Đại sứ và doanh nghiệp bàn giải pháp khắc phục thách thức, tận dụng cơ hội, hội nhập thành công

Nhóm PV
Để hóa giải khó khăn, tận dụng cơ hội, bên cạnh sự đồng hành của các cơ quan quản lý nhà nước, Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, các doanh nghiệp cần nỗ lực, chủ động, linh hoạt để chinh phục thị trường, thu hút đầu tư.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ và doanh nghiệp cùng bàn giải pháp khắc phục thách thức, tận dụng cơ hội, hội nhập thành công
TS. Cấn Văn Lực điều hành phiên thảo luận với chủ đề “Cơ hội và thách thức mới đối với doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập”. (Ảnh: Anh Sơn)

Chiều 15/12, tại Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện (CQĐD) Việt Nam ở nước ngoài với các hiệp hội và doanh nghiệp, các đại biểu đã chia sẻ xu hướng mới về đầu tư, đổi mới sáng tạo, giáo dục đào tạo, tham mưu cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ hội để gặt hái thành công.

Các thông tin để gia nhập thị trường, tìm kiếm đối tác đầu tư vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài cũng được các đại biểu trao đổi thảo luận.

Tọa đàm được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao 32 và Hội nghị Ngoại vụ 21. Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi các hoạt động được tổ chức nhân dịp 2 hội nghị này.

Đây cũng là lần thứ 3 Bộ Ngoại giao tổ chức Tọa đàm ý nghĩa này.

Cơ hội song hành thách thức

Với chủ đề “Cơ hội và thách thức mới đối với doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập”, dưới sự điều hành của TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, các diễn giả gồm ông Nguyễn Văn Thảo, Đại sứ - Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Bỉ và EU; ông Ngô Trịnh Hà, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản); ông Đỗ Nam Trung, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc); ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam; ông Thân Đức Việt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10 đã cùng thảo luận về những thuận lợi, khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, từ đó nêu những đề xuất để khắc phục khó khăn, biến thách thức thành cơ hội.

Tại sự kiện, TS. Cấn Văn Lực đánh giá rất cao sự đổi mới trong hoạt động ngoại giao kinh tế của Bộ Ngoại giao trong thời gian vừa qua. Tóm tắt tình hình thế giới và Việt Nam, ông Lực cho rằng, kinh tế thế giới ghi nhận 3 điểm sáng, đó là không bị suy thoái như dự báo; lạm phát, giá cả hàng hóa đã hạ nhiệt (năm 2022 lạm phát 8,4%, năm nay dự kiến 5,3%, và sang năm sẽ còn giảm tiếp); xu hướng về kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi năng lượng diễn ra nhanh chóng.

Bên cạnh đó, thế giới cũng có những rủi ro, thách thức lớn như: 2023 tiếp tục là năm “họa vô đơn chí” khi thời tiết khắc nghiệt, hậu quả của dịch bệnh rất nặng nề, các cuộc xung đột vũ trang diễn ra nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, thế giới ngày càng đa cực, phân mảnh, khiến GDP toàn cầu giảm từ 0,3-0,7%. Ngoài ra, còn rất nhiều biến động khó nắm bắt, khó dự đoán.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn là điểm sáng của nền kinh tế khu vực và thế giới với tăng trưởng GDP tăng, thu hút FDI hiệu quả, xuất nhập khẩu giữ vững, xã hội ổn định.

Đại sứ và doanh nghiệp cùng bàn giải pháp khắc phục thách thức, tận dụng cơ hội, hội nhập thành công
Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại EU Nguyễn Văn Thảo phát biểu tại phiên thảo luận. (Ảnh: Anh Sơn)

Nói về các thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thảo, Đại sứ - Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Bỉ và EU, cho rằng: Thứ nhất, châu Âu là thị trường tiêu chuẩn cao, không chỉ các tiêu chuẩn hiện đại mà còn có các tiêu chuẩn mới áp dụng toàn thế giới. Thứ 2: Luật pháp châu Âu rất phức tạp, tuy các nước luật thương mại rõ ràng nhưng khi áp dụng vẫn bị chồng chéo khiến các doanh nghiệp khó áp dụng.

