Đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc: Bắc Kinh sở hữu 'lá bài' giá trị, liệu có đạt 'chiến thắng hữu hình'?

Linh Chi
Một vòng đàm phán thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu tại London (Anh) vào ngày 9/6 (giờ địa phương), khi cả hai bên đều cố gắng duy trì thỏa thuận đình chiến mong manh đạt được hồi tháng 5/2025.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Tổng thống Donald Trump cảnh báo, bất kỳ quốc gia nào trả đũa Mỹ sẽ ngay lập tức phải chịu mức thuế mới và cao hơn mức thuế ban đầu. (Nguồn: Forbes)
Mỹ-Trung Quốc nối lại đàm phán thương mại tại London. (Nguồn: Forbes)

Tháng trước, tại Geneva (Thụy Sỹ), hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã nhất trí giảm mạnh thuế quan đối với hàng hóa của nhau trong thời hạn 90 ngày. Tuy nhiên, căng thẳng đã gia tăng trong một tuần gần đây bởi hai điểm bế tắc chính. Đó là sự kiểm soát của Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm và khả năng tiếp cận công nghệ bán dẫn có nguồn gốc từ Mỹ.

Hoạt động xuất khẩu đất hiếm và nam châm của Bắc Kinh dự kiến ​ là tâm điểm chú ý tại cuộc đàm phán lần này.

Ông Robin Xing, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc của Morgan Stanley nhận định, đất nước tỷ dân khó có thể từ bỏ quyền kiểm soát với đất hiếm bởi đây là một công cụ chiến lược. Việc Trung Quốc gần như độc quyền chuỗi cung ứng đất hiếm sẽ khiến mặt hàng này trở thành "con bài mặc cả" quan trọng trong các cuộc đàm phán thương mại với nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tin liên quan
Mỹ–Trung Quốc: Vòng đàm phán thương mại thứ hai bắt đầu, ‘cuộc chiến không khói lửa Mỹ–Trung Quốc: Vòng đàm phán thương mại thứ hai bắt đầu, ‘cuộc chiến không khói lửa' sẽ diễn ra rất tốt đẹp?

Hiện tại, mọi con mắt đổ dồn vào việc liệu cả hai nền kinh tế có thể đạt được sự đồng thuận ở London hay không.

Cuộc gặp quy tụ những gương mặt quyền lực nhất từ cả hai phía. Đại diện phía Mỹ bao gồm Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent, Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick và Đại diện Thương mại Jamieson Greer. Còn phái đoàn Trung Quốc sẽ do Phó Thủ tướng Hà Lập Phong dẫn đầu.

Một "lá bài" giá trị

Vào tháng 4/2025, khi căng thẳng thương mại giữa hai nước leo thang, Trung Quốc áp dụng chế độ cấp phép mới đối với với 7 loại khoáng chất đất hiếm và một số nam châm. Cụ thể, nước này yêu cầu các nhà xuất khẩu phải xin phê duyệt cho mỗi lô hàng và nộp tài liệu để xác minh mục đích sử dụng cuối cùng của những vật liệu này.

Sau thỏa thuận đình chiến thương mại được đàm phán tại Geneva, chính quyền Tổng thống Donald Trump kỳ vọng, đất nước tỷ dân sẽ dỡ bỏ các hạn chế đối với các khoáng sản đó.

Nhưng Bắc Kinh đã chậm trễ trong việc phê duyệt các giấy phép xuất khẩu và gây ra sự thất vọng sâu sắc trong Nhà Trắng.

Ông Kevin Hassett, người đứng đầu Hội đồng kinh tế quốc gia tại Nhà Trắng làm rõ lập trường của Washington khi trả lời phỏng vấn trên CBS News: "Chúng tôi muốn đất hiếm và những nam châm quan trọng khác có thể lưu thông trở lại như thời điểm trước tháng 4. Chúng tôi không muốn bất kỳ chi tiết kỹ thuật nào làm chậm trễ điều đó. Họ (Trung Quốc) rõ ràng biết điều này”.

Đất hiếm là một nhóm gồm 17 nguyên tố, có thể tìm thấy ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Mỹ. Nhưng đất hiếm rất khó khai thác, chế biến, rất tốn kém và gây ô nhiễm môi trường.

"Sự ưu tiên mà Mỹ dành cho đất hiếm cho thấy “lá bài” này hiệu quả như thế nào. Rõ ràng, phía Mỹ đang lo lắng và mong muốn giải quyết vấn đề này” - GS. Jin Canrong tại Đại học Nhân dân

Theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), 61% lượng đất hiếm khai thác toàn cầu đến từ Trung Quốc. Đáng chú ý hơn, đất nước tỷ dân kiểm soát tới 92% khâu tinh chế - bước xử lý quan trọng để biến đất hiếm thành sản phẩm sử dụng được.

