Đại hội XIII: Phát huy sức mạnh thời đại trong bảo vệ an ninh quốc gia

TGVN. Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chiều 28/3, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an giới thiệu chuyên đề “Những nhận thức mới, tư duy mới về an ninh quốc gia, bảo vệ an ninh quốc gia”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày chuyên đề: “Những nhận thức mới và tư duy mới về an ninh quốc gia”. (Nguồn: TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày chuyên đề Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chiều 28/3. (Nguồn: TTXVN)

Đại tướng Tô Lâm nhấn mạnh Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo duy trì an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận chỉ đạo về công tác bảo vệ an ninh quốc gia.

Đại tướng Tô Lâm cho biết qua 13 kỳ Đại hội Đảng, nhiệm vụ tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó có nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, luôn được đề cập và bổ sung, phát triển từ nhận thức, tư duy đến đánh giá, dự báo tình hình, xác định mục tiêu, phương hướng, chủ trương, giải pháp thực hiện.

Tư duy mới về an ninh quốc gia

Bộ trưởng Tô Lâm cho biết văn kiện Đại hội XIII của Đảng, nhất là Báo cáo Chính trị đã nêu những nhận thức mới, tư duy mới về vấn đề an ninh toàn cầu, an ninh phi truyền thống và an ninh quốc gia so với Đại hội XII.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng ngày nay, Đại hội XIII của Đảng ta xác định: Vấn đề an ninh quốc gia cần được hiểu một cách toàn diện hơn, rộng hơn, sâu hơn, không chỉ có các vấn đề an ninh chính trị, quân sự truyền thống mà còn bao quát cả những vấn đề an ninh phi truyền thống, như: An ninh mạng; khủng bố, tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia; an ninh tài chính - tiền tệ; an ninh năng lượng; an ninh lương thực; an ninh môi trường, dịch bệnh; thậm chí cũng cần phải bàn đến “an ninh chính quyền”, “an ninh chế độ”…

Lần đầu tiên xác định “an ninh con người”, bảo vệ “an ninh con người” nhằm cụ thể hóa các tư tưởng lập hiến đã nêu trong Hiến pháp 2013 và trở thành các mục tiêu, định hướng phát triển đất nước từ năm 2021 đến 2025, 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Như vậy, Đại hội XIII của Đảng đặt nhân tố con người, an ninh con người làm trung tâm của mọi hoạt động, bảo vệ an ninh con người vừa là mục tiêu phấn đấu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định chính trị xã hội và xây dựng, phát triển đất nước trường tồn, thịnh vượng. Đại hội XIII xác định: “Chú trọng an ninh, an toàn là một trong những yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của người dân”, do vậy bảo vệ an ninh quốc gia cũng chính là bảo vệ cuộc sống của người dân.

Có thể khái quát: “An ninh con người là trạng thái người dân được sống ổn định, an toàn, không bị đe dọa bởi các nguy cơ xâm hại; bảo vệ an ninh con người là bảo đảm và thực thi đầy đủ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013, bảo đảm mọi người dân được sống ấm no, tự do, hạnh phúc trong một môi trường xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn, lành mạnh”.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu chính - Phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội (Hà Nội). (Nguồn: TTXVN)
Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu chính - Phòng họp Diên Hồng, Nhà Quốc hội, Hà Nội. (Nguồn: TTXVN)

Giải pháp mới trong bảo vệ an ninh quốc gia

Theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực sẽ tiếp tục diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định. Trong nước, dưới góc độ thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc gia, đất nước ta đang đứng trước 3 thách thức lớn đe dọa trực tiếp đến sinh mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ.

Đó là: Âm mưu, hoạt động chống phá, gây bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, phản động ngày càng thâm độc, nguy hiểm hơn. Nguy cơ đe dọa chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông, gắn với thách thức trong xử lý quan hệ với các nước lớn và giữ vững uy tín của Đảng, chế độ trước nhân dân ngày càng gia tăng. Nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với suy giảm lòng tin của nhân dân diễn biến phức tạp.