Về thách thức với bản thân doanh nghiệp Việt Nam, theo Đại sứ Nguyễn Văn Thảo, đó là hàng hoá dịch vụ chưa đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn châu Âu, doanh nghiệp Việt nắm bắt thông tin thị trường còn hạn chế; các doanh nghiệp có sự quan tâm đến thị trường EU nhưng chưa có sự quyết tâm cao.

Trong khi đó, ông Đỗ Nam Trung, Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh (Trung Quốc) nhận định về 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa để doanh nghiệp Việt có thể chinh phục thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc là đối tác thương mại số 1 của Việt Nam, chiếm khoàng 25%, là đối tác FDI thứ 4, đối tác du lịch hàng đầu. Hai nước cũng có quan hệ chặt chẽ về chuỗi cung ứng.

Về thiên thời, theo ông Trung, hiện quan hệ 2 nước đang phát triển rất tốt đẹp, nhất là sau 2 chuyến thăm tới nhau của 2 Tổng Bí thư. Hai nước đều là thành viên của nhiều hiệp định như RCEP, Trung Quốc-ASEAN; sau 3 năm dại dịch, hai nước đang mở rộng cửa và phục hồi mạnh mẽ, tầng lớp trung lưu Trung Quốc chiếm tỷ lệ tương đối, là nhóm khách hàng chính sử dụng hàng Việt.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng coi trọng thi trường 100 triệu dân Việt Nam, 2 bên đề cao việc xuất khẩu nông sản sang thị trường của nhau. Do đó, Việt Nam có thế để đàm phán trao đổi ở vị thế ngang bằng với bạn.

Về địa lợi, đó là sự gần gũi về mặt địa lý giữa hai nước, điều này tạo thuận lợi cho vận chuyển, lưu thông hàng hóa.

Đại sứ và doanh nghiệp cùng bàn giải pháp khắc phục thách thức, tận dụng cơ hội, hội nhập thành công
Tổng lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh, Trung Quốc Đỗ Nam Trung trao đổi tại phiên thảo luận. (Ảnh: Anh Sơn)

Về nhân hòa: Trung Quốc và Việt Nam có sự tương đồng về văn hóa, trong khi thương mại nông sản 2 nước được lãnh đạo cấp cao 2 bên quan tâm thúc đẩy.

Tuy nhiên, thách thức cho doanh nghiệp Việt xuất khẩu vào thị trường tỷ dân này cũng không nhỏ. Về thị trường, đây không còn là thị trường dễ tính mà ngày càng hướng tới tiêu chuẩn cao, thương mại điện tử đang phát triển. Nông sản Trung Quốc ngày càng có chất lượng tốt, điều đó đòi hỏi Việt Nam cũng cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Tốc độ lưu thông hàng hóa đôi khi chưa được nhanh trong khi hai nước láng giềng.

CQĐD và doanh nghiệp đồng hành

Về kiến nghị đối với các CQĐD Việt Nam ở nước ngoài, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, các CQĐD cần có dữ liệu phù hợp để giúp các doanh nghiệp nắm được tình hình, thông tin về thị trường, hiểu về thị trường. Các doanh nghiệp cần sự hỗ trợ từ các Đại sứ để tìm kiếm các đối tác đủ lớn, vận động bên lề để giúp gỡ các rào cản thương mại áp đặt với sản phẩm Việt Nam.

Hiện ngành thủy sản Việt Nam đang có kế hoạch mở rộng hơn thị trường tiềm năng như Ấn Độ, Trung ĐÔng, do đó, Hiệp hội mong nhận được sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao để có các thông tin thị trường, giúp các doanh nghiệp xây dựng chiến lược xuất khẩu, đảm bảo mục tiêu 20 tỷ kim ngạch xuất khẩu vào năm 2030.

Đại sứ và doanh nghiệp cùng bàn giải pháp khắc phục thách thức, tận dụng cơ hội, hội nhập thành công
Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam Trương Đình Hòe chia sẻ tại tọa đàm. (Ảnh: Anh Sơn)

Trong khi đó, ông Thân Đức Việt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, dự kiến 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may VIệt Nam đạt 40,3 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2022. Tuy giảm so với năm trước nhưng đây thực sự là một nỗ lực rất lớn của ngành trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay.

Ông Việt cảm ơn sự nỗ lực của ngành Ngoại giao trong công tác NGKT. Việt Nam hiện có 16 FTA đi vào hoạt động và 3 FTA đang đàm phán. Đây là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam chinh phục thị trường toàn cầu.