Các chuyên gia cho biết, có khả năng Bắc Kinh sẽ tìm cách sử dụng đòn bẩy đối với đất hiếm để buộc Washington nới lỏng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn tiên tiến và các công nghệ liên quan.

Ông Leah Fahy, nhà kinh tế Trung Quốc lưu ý: "Bắc Kinh đã trở nên quyết đoán hơn trong việc sử dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu như một công cụ để bảo vệ và củng cố vị thế toàn cầu trong các lĩnh vực chiến lược".

Hiện tại, đã có những tín hiệu vui trong việc cấp giấy phép xuất khẩu đất hiếm.

Cụ thể, Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho hay, một số nhà cung cấp đất hiếm Trung Quốc cho các công ty Mỹ đã nhận được giấy phép xuất khẩu có thời hạn sáu tháng. Các nhà cung cấp của hãng sản xuất ô tô lớn của Mỹ, bao gồm General Motors, Ford và Jeep Stellantis, cũng được cấp giấy phép xuất khẩu tạm thời, với thời hạn lên đến sáu tháng.

Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể đẩy nhanh tốc độ phê duyệt giấy phép bởi hiện tại, khả năng tiếp cận toàn cầu đối với khoáng sản đất hiếm vẫn bị hạn chế hơn so với trước tháng 4.

GS. Jin Canrong tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh đánh giá, sự ưu tiên mà Mỹ dành cho đất hiếm cho thấy “lá bài” này hiệu quả như thế nào.

“Rõ ràng, phía Mỹ đang lo lắng và mong muốn giải quyết vấn đề nhưng lại hạn chế Bắc Kinh về chip và động cơ phản lực, vì vậy, Trung Quốc chắc chắn có mọi lý do để sử dụng 'lá bài' này”.

Các container tại Cảng Thượng Hải, Trung Quốc. (Nguồn: Getty Images)
Các container tại cảng Thượng Hải, Trung Quốc. (Nguồn: Getty Images)

Những khó khăn kinh tế của Trung Quốc

Khi Trung Quốc giải quyết cuộc chiến thuế quan với Mỹ, rõ ràng, sự gián đoạn này đang gây tổn thất kinh tế trong nước. Dữ liệu thương mại và giá cả được công bố ngày 9/6 vẽ nên một bức tranh ảm đạm cho nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu.

Theo dữ liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố, tổng lượng hàng xuất khẩu của nước này chỉ tăng 4,8% vào tháng 5/2025 so với cùng kỳ năm ngoái. Mức này giảm mạnh so với mức 8,1% ghi nhận vào tháng 4/2025.

Cũng trong tháng 5/2025, xuất khẩu của Bắc Kinh sang Washington đã giảm mạnh 34,5%, bất chấp mức thuế quan của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc đã giảm từ 145% xuống còn 30%.

Tuy nhiên, người phát ngôn Tổng cục Hải quan Trung Quốc Lu Daliangn đã đề cao sức mạnh kinh tế của đất nước khi nhấn mạnh rằng, hoạt động thương mại hàng hóa đã chứng minh được "khả năng phục hồi trước những thách thức bên ngoài".

Trong khi đó, áp lực giảm phát vẫn tiếp tục đeo bám nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo dữ liệu được Cục Thống kê quốc gia (NBS), vào tháng 5/2025, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc, một chuẩn mực để đo lường lạm phát, đã giảm 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ số giá sản xuất (PPI) cũng trở nên tồi tệ hơn, với mức giảm 3,3% vào tháng 5/2025 so với cùng kỳ năm trước, mức giảm mạnh nhất trong 22 tháng.

Với bức tranh kinh tế như vậy, hãng tin Bloomberg dự báo, Bắc Kinh dường như đang đặt cược rằng, việc thiết lập lại quan hệ thương mại với Washington sẽ mang về "chiến thắng hữu hình" trong những tuần và tháng tới.

Việc cắt giảm thuế quan, nới lỏng kiểm soát xuất khẩu và tình hình bớt căng thẳng hơn... sẽ là những thành quả mà Trung Quốc mong muốn đạt được trong lần đàm phán này. Điều đó sẽ giúp đất nước phụ thuộc vào xuất khẩu "lấy lại phong độ" tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới.

Căng thẳng leo thang, doanh nghiệp Trung Quốc tự tin vì không còn phụ thuộc thị trường Mỹ như trước

Căng thẳng leo thang, doanh nghiệp Trung Quốc tự tin vì không còn phụ thuộc thị trường Mỹ như trước

Giữa bối cảnh Tổng thống Donald Trump tiếp tục gia tăng áp lực lên Trung Quốc bằng các mức thuế cao kỷ lục, giới lãnh ...