Trong 3 thách thức nêu trên, Đại tướng Tô Lâm cho rằng “nguy cơ mất an ninh chính trị nội bộ, suy giảm thế trận lòng dân, làm suy yếu sức chiến đấu của Đảng, của chế độ ta từ gốc, từ bên trong” là nguy hiểm nhất.

Bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tác động sâu sắc đến tư duy về sức mạnh, nguồn lực bảo vệ an ninh quốc gia, nhất là sức mạnh tổng hợp quốc gia gồm 9 yếu tố cấu thành: Vị trí địa lý; nguồn tài nguyên thiên nhiên; khả năng sản xuất công nghiệp; dân số; lực lượng vũ trang; chí khí dân tộc; khả năng ngoại giao; năng lực và hiệu quả quản lý, điều hành của Chính phủ.

Vì thế, “Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia” phải được xem như một bộ phận quan trọng của “Chiến lược phát triển quốc gia” nằm trong tổng thể của “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc”. Trong sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia, cùng với những diễn biến phức tạp của nhiều vấn đề mang tính toàn cầu đã làm nảy sinh những nguy cơ chung đe dọa an ninh của tất cả các quốc gia trên thế giới như: Khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, khủng hoảng kinh tế, tài chính, năng lượng, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần, dịch bệnh… làm phát sinh những nội dung mới trong bảo vệ an ninh quốc gia.

Vì vậy, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng phát triển nhận thức, tư duy mới về bảo vệ an ninh quốc gia trên các nội hàm.

Về tầm nhìn, Đại tướng Tô Lâm cho biết Đại hội XIII lần đầu tiên đưa ra tầm nhìn Chiến lược phát triển đất nước đến năm 2030 nước ta là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là tầm nhìn mới và xa hơn của Đảng so với Đại hội XII, trong đó có định hướng về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh đến năm 2030.

Về mục tiêu, Đại hội XIII xác định mục tiêu tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là: “Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Như vậy, điểm mới về mục tiêu bảo vệ an ninh quốc gia ở đây là “Bảo vệ con người, an ninh con người” và “xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh” bằng các biện pháp mới hơn, mạnh hơn đó là “Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại” để bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững an ninh quốc gia. Đại hội XIII đã bổ sung nội dung “Kết hợp với sức mạnh thời đại” để phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp nhằm bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh quốc gia.

Về quan điểm, để thực hiện được mục tiêu và tầm nhìn đã được Đảng nêu ra, Đại hội XIII xác định 5 quan điểm chỉ đạo đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải quán triệt trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Trong đó có quan điểm: “Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi… xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”.

Về phương hướng, trong nội dung phương hướng phát triển đất nước đến năm 2030, Đại hội XIII xác định phương hướng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương. Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố, nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị”.

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, điều này khẳng định tư duy và định hướng xa hơn trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó cũng nhấn mạnh nội dung “an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương” cho phù hợp với bối cảnh hiện nay đó là: Coi việc giữ vững an ninh quốc gia vừa là mục tiêu, giải pháp để phát triển bền vững đất nước; đồng thời thể hiện tư tưởng chỉ đạo phát triển để giữ vững an ninh, an ninh để phát triển, an ninh trong phát triển.

Về phạm vi bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, Đại tướng Tô Lâm cho biết Đại hội XIII phát triển tư duy mới về phạm vi bảo vệ an ninh quốc gia không chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới hành chính quốc gia, mà cần phải mở rộng nhằm bảo vệ lợi ích, an ninh quốc gia ở cả bên ngoài biên giới hành chính quốc gia. Phải chuyển từ tư duy thụ động, bó hẹp, khép kín, biệt lập sang tư duy chủ động, hợp tác và phát triển. Phải bảo vệ an ninh quốc gia từ xa, từ sớm, tạo vành đai an ninh từ ngoài lãnh thổ, biên giới hành chính quốc gia, bảo vệ an ninh không gian, vùng trời quốc gia, bảo vệ an ninh dưới lòng đất quốc gia.

Chính vì vậy, Đại hội XIII xác định: “Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố, nguy cơ gây đột biến”.

