TIN LIÊN QUAN | |
Người Việt tại Fukuoka, Hiroshima tuần hành phản đối Trung Quốc | |
Bão số 2 di chuyển nhanh, khả năng tối nay vào Biển Đông |
Theo Đại sứ Lê Linh Lan, các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp quốc tế, trong đó có các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ và biển đảo trên cơ sở phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, trong đó có (UNCLOS).
Việc sử dụng các cơ chế tài phán quốc tế để giải quyết các tranh chấp là một biện pháp giải quyết tranh chấp văn minh và hòa bình, đã được quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc và UNCLOS, giúp tránh được những xung đột có thể xảy ra và có thể đưa đến một giải pháp công bằng mà các bên có thể chấp nhận được. Đây cũng là xu thế chung trong việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng trong nhiều năm qua.
Philippinnes sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp được quy định trong UNCLOS để giải quyết tranh chấp là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Tuyên bố 6 điểm của ASEAN về Biển Đông và tinh thần của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Đại sứ Việt Nam tại Mexico Lê Linh Lan tại buổi trả lời phỏng vấn hãng NOTIMEX. (Ảnh: TTXVN). |
Đại sứ Lê Linh Lan nhấn mạnh, là một quốc gia ven biển có các quyền và lợi ích quốc gia hợp pháp và chính đáng ở Biển Đông, Việt Nam sẽ áp dụng mọi biện pháp hòa bình phù hợp và cần thiết để bảo vệ các quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc và UNCLOS.
Được hỏi về khả năng Việt Nam nghiêng về hướng đàm phán song phương với Trung Quốc hoặc đàm phán đa phương với tất cả các nước liên quan, hoặc Việt Nam sẽ yêu cầu Tòa Trọng tài như Philippines đã làm, Đại sứ Lê Linh Lan cho rằng tranh chấp ở Biển Đông hết sức phức tạp: có tranh chấp liên quan đến hai nước như vấn đề quần đảo Hoàng Sa giữa Việt Nam và Trung Quốc; có tranh chấp liên quan đến nhiều bên trong khu vực như vấn đề quần đảo Trường Sa; có những vấn đề liên quan đến cả các nước ở ngoài khu vực như vấn đề hòa bình, ổn định, an ninh an toàn, tự do hàng hải. Quan điểm của Việt Nam hết sức rõ ràng là những vấn đề chỉ liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương; những vấn đề liên quan đến nhiều bên thì bàn bạc giữa các bên liên quan.
Liên quan đến chủ trương của Việt Nam trong việc giải quyết tranh chấp biển, đảo ở Biển Đông, Đại sứ Lê Linh Lan khẳng định Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích của mình ở Biển Đông; kiên định bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo luật pháp quốc tế, tiếp tục phát triển kinh tế biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, nhất là hoạt động dầu khí và đánh bắt cá trong phạm vi 200 hải lý theo đúng các quy định của UNCLOS.
Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc ở Biển Đông. Yêu sách “đường chín đoạn” hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và lịch sử, trái với tinh thần UNCLOS mà Trung Quốc là một bên tham gia và Tòa Trọng tài đã ra phán quyết tuyên bố Trung Quốc không có quyền lịch sử ở khu vực này.
Việt Nam kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình, nỗ lực thúc đẩy đối thoại, đàm phán nhằm tìm kiếm một giải pháp cơ bản lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và thúc đẩy tiến trình đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc nhằm sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC)./.
AMM 49 ra Tuyên bố bày tỏ hết sức quan ngại về vấn đề Biển Đông Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49 (AMM 49) diễn ra tại Lào, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ... |
Nhật Bản bày tỏ lập trường về vấn đề Biển Đông tại Lào Ngày 24/7, Nhật Bản đã bày tỏ quan điểm của nước này về vấn đề Biển Đông, trong đó nhấn mạnh tới tầm quan trọng ... |
TTXVN bác bỏ thông tin sai lệch của báo chí Trung Quốc về Biển Đông Ngày 18/7, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) được quyền tuyên bố bác bỏ nội dung sai sự thật của báo chí Trung Quốc liên ... |