Kỳ họp thứ 16 của tỉnh Quảng Ninh tại 15 điểm cầu trực tuyến. (Nguồn: BQN) |
Phát biểu tại kỳ họp thứ 16 của tỉnh Quảng Ninh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đối mặt với nhiều thách thức. Trong đó, hoạt động vận chuyển hàng hóa, hành khách, xuất nhập khẩu, dịch vụ bị ngừng trệ, kéo theo hoạt động sản xuất, kinh doanh cầm chừng; một số doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tạm dừng hoặc thu hẹp hoạt động.
Cùng với nhiệm vụ cấp bách trước mắt là tăng cường phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh đã bám sát kịch bản điều hành phát triển kinh tế - xã hội, tập trung bù đắp cho các lĩnh vực có chỉ tiêu thiếu hụt, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh.
Chú trọng phát triển nông nghiệp
Kết thúc quý I/2020 mặc dù lĩnh vực du lịch, dịch vụ - một trong những động lực tăng trưởng của tỉnh, chiếm tỷ trọng tới 45,9% trong cơ cấu kinh tế tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, song tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I/2020 ước tăng 7,2%, thuộc mức cao trong cả nước. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 13.067 tỷ đồng, bằng 27% dự toán, tăng 7% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa đạt 9.801 tỷ đồng, bằng 26% dự toán, thu xuất nhập khẩu đạt 3.255 tỷ đồng, bằng 29% dự toán.
Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,65% so với cùng kỳ và tăng ở cả 4 ngành; sản xuất nông, lâm, thủy sản ổn định, tăng trưởng vượt 0,3% so với kịch bản đề ra; thu ngân sách nhà nước đảm bảo theo tiến độ dự toán, tăng 2% so với cùng kỳ. An sinh xã hội bảo đảm; các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo tiếp tục được quan tâm.
Quảng Ninh xác định, nhiệm vụ trong quý II/2020 rất quan trọng, tạo nền tảng để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2020 với mục tiêu tăng trưởng 6 tháng tăng 9,7%, thu ngân sách đạt 24.227 tỷ đồng. Do vậy, tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp như chú trọng phát triển công nghiệp.
Cơ cấu nông nghiệp Quảng Ninh chỉ chiếm tỷ trọng gần 6% trong GDP toàn tỉnh. Tuy nhiên, tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh chiếm 75,6% đất tự nhiên. Dân số sống ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ gần 38,6% và cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 41,8%. Do đó, nông nghiệp Quảng Ninh đóng vai trò rất quan trọng, phục vụ không chỉ cho 1,2 triệu dân cư trên địa bàn mà còn đáp ứng nhu cầu của hơn 100 nghìn công nhân các ngành công nghiệp cũng như xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Như vậy, đây là dịp tốt để tỉnh Quảng Ninh khơi dậy tiềm năng, đẩy mạnh việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Tỉnh Quảng Ninh đã chú trọng công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đã chủ động phát triển sản phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP); đẩy mạnh giao dịch sản phẩm của chương trình này trên sàn giao dịch thương mại điện tử. Thêm vào đó, Quảng Ninh đang tiếp tục thực hiện mục tiêu đưa chương trình OCOP trở thành một chương trình phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh, tạo sức bật cho ngành nông nghiệp, góp phần quan trọng vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Quảng Ninh chủ động nhiều giải pháp để phát triển kinh tế trong và sau dịch Covid-19. (Nguồn: Vietnamnet) |
Chủ động kích cầu để phát triển kinh tế
Thời gian qua, Quảng Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp kích cầu để phát triển kinh tế với mục đích chung tay tháo gỡ, đồng hành với những khó khăn của các doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Giám đốc Sở Công Thương Quảng Ninh Nguyễn Thị Hiền chia sẻ, Sở đang tiến hành rà soát lại kế hoạch để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm đảm bảo kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2020.
Bên cạnh đó, trong quý I, các địa phương trong tỉnh cũng tăng cường hỗ trợ thành lập doanh nghiệp. Quý I/2020, toàn tỉnh có 432 đơn vị thành lập mới, đạt 15% kế hoạch. Con số này dù chưa đạt như mong muốn, nhưng là cả những nỗ lực không ngừng của địa phương trước bối cảnh kinh tế - xã hội cả nước gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, Sở Công Thương Quảng Ninh đã có văn bản đề nghị một số doanh nghiệp logistic hỗ trợ tiền thuê kho bãi, giảm chi phí bốc xếp đối với các doanh nghiệp trong thời gian bị ảnh hưởng của dịch bệnh; phối hợp với các ngành liên quan tìm giải pháp hỗ trợ và tìm hướng ra cho một số mặt hàng như: Hàu, tôm, ngao hai cùi, trứng gà... Đồng thời, kết nối doanh nghiệp với các ngân hàng có chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm miễn giảm lãi vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và cho vay mới, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh.
Về hoạt động xuất nhập khẩu, tỉnh Quảng Ninh cũng đã thực hiện thông quan cầu Bắc Luân II, cầu phao tạm Km3+4 và cửa khẩu Hoành Mô, đưa hoạt động xuất nhập khẩu trở lại, giải tỏa số lượng hàng hóa đã lưu kho kể từ khi phát hiện dịch bệnh; họp bàn với các doanh nghiệp để thống nhất giải pháp kích cầu; xây dựng điều chỉnh kịch bản tăng trưởng của ngành du lịch cũng như các ngành nghề kinh doanh khác để bứt phá sau dịch.
Thời gian tới, song song với việc phòng chống Covid-19, tỉnh tiếp tục tăng cường các giải pháp thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hướng tới kinh doanh trên các sàn giao dịch điện tử; tăng cường tiết kiệm chi thường xuyên; chăm lo đời sống nhân dân, có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người lao động mất việc làm do dịch Covid-19, không có thu nhập, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, người lao động có thu nhập thấp... nhằm đảm an sinh xã hội.
Khi “cơn bão” Covid-19 ập đến, những việc làm thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt khó mà tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai góp phần làm tăng thêm niềm tin của cộng đồng chung sức cùng chính quyền vượt “bão”. Thành quả phát triển kinh tế - xã hội quý I tiếp tục là tiền đề để tỉnh Quảng Ninh nỗ lực đạt mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra trong năm.
Quảng Ninh nhận diện thách thức từ Covid-19, đồng bộ giải pháp để phát triển kinh tế TGVN. Quảng Ninh đã đưa ra các giải pháp mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt mục tiêu tăng ... |
Thêm tiềm năng cho Vân Đồn, mở vận hội mới cho Quảng Ninh TGVN. Thông tin Vân Đồn chính thức được quy hoạch thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí ... |
OCOP Quảng Ninh: ‘Mạnh tay’ quản lý tiêu chuẩn chất lượng, khẳng định vị thế trên thị trường TGVN. Quảng Ninh đã và đang đưa ra những giải pháp thắt chặt tiêu chuẩn về chất lượng cho sản phẩm OCOP nhằm hướng đến những ... |