Đại sứ Nhật Bản bật mí về cấp cao đặc biệt ASEAN - Nhật Bản, sẽ có hội đàm cấp cao Nhật - Việt đầu tiên sau cột mốc mới

Vy Anh
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Takio Yamada cho biết định hướng lớn cho quan hệ ASEAN - Nhật Bản sẽ được đưa ra trong khuôn khổ cấp cao đặc biệt ASEAN - Nhật Bản lần này. Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam cũng sẽ đóng góp cho sự phát triển của khu vực và thế giới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Nhật Bản
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Lãnh đạo các nước dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 26 tháng 9/2023 tại Jakarta, Indonesia. (Ảnh: Anh Sơn)

Nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Nhật Bản và tiến hành các hoạt động song phương từ ngày 15-18/12, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đã chia sẻ về ý nghĩa của hội nghị và kỳ vọng về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Đại sứ Nhật Bản
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio. (Ảnh: QT)

Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản 2023 có chủ đề "Tình bạn vàng, Cơ hội vàng", ngay từ chủ đề, theo Đại sứ đã truyền tải thông điệp gì về quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-Nhật Bản ở hai khía cạnh là "tình bạn" và "cơ hội"?

Trong nhiều năm qua, Nhật Bản và ASEAN đã đồng hành trên con đường phát triển và hội nhập với tư cách là những đối tác quan trọng. Hai bên đã chung tay giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn hoạn nạn như thời điểm xảy ra thảm họa động đất sóng thần miền Đông Nhật Bản hay đại dịch Covid-19 và cùng hợp tác như những người bạn chân thành trên tinh thần gắn kết “từ trái tim đến trái tim”.

Vào tháng 9 năm nay, nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị hợp tác Nhật Bản-ASEAN, Nhật Bản và ASEAN đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nhật Bản-ASEAN nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác này cũng như đảm bảo hòa bình, ổn định và phồn vinh trong khu vực.

Định hướng lớn cho quan hệ và hợp tác Nhật Bản-ASEAN trong tương lai dự kiến ​​sẽ được đưa ra tại Hội nghị cấp cao đặc biệt Nhật Bản-ASEAN sắp tới. Tôi kỳ vọng hội nghị cấp cao đặc biệt mang tính lịch sử này sẽ trở thành một “cơ hội vàng” để trao truyền “tình hữu nghị vàng” giữa Nhật Bản và ASEAN cho thế hệ tiếp theo.

Định hướng lớn cho quan hệ và hợp tác Nhật Bản-ASEAN trong tương lai dự kiến ​​sẽ được đưa ra tại Hội nghị cấp cao đặc biệt Nhật Bản-ASEAN sắp tới. Tôi kỳ vọng hội nghị cấp cao đặc biệt mang tính lịch sử này sẽ trở thành một “cơ hội vàng” để trao truyền “tình hữu nghị vàng” giữa Nhật Bản và ASEAN cho thế hệ tiếp theo.

Trong bối cảnh khu vực và quốc tế hiện nay, theo Đại sứ, ASEAN có vai trò và vị thế như thế nào? Tầm quan trọng của ASEAN trong tổng thể chính sách khu vực của Nhật Bản?

Trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang đứng trước ngã rẽ lịch sử vô cùng khó khăn, việc kiến tạo và mang lại phồn vinh cho khu vực của chúng ta với vai trò là một môi trường coi trọng tự do và thượng tôn pháp luật đã trở thành lợi ích không chỉ của Nhật Bản và ASEAN mà còn của toàn thế giới.

Nhật Bản nhất quán trong việc ủng hộ tính trung tâm và thống nhất của ASEAN. Mục tiêu xây dựng “Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP)” mà Nhật Bản đang hướng đến chia sẻ nguyên tắc cốt lõi với “Tài liệu quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP)” như: Tôn trọng tính mở, tính minh bạch, tính bao trùm và luật pháp quốc tế. Do đó, ASEAN là đối tác vô cùng quan trọng đối với Nhật Bản trong việc thúc đẩy các nỗ lực phù hợp với nguyên tắc cốt lõi này.