Mỹ-Trung Quốc: Tổng thống Trump khoe tin vui, nói 'tiến rất xa' trong thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh, động thái của đối thủ thế nào?

Mỹ-Trung Quốc: Tổng thống Trump khoe tin vui, nói 'tiến rất xa' trong thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh, động thái của đối thủ thế nào?

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/6 cho biết, các quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ sẽ gặp một phái đoàn Trung Quốc ...

Vừa có tân Tổng thống, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thúc đẩy thỏa thuận thuế quan

Vừa có tân Tổng thống, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí thúc đẩy thỏa thuận thuế quan

Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 6/6 cho biết, Tổng thống Lee Jae-myung và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã nhất trí cùng ...

‘Ác mộng’ thuế quan chưa chấm dứt?

‘Ác mộng’ thuế quan chưa chấm dứt?

Thời điểm tồi tệ nhất của chiến tranh thương mại, do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động “chiến dịch thuế quan” chưa lùi lại.

Mỹ–Trung Quốc: Vòng đàm phán thương mại thứ hai bắt đầu, ‘cuộc chiến không khói lửa' sẽ diễn ra rất tốt đẹp?

Mỹ–Trung Quốc: Vòng đàm phán thương mại thứ hai bắt đầu, ‘cuộc chiến không khói lửa' sẽ diễn ra rất tốt đẹp?

Vòng đàm phán thương mại thứ hai giữa các quan chức cấp cao Mỹ–Trung Quốc sẽ diễn ra tại London (Vương quốc Anh) vào ngày ...

(theo CNN)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Thiếu hụt hướng dẫn viên trầm trọng, ngành du lịch Nhật Bản báo động tình trạng khủng hoảng nhân lực

Thiếu hụt hướng dẫn viên trầm trọng, ngành du lịch Nhật Bản báo động tình trạng khủng hoảng nhân lực

Các chuyên gia nhận định, sử dụng công nghệ và đào tạo thế hệ kế cận là giải pháp trọng tâm để vượt qua khủng hoảng nhân lực ở Nhật ...
Bình Thuận: Ngọn gió mới trên bản đồ du lịch sáng tạo

Bình Thuận: Ngọn gió mới trên bản đồ du lịch sáng tạo

Bình Thuận sở hữu hệ sinh thái du lịch đa dạng từ biển đảo, cồn cát, suối khoáng đến di sản văn hóa Chăm và làng nghề truyền thống.
Đại dương có thể ‘ngừng tha thứ’

Đại dương có thể ‘ngừng tha thứ’

Đại dương chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nuôi sống con người, cũng là không gian để kết nối các lục địa.
Uzbekistan nỗ lực khẳng định vị thế

Uzbekistan nỗ lực khẳng định vị thế

Uzbekistan tiếp tục củng cố vị thế của mình trên trường quốc tế với tư cách là đối tác đáng tin cậy và là trung tâm năng động ở Trung ...
Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Vụ rơi máy bay ở Ấn Độ: Thấy cả hai hộp đen, Anh-Ấn hợp tác tìm sự thật, liệu có 'chiếc ghế an toàn' sau sự sống sót thần kỳ của hành khách duy nhất?

Các lực lượng chức năng đã tìm thấy cả hai hộp đen của chiếc máy bay xấu số bị rơi ngày 12/6 ở Ấn Độ, khiến 241 người trên máy ...
Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn, Nga yêu cầu một điều, quân đội Mỹ ở Trung Đông có biến động

Căng thẳng Israel-Iran: Hội đồng Bảo an nhóm họp khẩn, Nga yêu cầu một điều, quân đội Mỹ ở Trung Đông có biến động

Hội đồng Bảo an LHQ nhóm họp phiên khẩn cấp để thảo luận về các diễn biến xung đột mới nhất giữa Iran và Israel.
AgriS đồng hành kiến tạo hệ sinh thái nông nghiệp xanh bền vững

AgriS đồng hành kiến tạo hệ sinh thái nông nghiệp xanh bền vững

Tại Hội nghị thường niên của Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) 2025 với chủ đề “Khoa học công nghệ – Chìa khóa thúc đẩy kinh tế tuần hoàn”, ...
Dự án quản lý rác thải do Na Uy tài trợ tạo chuyển biến rõ nét tại Bình Định