Về kế sách bảo vệ an ninh quốc gia, văn kiện Đại hội XIII bên cạnh việc tiếp tục khẳng định vấn đề: “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa”, đồng thời nhấn mạnh: “Xác định chủ động phòng ngừa là chính”. Vì vậy, theo Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, bảo vệ an ninh quốc gia mang “tính phòng ngừa” rất cao, là sự kế thừa truyền thống, nghệ thuật cách mạng của dân tộc, của cha ông ta “giữ nước từ khi nước chưa nguy”. Đồng thời, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, “khó dự báo”, nên để bảo đảm các mục tiêu phát triển, Đại hội XIII đã xác định phương hướng “Chủ động chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng các phương án giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống”.

Đại tướng Tô Lâm khẳng định điều này thể hiện tư duy trong bảo vệ an ninh quốc gia là luôn giữ vững thế chủ động chiến lược, chủ động trong mọi tình huống, thể hiện “tính chiến đấu” thường xuyên, liên tục trong mọi hoàn cảnh (thời chiến và thời bình) vừa gắn chặt với xu thế hòa bình, ổn định để phát triển bền vững đất nước.

Trong bảo vệ an ninh quốc gia, cần luôn chủ nắm chắc tình hình từ sớm, từ xa, từ cơ sở trong mọi tình huống; nắm tình hình từ khi mới khởi nguồn các vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự để kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước những chủ trương, giải pháp, cơ chế, chính sách, pháp luật phù hợp để bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, chủ quyền và an ninh của đất nước.

Về phát triển tư duy về tiềm lực quốc phòng, an ninh, văn kiện Đại hội XIII đã nêu vấn đề này một cách đầy đủ, rõ nét, toàn diện hơn, đó là: “Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh, xây dựng và phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân; xây dựng, củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân”.

Đồng thời, tiếp tục kế thừa và phát triển tư duy về nguồn lực quốc phòng, an ninh trong văn kiện Đại hội XII với phương châm: “Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”, “Phát huy sức mạnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn dân, sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng”.

Văn kiện Đại hội XIII cụ thể hóa, bổ sung và phát triển đó là: “Có cơ chế huy động nguồn lực từ địa phương và nguồn lực xã hội cho xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh…”.

“Đây là thể hiện tư duy mới tạo ra cơ chế mở để phát huy cao nhất các nguồn lực xã hội nhằm xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh vững mạnh hơn trong bối cảnh hiện nay”, Bộ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh.

Về phát triển tư duy về kết hợp giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại, trên cơ sở tổng kết 35 năm đổi mới đất nước, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991, 10 năm thực hiện Cương lĩnh (sửa đổi, bổ sung năm 2011) và 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, Văn kiện Đại hội XIII đã phát triển toàn diện nhận thức của Đảng ta về mối quan hệ giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, xã hội, đối ngoại. Trong đó, nội dung “đối ngoại” được đặt cùng với “kinh tế, văn hóa, xã hội” khi kết hợp đã thể hiện được tư duy, yêu cầu đòi hỏi hiện nay để phù hợp với vị thế của Việt Nam cũng như xu thế hợp tác quốc tế.

Đại hội XIII cũng đặt ra yêu cầu cao hơn, không chỉ kết hợp chặt chẽ mà còn phải “kết hợp hiệu quả”. Đại hội XIII khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại với quốc phòng, an ninh và giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội và đối ngoại. Cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả quan hệ giữa nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc; trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; trong từng địa phương, vùng, địa bàn chiến lược và trong từng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch cụ thể”.

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhận xét, điều này thể hiện tư duy, tầm nhìn vừa chiến lược, toàn diện, vừa cụ thể, thực tiễn để bảo đảm sự kết hợp có hiệu quả.

Về tư duy về xây dựng lực lượng CAND, Đại hội XIII đã định hướng: “Xây dựng QĐND, CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng QĐND, CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”.

So với Đại hội XII, Đảng ta xác định chuyển từ trạng thái “từng bước hiện đại” sang “một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại”, đồng thời xác định mục tiêu phấn đấu: “Đến năm 2030 xây dựng QĐND, CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”.