Theo ông Việt, với ngành dệt may, hiện thách thức nhiều hơn cơ hội. Ông cho rằng, thế giới bất ổn với xung đột, dịch bệnh, biến đổi khí hậu; ngành dệt may tuy ấm dần lên nhưng có đơn hàng bị trì hoãn.

Bên cạnh đó, cạnh tranh giữa các quốc gia sản xuất dệt may ngày càng lớn, ví dụ như Bangladesh, một số nước châu Phi đang trở thành những nhà sản xuất lớn trên toàn cầu. Ngoài ra, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm dệt may đòi hỏi ngày càng cao với các yêu cầu về phát triển bền vững, tái sử dụng.

Đó là chưa kể tới các yêu cầu về chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Các thay đổi liên tục cập nhật, ảnh hưởng tới nguyên liệu đầu vào, nguyên liệu tái chế; trách nhiệm mở rộng đối với nhà sản xuất về xử lý bao bì…

Đại sứ và doanh nghiệp cùng bàn giải pháp khắc phục thách thức, tận dụng cơ hội, hội nhập thành công
Tổng giám đốc Tổng Công ty May 10 Thân Đức Việt trao đổi tại phiên thảo luận. (Ảnh: Anh Sơn)

Từ đó, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nêu kiến nghị: Các Đại sứ, Trưởng CQĐD Việt Nam ở nước ngoài giúp đưa mô hình của các doanh nghiệp nước ngoài về nước; tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại theo chuyên đề; tìm hiểu thông tin về khách hàng lớn để tư vấn cho doanh nghiệp trong nước.

Trước những ý kiến của các diễn giả, Đại sứ Nguyễn Văn Thảo cho biết, trong thế giới ngày càng phát triển với xu thế xanh hóa, kinh tế tuần hoàn như hiện nay, nếu doanh nghiệp không thích ứng, sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Trong khi đó, các đối tác có rất nhiều quy định, doanh nghiệp phải chủ động tìm hiểu và thích ứng. Với nhiệm vụ ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, các CQĐD Việt Nam tại nước ngoài luôn sẵn sàng đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp.

Khai mạc Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với các hiệp hội và doanh nghiệp

Khai mạc Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với các hiệp hội và doanh nghiệp

Chiều 15/12, trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32 và Hội nghị Ngoại vụ toàn quốc lần thứ 21, Bộ Ngoại giao ...

Sắp diễn ra Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với các hiệp hội và doanh nghiệp

Sắp diễn ra Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài với các hiệp hội và doanh nghiệp

Tại Tọa đàm, các Trưởng Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài sẽ chia sẻ xu hướng mới về đầu tư, đổi mới ...

Nửa thế kỷ hợp tác sâu đậm và hữu nghị trong quan hệ Việt Nam-Hà Lan

Nửa thế kỷ hợp tác sâu đậm và hữu nghị trong quan hệ Việt Nam-Hà Lan

Quan hệ giao lưu giữa người dân Việt Nam-Hà Lan đã bắt đầu từ lâu trước khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ...

(Trực tuyến) Press Corner: Cơ hội và thách thức mới đối với doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài

(Trực tuyến) Press Corner: Cơ hội và thách thức mới đối với doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài

Press Corner Đại sứ và Doanh nghiệp, chủ đề "Cơ hội và thách thức mới đối với doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu hàng ...

(Trực tuyến) Press Corner: Kết nối hợp tác đầu tư với đối tác nước ngoài phát triển công nghệ cao và đổi mới sáng tạo

(Trực tuyến) Press Corner: Kết nối hợp tác đầu tư với đối tác nước ngoài phát triển công nghệ cao và đổi mới sáng tạo

Press Corner Đại sứ & Doanh nghiệp, chủ đề "Kết nối hợp tác đầu tư với đối tác nước ngoài phát triển công nghệ cao ...

