Đại sứ Phạm Sanh Châu: Việt Nam tích cực làm đậm nét hơn quan hệ ASEAN-Ấn Độ

Thục Phương
Theo Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu, với lợi thế có quan hệ tốt đẹp, truyền thống, hữu nghị với Ấn Độ, Việt Nam rất thuận lợi trong việc kết nối giữa Ấn Độ với các nước còn lại của ASEAN.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Phạm Sanh Châu: Việt Nam là cầu nối thúc đẩy quan hệ ASEAN-Ấn Độ
Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu. (Nguồn: TTXVN)

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Ấn Độ (SAIFMM) và có các hoạt động song phương tại Ấn Độ từ ngày 16-17/6.

Nhân dịp này, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu đã nêu bật những bước phát triển quan hệ ASEAN-Ấn Độ trong 30 năm qua và những đóng góp tích cực của Việt Nam cho mối quan hệ này.

Mong muốn từ cả hai bên

Theo Đại sứ Phạm Sanh Châu, quan hệ giữa Ấn Độ và 10 nước ASEAN đã và đang phát triển tốt đẹp vì Ấn Độ luôn dành ưu tiên đặc biệt đối với ASEAN do khu vực này nằm trong cả hai tiêu chí chính sách của Ấn Độ là thực hiện chính sách Hành động hướng Đông và chính sách Những nước láng giềng gần gũi.

Năm nay, kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ đối thoại ASEAN-Ấn Độ, do đó, Chính phủ Ấn Độ đã đề xuất và được các nước ASEAN đồng ý tổ chức hội nghị đặc biệt giữa hai bên.

"Việc Bộ trưởng Ngoại giao 10 nước ASEAN đến Ấn Độ để dự hội nghị này, qua đó kiểm điểm lại tình hình hợp tác giữa ASEAN và Ấn Độ, thể hiện quan tâm mong muốn thúc đẩy quan hệ của cả hai bên Ấn Độ và ASEAN", Đại sứ Phạm Sanh Châu khẳng định.

Cách đây 4 năm, 10 nguyên thủ của ASEAN cũng đã đến dự ngày Quốc khánh của Ấn Độ. Điều này thể hiện sự cam kết rất lớn của chính các nước ASEAN. 4 năm sau, 10 nhà lãnh đạo ngoại giao hàng đầu của các nước ASEAN quay lại New Delhi, thể hiện các nước ASEAN rất coi trọng Ấn Độ.

Bày tỏ tin tưởng Hội nghị sẽ thành công tốt đẹp, Đại sứ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh, đây là thời điểm bước ngoặt trong quan hệ ASEAN-Ấn Độ. Vì vậy, các nước quyết định nhân dịp này, ngoài việc kiểm điểm lại tình hình hợp tác, sẽ tìm kiếm những điểm đột phá mới trong thời gian tới.

Singapore, với tư cách là nước điều phối quan hệ ASEAN-Ấn Độ sẽ đề xuất những kế hoạch hoạt động mới.

Là đối tác quan trọng của nhau

Đánh giá về thành quả của quan hệ ASEAN-Ấn Độ trong 3 thập niên qua, Đại sứ Phạm Sanh Châu cho rằng, ASEAN có mối quan hệ đối thoại với rất nhiều nước, trong đó có 8 nước chính và Ấn Độ là đối tác rất quan trọng.

Điểm lại lịch sử quan hệ 30 năm qua, Đại sứ chỉ ra rất nhiều tiến bộ trong mối quan hệ ASEAN-Ấn Độ. Mặc dù không phải được hoàn toàn như kỳ vọng của hai bên nhưng quan hệ đã phát triển trên tất cả các lĩnh vực.

Trước tiên, quan hệ về kinh tế, thương mại giữa ASEAN-Ấn Độ đã tiến triển rất nhanh. Đơn cử Việt Nam, từ năm 2000, giao dịch thương mại song phương Việt Nam-Ấn Độ chỉ đạt khoảng 200 triệu USD, song đến nay, con số này đã lên tới gần 13 tỷ USD. Các nước khác cũng như vậy.

Thứ hai, về an ninh chính trị, hai bên có nhiều tương đồng quan điểm trên các vấn đề quốc tế và khu vực, đặc biệt là vấn đề Biển Đông khi đều có tầm nhìn về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trong 2 tầm nhìn đó, Đại sứ Phạm Sanh Châu đánh giá có nhiều điểm tương đồng. Tương đồng thứ nhất là Ấn Độ rất coi trọng vai trò trung tâm, dẫn dắt của ASEAN. Tương đồng thứ hai là Ấn Độ rất coi trọng tính tôn trọng pháp luật và thượng tôn pháp luật.

Tương đồng thứ ba là hai bên đều mong muốn xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển cũng như một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở theo luật pháp quốc tế.