“Đây là tư duy rất mới trong việc định hướng xây dựng lực lượng CAND phù hợp với xu thế, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia cũng như tiềm lực của đất nước hiện nay. Đồng thời, để cụ thể hóa định hướng đó, Đại hội XIII cũng xác định lộ trình cụ thể: “Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội, Công an tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng QĐND, CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhận định

Đại hội XIII còn xác định: “Quan tâm xây dựng lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn xã hội cơ sở đủ mạnh, đáp ứng đòi hỏi nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở”, đây là căn cứ, tiền đề quan trọng để Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an thực hiện chủ trương “tăng cường cơ sở”, xây dựng Công an xã chính quy.

Ngoài ra, Đại hội XIII cũng thể hiện tư duy mới của Đảng trong xây dựng lực lượng Công an, Quân đội rất toàn diện, thực hiện quan tâm chăm lo thực thiện tốt chính sách đối với lực lượng vũ trang và chính sách hậu phương quân đội, công an.

Để xây dựng Công an, Quân đội hiện đại, Đại hội XIII xác định: “Tăng cường, phát triển nền công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh hiện đại, lưỡng dụng, vừa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội”, trong đó nhấn mạnh yếu tố hiện đại, xác định rõ công nghiệp an ninh hiện đại. Như vậy, tư duy về xây dựng lực lượng QĐND, CAND được xác định với yêu cầu cao hơn.

Về tư duy mới về nghiên cứu, phát triển lý luận an ninh, tại Đại hội XII, vấn đề này chưa được đề cập. Đến Đại hội XIII, tư duy và thực tiễn nghệ thuật tổ chức bảo vệ an ninh quốc gia được xác định rõ hơn, Đảng đã khẳng định vị trí của lý luận “nghệ thuật bảo vệ an ninh quốc gia” đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia hiện nay.

Từ thực tiễn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia hiện nay, tư duy về bảo vệ an ninh quốc gia được xác định và phát triển tầm cao hơn đó là “nghệ thuật an ninh xã hội”. Đây cũng là lần đầu tiên “nghệ thuật bảo vệ an ninh quốc gia”, “nghệ thuật an ninh xã hội” chính thức được đưa vào văn kiện Đại hội Đảng. Đồng thời, thực tiễn bảo vệ an ninh quốc gia hiện nay cũng đặt ra những yêu cầu, định hướng nghiên cứu để phát triển, hoàn thiện hơn nữa lý luận về bảo vệ an ninh quốc gia.

Một số nhiệm vụ an ninh quốc gia trong thời kỳ mới

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 51 ngày 5/9/2019 của Bộ Chính trị về về chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, Bộ trưởng Tô Lâm cho biết quan điểm chỉ đạo về các nhiệm vụ an ninh quốc gia trong thời kỳ mới, nhấn mạnh an ninh quốc gia là sự vững mạnh, trường tồn của Đảng, sự ổn định, phát triển bền vững về mọi mặt của đất nước, XHCN. Công tác bảo vệ an ninh quốc gia đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước.

Bảo vệ an ninh quốc gia là tổng thể các biện pháp xây dựng, củng cố tiềm lực an ninh quốc gia, phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn làm thất bại các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Chủ động tiến công, tích cực phòng ngừa. Lấy phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính.

Bên cạnh đó, bảo vệ an ninh kinh tế là bảo vệ an ninh quốc gia và phải chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về an ninh phù hợp với tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc cũng như nhận diện, xử lý đúng đắn và vận dụng sáng tạo quan điểm về đối tượng, đối tác trong bảo vệ an ninh quốc gia.

Phương châm chỉ đạo, theo Đại tướng Tô Lâm, đó là: “Phải đặt độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn diện lãnh thổ của Tổ quốc và lợi ích quốc gia-dân tộc là trên hết. Phải giải quyết các vụ việc phức tạp về an ninh quốc gia từ cơ sở, dưới sự chỉ huy, chỉ đạo của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền địa phương theo cơ chế thống nhất và phương châm 4 tại chỗ.