Đại sứ đánh giá thế nào về hợp tác kinh tế Nhật Bản-ASEAN? Ngoài ra, trong tương lai, Việt Nam và Nhật Bản có thể hợp tác như thế nào trên lĩnh vực kinh tế?

Thông qua các hoạt động hợp tác kinh tế (ODA), đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào ASEAN trong nhiều lĩnh vực, Nhật Bản đã và đang hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam.

Nhật Bản và ASEAN là đối tác thương mại quan trọng của nhau, Nhật Bản đứng thứ hai sau Hoa Kỳ về đầu tư trực tiếp tại ASEAN. Trong những năm gần đây, vốn đầu tư trực tiếp trung bình hằng năm của Nhật Bản vào các nước ASEAN đạt khoảng 2,8 nghìn tỷ Yên, và có khoảng 15.000 cơ sở kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản đang đặt tại các nước ASEAN.

Các doanh nghiệp này không chỉ kết hợp sức tăng trưởng ấn tượng của ASEAN vào nền kinh tế Nhật Bản, mà còn đang tạo ra hàng loạt sản phẩm, dịch vụ và cơ hội việc làm, đóng góp vào sự phát triển kinh tế tại các quốc gia ASEAN.

Ngoài ra, như đã nêu trong “Tầm nhìn đồng sáng tạo kinh tế Nhật Bản-ASEAN” do cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản đề xướng nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị hợp tác Nhật Bản-ASEAN, trong thời gian tới việc giao lưu hai chiều và hoạt động tích cực giữa nhân lực thế hệ mới, đa dạng của ASEAN với nhân lực của Nhật Bản sẽ là nền tảng quan trọng trong việc tạo ra các đổi mới sáng tạo mới trong thời gian tới.

Về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam, Nhật Bản mong muốn được hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như chuyển đổi xanh (GX), đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (DX), công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đào tạo nhân lực để Việt Nam tiếp tục thực hiện được việc phát triển kinh tế mạnh mẽ trong thời gian tới. Ngoài ra, Nhật Bản cũng mong muốn làm sôi động trở lại viện trợ ODA, đặc biệt là hỗ trợ trong xây dựng hạ tầng quan trọng cho phát triển của Việt Nam.

Trong dòng chuyển dịch chuỗi cung ứng, doanh nghiệp Nhật Bản đang tập trung sự quan tâm lớn tới Việt Nam như một điểm đến đầu tư, nơi có dân số hơn 100 triệu dân, số người có thu nhập trung bình tăng, có nhu cầu trong nước cao và thị trường dần mở rộng. Tôi kì vọng vào việc đầu tư và triển khai dự án của các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ ngày càng trở nên tích cực hơn nữa.

"Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, trẻ và tài năng trong lĩnh vực khoa học. Tôi hy vọng rằng trong thời gian tới quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam sẽ ngày càng được tăng cường hơn nữa thông qua làn sóng số hóa đang lan dần tới từng góc nhỏ của xã hội".

Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, trẻ và tài năng trong lĩnh vực khoa học. Tôi hy vọng rằng trong thời gian tới quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam sẽ ngày càng được tăng cường hơn nữa thông qua làn sóng số hóa đang lan dần tới từng góc nhỏ của xã hội.

Đại sứ Nhật Bản
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cùng các lãnh đạo ASEAN tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 26. (Ảnh: Anh Sơn)

Ở góc độ song phương, Đại sứ kỳ vọng như thế nào về các hoạt động song phương của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong chuyến công tác lần này?

Nhân chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng vào tháng 11 vừa qua, quan hệ hai nước đã được nâng cấp lên thành “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và phồn vinh tại châu Á và trên thế giới”. Trong chuyến thăm lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Hội đàm cấp Thủ tướng đầu tiên sau khi nâng cấp quan hệ song phương sẽ được tổ chức.

Lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ có cuộc trao đổi sôi nổi về các hoạt động quan trọng nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, dựa trên nền tảng quan hệ đối tác mới.

