.
Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo chí Mexico ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ vang vọng như một bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ XX

Báo Mexico đã nhấn mạnh những yếu tố chìa khóa quan trọng làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, trong đó có tinh thần đoàn kết.
Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

'Gợi mở' những chiến lược cần có để tạo bước ngoặt trong ứng phó với chủ nghĩa khủng bố hiện đại

Báo Arab News của Saudi Arabia vừa đăng bài viết với nhan đề 'Thế giới làm thế nào để ứng phó với chủ nghĩa khủng bố'.
Phiên bản di động