Bài viết cùng chủ đề

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cộng đồng người Việt ở Trùng Khánh cần phát huy tốt truyền thống 'tương thân tương ái'

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cộng đồng người Việt ở Trùng Khánh cần phát huy tốt truyền thống 'tương thân tương ái'

Sáng 8/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên và cộng đồng người Việt Nam tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.
Dự báo: Bão số 7 có thể rất nguy hiểm với tàu thuyền trên khu vực Bắc và giữa Biển Đông, vùng biển ven bờ Trung-Nam Trung Bộ trong các ngày 8-12/11

Dự báo: Bão số 7 có thể rất nguy hiểm với tàu thuyền trên khu vực Bắc và giữa Biển Đông, vùng biển ven bờ Trung-Nam Trung Bộ trong các ngày 8-12/11

Hồi 10h (ngày 8/11), vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc ...
Hà Nội: Hành trình mới của những cây xanh gãy đổ sau bão Yagi

Hà Nội: Hành trình mới của những cây xanh gãy đổ sau bão Yagi

Gỗ cây xanh gãy đổ sau bão Yagi không phải là phế liệu. Chúng đã được tái sinh, mang lại giá trị kinh tế bất ngờ.
Mỹ Tâm thực hiện đêm nhạc đặc biệt tri ân khán giả hải ngoại dịp Giáng sinh

Mỹ Tâm thực hiện đêm nhạc đặc biệt tri ân khán giả hải ngoại dịp Giáng sinh

Ca sĩ Mỹ Tâm phấn khích khi toàn bộ vé của liveshow 'My Soul 1981' được bán hết trong vòng một tiếng.
Cuộc đời bà Trần Tố Nga qua lời kể của đạo diễn người Pháp gốc Việt

Cuộc đời bà Trần Tố Nga qua lời kể của đạo diễn người Pháp gốc Việt

Vở kịch dẫn dắt khán giả đắm chìm vào câu chuyện của bà Trần Tố Nga, một người phụ nữ suốt đời dấn thân vào cuộc chiến đòi công lý ...
Cập nhật bảng giá xe hãng Ford mới nhất tháng 11/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Ford mới nhất tháng 11/2024

Bảng giá xe hãng Ford của các dòng như Everest 2021, EcoSport 2021, Everest 2022, Ranger 2021, Explorer 2022, Territory 2022, Ranger 2022, Ranger Raptor 2023, Everest 2023, Everest 2024, ...
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Peru: Cơ hội để hai nước thống nhất các chương trình nghị sự rộng hơn trong khu vực và quốc tế

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Peru: Cơ hội để hai nước thống nhất các chương trình nghị sự rộng hơn trong khu vực và quốc tế

Đại sứ Peru tại Việt Nam đề cao ý nghĩa và chia sẻ kỳ vọng về chuyến thăm Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 của Chủ tịch nước Lương Cường.
Đại sứ Bùi Văn Nghị: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường là dấu mốc quan hệ đặc biệt Việt Nam-Peru, đóng góp tích cực cho tầm nhìn APEC

Đại sứ Bùi Văn Nghị: Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường là dấu mốc quan hệ đặc biệt Việt Nam-Peru, đóng góp tích cực cho tầm nhìn APEC

Đại sứ Bùi Văn Nghị đánh giá, chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC mang nhiều ý nghĩa đa phương, song phương
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Chile: Tiếp nối tình hữu nghị truyền thống, đưa hợp tác lên cấp độ cao hơn

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Chile: Tiếp nối tình hữu nghị truyền thống, đưa hợp tác lên cấp độ cao hơn

Dẫu vạn dặm xa xôi, song các thế hệ lãnh đạo, người dân Việt Nam và Chile vẫn luôn dành cho nhau những tình cảm đặc biệt.
TS. Nguyễn Hùng Sơn: Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

TS. Nguyễn Hùng Sơn: Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

Phỏng vấn nhanh TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao về chiến thắng khá ngoạn mục của cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Chiến thắng của ông Trump: 8 cụm từ đặc tả hành trình phi thường vào Nhà Trắng, đằng sau ngày thứ Ba 'nhàn nhã' là gì?

Không cần phải chờ đợi thêm, ứng cử viên Donald Trump đã giành chiến thắng thuyết phục trong cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh GMS: Chung tay xây dựng một Tiểu vùng Mekong hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh GMS: Chung tay xây dựng một Tiểu vùng Mekong hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện

Đại sứ Phạm Sao Mai chia sẻ ý nghĩa chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị GMS8 và thăm tỉnh Vân Nam & TP. Trùng Khánh, Trung Quốc
Phiên bản di động