Tôi hy vọng rằng chuyến thăm Nhật Bản lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ đạt được nhiều thành quả tốt đẹp để Nhật Bản và Việt Nam có thể cùng nhau đóng góp cho sự phát triển của khu vực và thế giới.

Khí thế của sự kiện nâng cấp quan hệ Việt Nam-Nhật Bản lên "Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới" vẫn còn nóng hổi, cá nhân Đại sứ muốn gửi gắm thông điệp gì về sự kiện quan trọng này?

10 năm đã trôi qua kể từ khi Nhật Bản và Việt Nam k‎í kết quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á”. Quan hệ hai nước hiện nay không chỉ dừng lại ở mức độ song phương mà còn phát triển mạnh mẽ, trở thành quan hệ chiến lược cùng đóng góp cho hòa bình và phồn vinh của khu vực và thế giới. Do đó, việc nâng cấp quan hệ “Đối tác chiến lược toàn diện” lần này vô cùng phù hợp với tình hình quan hệ hai nước hiện nay.

Quan hệ đối tác này sẽ bao trùm tất cả các nội dung hợp tác giữa hai nước một cách toàn diện, có thể kể đến các lĩnh vực hợp tác trong ngành kinh tế như FOIP, đổi mới sáng tạo, Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á (AZEC) hoặc an ninh quốc phòng, tăng cường giao lưu nhân dân, giao lưu văn hóa, liên kết trên các diễn đàn khu vực và quốc tế... đồng thời trở thành cơ sở để tăng cường các liên kết chiến lược này ngày càng gắn bó chặt chẽ hơn nữa.

Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố sẽ ra bản cập nhật hướng dẫn chính sách đại dương trong năm 2023

Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố sẽ ra bản cập nhật hướng dẫn chính sách đại dương trong năm 2023

Ngày 23/12, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã khẳng định cam kết về cập nhật các hướng dẫn chính sách đại dương của Tokyo ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm trực tuyến cấp cao với Chủ tịch Đảng Dân chủ tự do, Thủ tướng Nhật Bản

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm trực tuyến cấp cao với Chủ tịch Đảng Dân chủ tự do, Thủ tướng Nhật Bản

Chiều 9/2, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm trực tuyến cấp cao với Chủ tịch Đảng ...

Thủ tướng Nhật Bản sẽ nhận được sự bảo vệ ở mức cao nhất khi đến Seoul

Thủ tướng Nhật Bản sẽ nhận được sự bảo vệ ở mức cao nhất khi đến Seoul

Ngày 4/5, các quan chức Hàn Quốc cho biết, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio sẽ được lực lượng an ninh bảo vệ ở mức ...

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Cuba

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Cuba

Thường trực Ban Bí thư Đảng Cộng sản Cuba Roberto Morales Ojeda nhấn mạnh quan hệ Việt Nam-Cuba là biểu tượng của thời đại và ...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao ngày 13/12, nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/9/2024: Cự Giải tài lộc khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 29/9/2024: Cự Giải tài lộc khá tốt

Tử vi hôm nay 29/9/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/9/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 9 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 29/9/2024, Lịch vạn niên ngày 29 tháng 9 năm 2024

Lịch âm 29/9. Lịch âm hôm nay 29/9/2024? Âm lịch hôm nay 29/9. Lịch vạn niên 29/9/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/9/2024: Tuổi Sửu công việc vững chắc

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 29/9/2024: Tuổi Sửu công việc vững chắc

Xem tử vi 29/9 - tử vi 12 con giáp hôm nay 29/9/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Cựu chính trị gia Canada bị nghi làm việc cho nước ngoài, danh tính là ai?

Cựu chính trị gia Canada bị nghi làm việc cho nước ngoài, danh tính là ai?