Bộ trưởng Bộ Công an cũng khẳng định quan điểm: “Điều tra, xử lý tội phạm phải kiên quyết, thận trọng, khách quan, toàn diện, không bỏ lọt tội phạm, không để ra oan, sai”.

Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết có 9 nhiệm vụ, giải pháp được Đại hội XIII của Đảng đưa ra với mục tiêu bảo vệ an ninh quốc gia.

Đó là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. Nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác, trách nhiệm của người dân và toàn xã hội đối với các vấn đề liên quan an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia. Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, kết hợp chặt chẽ với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, thiết lập thế trận an ninh liên hoàn. Xây dựng lực lượng CANDh mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.

Bên cạnh đó, cần tập trung giải quyết các yếu tố tiềm ẩn phức tạp đối với an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hoá, tư tưởng, an ninh thông tin. Sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống.

Nhiệm vụ quan trọng kế tiếp là xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn. Tăng cường hội nhập quốc tế về an ninh. Củng cố tiềm lực an ninh quốc gia.

TIN LIÊN QUAN
Nhận thức mới, tư duy mới về quốc phòng Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ: Nếu không tăng trưởng cao liên tục, chúng ta sẽ tụt hậu
Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Bộ Ngoại giao quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng
Để Nghị quyết Đại hội XIII vào cuộc sống: Tâm thế tự tin là người Việt Nam
QT, (theo VGP)

Xem nhiều

Đọc thêm

Quan hệ Việt Nam-Mông Cổ: Khí thế mới của ‘bài ca mang âm hưởng ngút ngàn’

Quan hệ Việt Nam-Mông Cổ: Khí thế mới của ‘bài ca mang âm hưởng ngút ngàn’

Tròn bảy thập kỷ cũng là hành trình quan hệ Việt Nam-Mông Cổ đi qua những gian khó, thử thách để trở nên gắn kết, vững bền.
10 phút điện đàm tích cực, Tổng thống Mỹ đắc cử Trump và Thủ tướng Australia Albanese trao đổi gì?

10 phút điện đàm tích cực, Tổng thống Mỹ đắc cử Trump và Thủ tướng Australia Albanese trao đổi gì?

Chính phủ Australia tin tưởng vào liên minh với Mỹ - đối tác an ninh lớn nhất của quốc gia châu Đại Dương này.
Hội người Việt Nam tại Czech kỷ niệm 25 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Hội người Việt Nam tại Czech kỷ niệm 25 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Trải qua 25 năm, Hội người Việt Nam tại CH Czech từ một nhóm nhỏ tới nay đã có 10 hội cấp tỉnh, 44 chi hội cấp huyện, 27 hội ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 17/11 và sáng 18/11: Lịch thi đấu UEFA Nations League - Anh vs Ireland; giao hữu - Thái Lan vs Lào

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 17/11 và sáng 18/11: Lịch thi đấu UEFA Nations League - Anh vs Ireland; giao hữu - Thái Lan vs Lào

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 17/11 và sáng 18/11: Lịch thi đấu UEFA Nations League - Anh vs Ireland, Italy vs Pháp; giao hữu - Thái Lan vs ...
Iran nói về cơ hội đàm phán hạt nhân với phương Tây, yêu cầu Mỹ bồi thường hơn 48 tỷ USD vì lý do này

Iran nói về cơ hội đàm phán hạt nhân với phương Tây, yêu cầu Mỹ bồi thường hơn 48 tỷ USD vì lý do này

Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi nhận định rằng có cơ hội đàm phán hạt nhân với phương Tây, song 'hạn chế'.
Giá cà phê hôm nay 17/11/2024: Giá cà phê trong nước điều chỉnh phiên cuối tuần, tầm quan trọng của thị trường EU và 'động lực' EUDR?

Giá cà phê hôm nay 17/11/2024: Giá cà phê trong nước điều chỉnh phiên cuối tuần, tầm quan trọng của thị trường EU và 'động lực' EUDR?

Giá cà phê hôm nay 17/11/2024: Giá cà phê trong nước điều chỉnh phiên cuối tuần, tầm quan trọng của thị trường EU và 'động lực' EUDR?
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển đăng các bài viết đề cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là thúc đẩy tương lai bền vững
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Phiên bản di động