Nhỏ Bình thường Lớn

Đàm phán thương mại Anh - Mỹ: Tuyên bố lạc quan đang che đậy những bất đồng

TGVN. Các tuyên bố lạc quan đang che đậy những lo ngại rằng, các bất đồng giữa London và Washington trong nhiều lĩnh vực, từ thương mại đến an ninh, đang cản trở việc khởi động các cuộc đàm phán.    
TIN LIÊN QUAN
dam phan thuong mai anh my tuyen bo lac quan dang che day nhung bat dong 'Ly hôn', Anh nỗ lực gia tăng sức ép lên EU trong đàm phán về thương mại
dam phan thuong mai anh my tuyen bo lac quan dang che day nhung bat dong Mỹ kỳ vọng sẽ đạt được thỏa thuận thương mại với Anh trong năm nay
dam phan thuong mai anh my tuyen bo lac quan dang che day nhung bat dong
Các tuyên bố lạc quan đang che đậy những lo ngại về các bất đồng giữa London và Washington. (Nguồn: AP)

Trong mỗi chuyến thăm tới London ngay trước thời điểm Anh rời Liên minh châu Âu (EU) – Brexit, các quan chức hàng đầu của Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai háo hức về triển vọng của một thỏa thuận thương mại với Anh.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Washington sẽ làm việc “nhanh nhất có thể” trong đàm phán một thỏa thuận thương mại với London, còn Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin tiết lộ, Anh đứng đầu danh sách của Mỹ về một hiệp định thương mại mới.

Chưa phải thời điểm tốt để bắt đầu?

Tuy nhiên, các tuyên bố lạc quan trên che đậy những lo ngại rằng, các bất đồng giữa London và Washington trong nhiều lĩnh vực, từ thương mại đến an ninh, đang cản trở việc khởi động các cuộc đàm phán.

Mặc dù, cả Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Boris Johnson đều cho rằng, thỏa thuận thương mại song phương sâu rộng là một trong những điều mong ước lớn nhất của việc Anh rời khỏi EU, nhưng các cuộc đàm phán khó có thể nhanh chóng đưa đến một hiệp ước toàn diện như hai nhà lãnh đạo Anh – Mỹ mong muốn.

Căng thẳng lớn nhất giữa hai nước - liên quan đến quyền tiếp cận của Huawei vào mạng 5G của Anh - đã nổi lên hồi tuần trước khi London quyết định trao cho tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc này một vai trò hạn chế trong việc xây dựng nền tảng mạng 5G của Anh, bất chấp mong muốn của Nhà Trắng là cấm cửa hoàn toàn công ty này.

Chuyên gia Amanda Sloat, thành viên cao cấp của Trung tâm về Mỹ và châu Âu thuộc Viện Brookings nhận xét, “chắc chắn, từ góc độ chung, đây không phải là cách tốt để bắt đầu”.

Hai đồng minh lâu năm này cũng ngày càng mâu thuẫn với nhau về kế hoạch của London đánh thuế đối với các dịch vụ kỹ thuật số, các lời đe dọa của Chính quyền Tổng thống Trump về việc tăng thuế đối với ô tô nhập khẩu và số phận của thỏa thuận hạt nhân Iran - tất cả các vấn đề mà Anh đang nghiêng về phía các nước châu Âu hơn là Mỹ. Giám đốc chương trình châu Âu của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ - Heather Conley cho biết: “Mỹ đang phát hiện ra Anh thực sự thuộc về châu Âu như thế nào. Hiện tại có rất nhiều sự khác biệt, tôi không biết Chính quyền Tổng thống Trump sẽ cứng rắn đến mức độ nào”.

Kể từ khi ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng năm 2016, các chính phủ kế tiếp của đảng Bảo thủ ở Anh đều hiểu rằng, Washington ủng hộ Brexit và sẵn sàng "trao thưởng" cho London vì quyết định rời khỏi EU.