Theo tài liệu từ Ủy ban can thiệp nước ngoài của Canada, một cựu chính trị gia nước này bị tình nghi cố gắng tác động tới công việc của ...
Xung đột giữa Hezbollah-Israel khiến hơn 700 người thiệt mạng, 50.000 người Lebanon lánh nạn sang Syria

Xung đột giữa Hezbollah-Israel khiến hơn 700 người thiệt mạng, 50.000 người Lebanon lánh nạn sang Syria

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi cho biết hơn 50.000 người tại Lebanon đã chạy sang Syria.
Ngân hàng Phát triển châu Á kỳ vọng khu vực duy trì đà tăng trưởng, giảm lạm phát

Ngân hàng Phát triển châu Á kỳ vọng khu vực duy trì đà tăng trưởng, giảm lạm phát

Theo báo cáo từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 25/09, khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn luôn “kiên cường” đối mặt với các thách thức.
Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông: Bên bờ vực chiến tranh

Trung Đông đã bên bờ vực chiến tranh. Đây là thời điểm nghiêm trọng nếu các hoạt động ngoại giao không kết quả, khu vực này sẽ trở thành một biển lửa.
Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine: Đàm phán, lằn ranh đỏ và những động thái trái chiều

Xung đột Nga-Ukraine đang đứng trước những bước ngoặt. Các bên liên tục có những động thái đa chiều, đối lập nhau.
Xoay xở giữa các siêu cường

Xoay xở giữa các siêu cường

Tổng thống Maldives chuẩn bị đến Ấn Độ trong chuyến thăm mà dư luận cho rằng giúp xử lý mối quan hệ vốn đang nhạy cảm giữa hai người láng giềng.
Lực hút mang tên Trung Á

Lực hút mang tên Trung Á

Chuyến thăm Uzbekistan và Kazakhstan của Thủ tướng Đức Olaf Sholz thu hút sự quan tâm bởi liên quan một địa bàn chiến lược: Trung Á.
Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Nước Mỹ qua lăng kính bầu cử Tổng thống năm 2024

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này dường như không mấy suôn sẻ, chứa đựng hầu như tất cả những điều trùng lặp, khác thường của lịch sử.
Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Tạo đà cho quan hệ Iran-Iraq

Việc Tổng thống Iran dành chuyến thăm nước ngoài đầu tiên kể từ sau khi nhậm chức đến Iraq cho thấy sự kế thừa trong chính sách ngoại giao của Tehran.
Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Từ thành công toàn cầu của game Wukong...

Trong bài viết đăng trên tờ Rest of World, Lizzi C. Lee - nghiên cứu viên về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Phân tích Trung Quốc thuộc Viện Chính sách Xã hội châu ...
Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Ý nghĩa những quả sầu riêng thơm ngon mà Quốc vương Malaysia mang tới Trung Quốc

Trong chuyến thăm Trung Quốc, Quốc vương Malaysia Sultan Ibrahim mang theo sầu riêng nhằm thúc đẩy ngoại giao sầu riêng với quốc gia tỷ dân.
Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ngoại giao quốc phòng Ấn Độ: Phản ứng chiến lược trước Trung Quốc dưới thời Thủ tướng Modi

Ấn Độ chứng minh thành công ba trụ cột trong chiến lược quốc phòng với quốc gia láng giềng Trung Quốc, bao gồm năng lực, uy tín và giao tiếp.
Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Báo Cuba: Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương

Theo báo CubaDebate, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cuba của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ mở ra chương mới trong lịch sử quan hệ song phương
Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Chuyên gia Trung Quốc: Hội nghị thượng đỉnh Tương lai được kỳ vọng đáp ứng những thay đổi lớn của thời đại

Hội nghị thượng đỉnh Tương lai là cơ hội quan trọng để đưa thế giới thoát khỏi khủng hoảng và bế tắc, đồng thời phản ánh những nỗ lực cải tổ Liên hợp quốc.
Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Thổ Nhĩ Kỳ trong sự 'chọn lựa Đông-Tây': Lòng tin dao động nhưng không chơi trò 'có tổng bằng 0', muốn gia nhập BRICS cũng vì một lẽ

Có nhiều câu hỏi đặt ra khi Thổ Nhĩ Kỳ bày tỏ ý định gia nhập BRICS, đặc biệt liên quan đến sự 'lựa chọn Đông-Tây' của nước này.
Phiên bản di động