Thứ ba, trên các vấn đề quốc tế, đại đa số các nước ASEAN và Ấn Độ có cùng quan điểm ủng hộ hòa bình và lẽ phải.

Thứ tư, hợp tác lớn ASEAN-Ấn Độ trên lĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục thể hiện rõ qua nhiều bước phát triển lớn và những dự án cụ thể.

Thứ năm, hợp tác về kết nối, đặc biệt trong lĩnh vực hàng không. Hai bên cũng có sự kết nối về đường bộ mặc dù một số dự án còn chậm nhưng triển vọng phát triển rất tốt.

Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ kỳ vọng: "Hy vọng một ngày nào đó, chúng ta có tuyến đường bộ đi thẳng từ New Delhi, qua vùng Đông Bắc của Ấn Độ, qua Myanmar, Thái Lan, Lào và đến Hà Nội".

Cuối cùng, giao lưu nhân dân giữa hai bên ngày càng sôi động, gắn bó. Điển hình là lượng du khách giữa hai bên ngày càng tăng và lượng Ấn kiều sinh sống tại khu vực Đông Nam Á ngày càng lớn.

Điều đó thể hiện quan hệ sâu sắc giữa nhân dân hai bên, đặc biệt bắt nguồn từ lịch sử, sự giao lưu văn minh, văn hóa.

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Việt Nam là cầu nối thúc đẩy quan hệ ASEAN-Ấn Độ
Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 18 ngày 28/10/2021. (Ảnh: Tuấn Anh)

Vai trò tích cực của Việt Nam

Đánh giá Việt Nam có lợi thế là có mối quan hệ tốt đẹp, truyền thống, hữu nghị với Ấn Độ trong ASEAN, Đại sứ Phạm Sanh Châu cho rằng, Việt Nam có một vị trí tương đối thuận lợi trong việc kết nối giữa Ấn Độ với các nước còn lại của ASEAN.

Trong nhiệm kỳ giữ vị trí điều phối viên quan hệ giữa ASEAN-Ấn Độ, Việt Nam đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt giữa lãnh đạo Ấn Độ và lãnh đạo 10 nước ASEAN. Cũng trong thời kỳ này, Việt Nam đã thúc đẩy được quan hệ giữa ASEAN-Ấn Độ lên tầm cao mới.

Bên cạnh đó, Việt Nam và Ấn Độ có nhiều quan điểm khá tương đồng trên nhiều lĩnh vực quốc tế. Hai nước đã thể hiện quan điểm đó khi cùng là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong năm 2021.

"Với vị thế như vậy, cùng với chính sách đối ngoại rộng mở, độc lập tự chủ và đa dạng hóa, đa phương hóa, Việt Nam đã đóng vai trò rất tích cực để làm đậm nét hơn quan hệ giữa ASEAN và Ấn Độ", Đại sứ Phạm Sanh Châu nhận định.

Theo Đại sứ, 2022 là năm đặc biệt với cả Việt Nam và Ấn Độ ở 3 góc độ. Một là, hai nước kỷ niệm 50 năm quan hệ thủy chung, son sắt, tình nghĩa và hỗ trợ lẫn nhau. Hai là, ASEAN-Ấn Độ kỷ niệm 30 thiết lập quan hệ. Ba là, Ấn Độ kỷ niệm 75 năm ngày Độc lập.

Chính trong bối cảnh như vậy, Đại sứ Phạm Sanh Châu nhấn mạnh, tất cả các điểm đều hội tụ vào năm 2022 nên năm nay mở ra rất nhiều điểm nhấn trong quan hệ giữa Việt Nam-Ấn Độ cũng như trong quan hệ ASEAN-Ấn Độ.

Đánh giá riêng về quan hệ Việt Nam-Ấn Độ, Đại sứ Phạm Sanh Châu lưu ý một số điểm nhấn. Đó là sự hợp tác giữa hai bên tiếp tục được đẩy mạnh, đặc biệt là quan hệ về quốc phòng, gần đây nhất là chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ tới Việt Nam.

Đó cũng là các chuyến thăm cấp cao khác như chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Ấn Độ tới Việt Nam và chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam tới Ấn Độ. Những chuyến thăm đó tiếp tục giữ được đà quan hệ.

Đáng chú ý là quan hệ thương mại song phương tiếp tục phát triển và đạt được các đỉnh cao mới. Hai nước đang hướng tới mục tiêu giao dịch thương mại 15 tỷ USD trong thời gian sớm nhất.

Bên cạnh đó, Việt Nam và Ấn Độ còn chứng kiến sự bùng nổ về quan hệ du lịch, giao lưu giữa nhân dân, đặc biệt là liên tục mở các đường bay mới.