Các quan chức thương mại hai bên đã thành lập một nhóm làm việc chung Anh - Mỹ để chuẩn bị cho các cuộc đàm phán chính thức và Chính quyền Mỹ thậm chí đã công bố các mục tiêu đàm phán cho một thỏa thuận bao quát.

Đối với ông Johnson, một hiệp ước thương mại với Mỹ mang đến cơ hội để thể hiện các lợi ích của Brexit, mặc dù các ước tính nội bộ của Chính phủ cho thấy rằng, bất kỳ lợi ích nào cũng sẽ là không đáng kể. Tuy nhiên, tính biểu tượng của một thỏa thuận dường như quan trọng đối với Phố Downing hơn là những con số thực về kinh tế.

Cựu Bộ trưởng Thương mại quốc tế Liam Fox đã mô tả một thỏa thuận giữa Anh và Mỹ là một “giải thưởng lớn”. Nhiều nghị sĩ Bảo thủ, kể cả Thủ tướng Anh, tự coi mình là người Đại Tây Dương chứ không phải người châu Âu và tán dương một thoản thuận với ông Trump hơn là thỏa thuận với EU - đối tác thương mại lớn nhất của Anh.

Toàn diện hay nhanh chóng mà hời hợt?

Bà Amanda Sloat cho biết, ở “cấp độ vĩ mô”, một thỏa thuận vẫn còn nằm trong “sự quan tâm” của cả hai chính phủ. Tuy nhiên, bà cảnh báo rằng, cũng có “rất nhiều điều trong mối quan hệ song phương sẽ khiến nó trở nên phức tạp hơn”.

Dù háo hức, nhưng Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tuần trước đã từ chối đưa ra bất kỳ mốc thời gian chắc chắn nào về khả năng đạt được một thỏa thuận và cảnh báo rằng, các cuộc đàm phán cũng có thể khó khăn. Trả lời phỏng vấn trên kênh phát thanh LBC, ông nói: “Chắc chắn, nó sẽ phức tạp. Và sẽ có những điểm gây tranh cãi. Cả hai nhóm đàm phán sẽ muốn bảo vệ mọi thứ cho đất nước của mình”.

dam phan thuong mai anh my tuyen bo lac quan dang che day nhung bat dong

Anh - Mỹ: “Mối quan hệ đặc biệt” xưa & nay

Thuật ngữ trên ra đời từ cách đây gần 7 thập kỷ, thế nhưng “mối quan hệ đặc biệt” có thực sự tồn tại?

Vẫn chưa có ngày chính thức để bắt đầu các cuộc đàm phán, vì chính nước Anh vẫn chưa công bố các mục tiêu đàm phán của mình. Nhà Trắng, Bộ Tài chính và Đại diện thương mại Mỹ cũng từ chối bình luận vấn đề này.

Các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu khi nhóm kinh tế của Chính quyền Tổng thống Trump chuyển sự chú ý của mình sang châu Âu, sau khi tạm dừng cuộc chiến thương mại với Trung Quốc và hoàn tất việc đàm phán lại hiệp ước NAFTA với Canada và Mexico.

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ sẽ thận trọng với việc ký kết bất kỳ thỏa thuận ý nghĩa nào với London cho đến khi các điều khoản về mối quan hệ thương mại của Anh với EU rõ ràng, vì điều đó sẽ quyết định mức độ gần gũi và các quy định của Anh sẽ vẫn phù hợp với các quy định Brussels trong các lĩnh vực nào. Các nhóm doanh nghiệp Mỹ đã nói rằng, điều quan trọng là có được một thỏa thuận toàn diện, hơn là nhanh chóng đạt được một thỏa thuận hời hợt.

Một doanh nghiệp vận động hành lang Mỹ đang theo dõi các cuộc đàm phán nói: “Đối với Anh, chúng ta nên nói về một thỏa thuận thương mại toàn diện, nhưng chúng ta không biết khi nào có thể làm được điều như thế”.

Căng thẳng liên quan đến thương mại đã gia tăng đáng kể trong những tuần gần đây. Mỹ tuyên bố sẽ đáp trả Anh bằng việc đánh thuế đối với ô tô và phụ tùng ô tô nếu Anh tiến hành thuế dịch vụ kỹ thuật số - và không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Mỹ sẽ miễn trừ Anh khỏi thuế quan áp đối với hàng nhập khẩu từ EU để trả đũa việc khối này trợ cấp cho Airbus.

Bộ trưởng thương mại Anh Liz Truss đã đối thoại với người đồng cấp Mỹ và gây áp lực với Chính quyền Tổng thống Trump nhằm không áp đặt thêm thuế đối với hàng xuất khẩu của Anh, như rượu whisky.

Các quan chức Anh nhấn mạnh rằng, các vấn đề nhạy cảm về chính trị là không phù hợp với bất kỳ thỏa thuận thương mại nào. Các vấn đề này bao gồm việc nới lỏng các tiêu chuẩn nhập khẩu nông nghiệp để cho phép nông dân Mỹ bán nhiều hàng hóa hơn vào Anh, từ gà rửa bằng chất clo đến các cây trồng biến đổi gen. London cũng phủ nhận việc họ sẽ cho phép các công ty dược phẩm và chăm sóc sức khỏe của Mỹ quyền tiếp cận thị trường Anh nhiều hơn.

Chính quyền Tổng thống Trump đã ám chỉ rằng, họ sẽ có quan điểm cứng rắn hơn, đặc biệt là hàng nông sản, điều có thể làm cho các cuộc đàm phán với Anh khó có thể tiến triển. Ông Pompeo nói với LBC rằng: “Tôi chắc chắn, các vấn đề nông nghiệp sẽ khó khăn. Yêu cầu của chúng tôi sẽ như trong các cuộc đàm phán khác, chúng ta cần phải cởi mở và trung thực về khả năng cạnh tranh. Chúng tôi cần đảm bảo rằng chúng ta không sử dụng an toàn thực phẩm như một thủ đoạn để kiểm tra và bảo vệ một ngành cụ thể”.

dam phan thuong mai anh my tuyen bo lac quan dang che day nhung bat dong

Nhiều lần trì hoãn làm theo yêu cầu của Washington, Thủ tướng Anh lên tiếng xoa dịu Mỹ

TGVN. Ngày 4/12, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ tình báo với Mỹ trong quyết định của London ...

dam phan thuong mai anh my tuyen bo lac quan dang che day nhung bat dong

Lãnh đạo Anh, Mỹ nhất trí ký thỏa thuận thương mại song phương

TGVN. Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhất trí ký một thỏa thuận thương mại Mỹ - Anh vào ...

dam phan thuong mai anh my tuyen bo lac quan dang che day nhung bat dong

Sự cố Anh - Mỹ: Tai nạn hay âm mưu ?

TGVN. Việc báo chí Anh đăng tải những báo cáo mật của Đại sứ Anh tại Mỹ gửi về đã diễn biến trở thành cuộc ...

Chu Văn (theo Financial Times)

Tin cũ hơn

Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền Tài sản Nga bị phong tỏa: G7 và EU đồng lòng, Italy sẽ 'gỡ rối' một vấn đề cho Mỹ, Ukraine có thể sắp nhận tiền
Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro? Giá vàng hôm nay 17/5/2024: Giá vàng miếng SJC giảm nhanh, cung vàng đang đổ về, 'đội mũ bảo hiểm' để giảm thiểu rủi ro?
Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế? Argentina: 9 lần vỡ nợ, siêu lạm phát và chiến dịch cải tổ ‘gây sốc’ của Tổng thống Milei có cứu được kinh tế?
Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này Kinh tế Nhật Bản bị thu hẹp vì lý do này
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 16/5/2024: Giá vàng SJC vượt 90 triệu đồng/lượng, tiếp tục đấu thầu vàng,  USD 'đẩy thuyền' Giá vàng hôm nay 16/5/2024: Giá vàng SJC vượt 90 triệu đồng/lượng, tiếp tục đấu thầu vàng, USD 'đẩy thuyền'