Vietjet Air sẽ tiếp tục mở đường bay mới đi Mumbai sau khi mở các đường bay Mumbai-Hà Nội, Mumbai-TP. Hồ Chí Minh và sắp tới sẽ mở đường bay New Delhi-Phú Quốc, New Delhi-Đà Nẵng.

Vietnam Airlines trong ngày 15/6 sẽ mở đường bay thẳng Hà Nội-New Delhi và TP. Hồ Chí Minh-New Delhi. Điều đó chứng tỏ rằng tiềm năng thương mại du lịch giữa hai nước rất lớn.

Ngoài ra, một loạt dự án mới cũng đang manh nha hình thành để tạo ra làn sóng mới các nhà đầu tư Ấn Độ vào Việt Nam.

"Nhìn lại, chúng ta thấy rằng năm 2022 là một năm rất tích cực từ nhiều góc độ khác nhau trong quan hệ song phương Việt Nam-Ấn Độ và trong quan hệ đa phương giữa Việt Nam trong ASEAN với Ấn Độ", Đại sứ Phạm Sanh Châu kết luận.

Đại sứ Phạm Sanh Châu: Việt Nam là cầu nối thúc đẩy quan hệ ASEAN-Ấn Độ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón Chủ tịch Hạ nghị viện Cộng hòa Ấn Độ Om Birla thăm Việt Nam vào tháng 4/2022. (Nguồn: TTXVN)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Ấn Độ

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Ấn Độ

Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao.

Hợp tác quốc phòng - Một trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Ấn Độ

Hợp tác quốc phòng - Một trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Ấn Độ

Tại hội đàm, hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam-Ấn Độ nhất trí rằng, hợp tác quốc phòng là một trong những trụ cột quan ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

Kinh tế Hàn Quốc lao đao vì bất ổn chính trị, ông Trump lên nắm quyền sẽ 'đổ thêm dầu vào lửa'

Kinh tế Hàn Quốc lao đao vì bất ổn chính trị, ông Trump lên nắm quyền sẽ 'đổ thêm dầu vào lửa'

Cuộc khủng hoảng chính trị đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Hàn Quốc, khiến thị trường chứng khoán chao đảo, đồng Won tiếp tục mất giá...
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do đã bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ ...
Ghana đón chào Tổng thống mới giữa những ngổn ngang cũ

Ghana đón chào Tổng thống mới giữa những ngổn ngang cũ

Ngày 7/1, ông John Dramani Mahama sẽ chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Ghana nhiệm kỳ thứ hai.
Gần 100 golf thủ tham gia Giải Golf người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ VII

Gần 100 golf thủ tham gia Giải Golf người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ VII

Giải Golf được tổ chức với mong muốn tạo ra một sân chơi đoàn kết, hội tụ được tất cả anh tài trong làng golf người Việt Nam ở nước ...
Ngoại trưởng Trung Quốc công du điểm đến truyền thống, khẳng định tấm lòng thành 'không dao động'

Ngoại trưởng Trung Quốc công du điểm đến truyền thống, khẳng định tấm lòng thành 'không dao động'

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đặt chân đến Namibia, một quốc gia ở châu Phi, bắt đầu chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm 2025.
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 8/1/2025, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 8/1/2025, Lịch vạn niên ngày 8 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 8/1. Lịch âm 8/1/2025? Âm lịch hôm nay 8/1. Lịch vạn niên 8/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Kế sách về xung đột Nga-Ukraine của ông Trump: 'Nói như thợ cắt vải, nhưng làm mới như thợ may'

Sự sắp trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ định hình đáng kể xu hướng mới trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

120 biệt kích tinh nhuệ, 21 máy bay phản lực của Israel ‘giải mật’ cứ địa ngầm sâu trong lòng lãnh thổ Syria

Israel giải mật chi tiết một chiến dịch phá hủy cơ sở sản xuất tên lửa ngầm, sâu trong lòng lãnh thổ Syria.
Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Cuộc chiến cân não Nga-NATO dưới lòng đại dương

Biển Baltic đang trở thành điểm nóng của cuộc cạnh tranh địa chính trị khi liên tiếp các vụ cắt cáp quang diễn ra, dấy lên nghi ngại Nga-NATO.
Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Thời điểm vàng cho bước ngoặt chính sách của Mỹ với Iran, chần chừ sẽ phải trả giá đắt

Căng thẳng giữa Mỹ và Iran có thể là một trong những thách thức chính sách đối ngoại lớn đầu tiên đối với chính quyền Trump 2.0.
Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Xung đột Nga-Ukraine năm 2024: Phát huy tối đa chiến thuật 'nắn gân' trên thực địa, nhưng lạ thay... không 'đau' như trước!

Cả Nga và Ukraine đều 'tung chiêu' sử dụng các vũ khí tối tân, hiện đại - những bước đi 'rắn' trên thực địa.
Phiên bản di động