Dự án quản lý rác thải do Na Uy tài trợ tạo chuyển biến rõ nét tại Bình Định

Dự án của Na Uy có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ ở khía cạnh môi trường mà còn thể hiện cam kết của địa phương với phát triển bền vững.
Giá nông sản hôm nay 13/6/2025: Thông tin tích cực cho giá cà phê, Giá tiêu 'vẫn đợi' thuế đối ứng; Xuất khẩu sang Mỹ mặt hàng này liên tục tăng mạnh

Giá nông sản hôm nay 13/6/2025: Thông tin tích cực cho giá cà phê, Giá tiêu 'vẫn đợi' thuế đối ứng; Xuất khẩu sang Mỹ mặt hàng này liên tục tăng mạnh

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 13/6/2025, giá cà phê, giá tiêu, giá heo... giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong nước:
Bắc Ninh tăng tốc cải cách thu tục hành chính, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp

Bắc Ninh tăng tốc cải cách thu tục hành chính, đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp

Những năm gần đây, công tác cải cách hành chính được lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh quan tâm chỉ, đạo triển khai.
Bắc Ninh xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo

Bắc Ninh xác định 4 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo

Theo kế hoạch, tỉnh Bắc Ninh sẽ hướng tới trở thành một trong các trung tâm đào tạo, nghiên cứu và phát triển hàng đầu của cả nước.
Triển khai Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia năm 2025 tại Bắc Ninh

Triển khai Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia năm 2025 tại Bắc Ninh

Sở Công Thương Bắc Ninh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh: Mở không gian phát triển kinh tế mới, tạo động lực và lan tỏa

Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh: Mở không gian phát triển kinh tế mới, tạo động lực và lan tỏa

Sáng 10/6, tiếp phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh.
Tận dụng cơ hội, hóa giải thách thức cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới

Tận dụng cơ hội, hóa giải thách thức cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới

Thị trường bất động sản đang trải qua những thay đổi mang tính bước ngoặt từ chính sách pháp luật, tình hình kinh tế vĩ mô và nhu cầu thực tế của xã hộị...
Quốc hội 'chốt' nhiều thay đổi quan trọng về điều kiện được mua, thuê nhà ở xã hội

Quốc hội 'chốt' nhiều thay đổi quan trọng về điều kiện được mua, thuê nhà ở xã hội

Chiều 29/5, Quốc hội thông qua Nghị quyết thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.
Thu nhập của nhân viên môi giới bất động sản là bao nhiêu?

Thu nhập của nhân viên môi giới bất động sản là bao nhiêu?

Mức thu nhập của nhân viên môi giới bất động sản là bao nhiêu? Yếu tố nào quyết định thu nhập trong nghề này? Cùng tìm hiểu cụ thể hơn qua bài viết sau.
Bộ Tài chính nghiên cứu 2 phương án tính thuế chuyển nhượng bất động sản

Bộ Tài chính nghiên cứu 2 phương án tính thuế chuyển nhượng bất động sản

Bộ Tài chính đang nghiên cứu phương án lựa chọn áp dụng giữa 2 phương pháp tính thuế, phụ thuộc vào thông tin về giao dịch chuyển nhượng bất động sản.
Còn cơ hội đầu tư căn hộ một phòng ngủ studio?

Còn cơ hội đầu tư căn hộ một phòng ngủ studio?

Trong khi các nhà đầu tư giàu có trong và nước ngoài đang tận hưởng sự bùng nổ bất động sản tại Nhật Bản, người lao động trẻ tuổi đang mất dần hy vọng kiếm ...
AgriS đồng hành kiến tạo hệ sinh thái nông nghiệp xanh bền vững

AgriS đồng hành kiến tạo hệ sinh thái nông nghiệp xanh bền vững

Tại Hội nghị thường niên của Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam) 2025 với chủ đề “Khoa học công nghệ – Chìa khóa thúc đẩy kinh tế tuần hoàn”, ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/6: EUR tăng vọt lên mức cao nhất gần bốn năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/6: EUR tăng vọt lên mức cao nhất gần bốn năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/6 ghi nhận đồng USD tiếp tục ghi nhận đà giảm mạnh trên thị trường tài chính toàn cầu.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/6: USD 'quay xe', giảm giá so với loạt tiền tệ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/6: USD 'quay xe', giảm giá so với loạt tiền tệ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/6 ghi nhận đồng USD đã giảm sau khi dữ liệu cho thấy lạm phát ở Mỹ tăng chậm hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/6: Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận khung, USD nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/6: Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận khung, USD nhích nhẹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/6 bật tăng nhẹ khi Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận khung về thương mại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/6: USD dao động trong biên độ hẹp, Yen Nhật giảm giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/6: USD dao động trong biên độ hẹp, Yen Nhật giảm giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/6 ghi nhận đồng USD đã giảm giá so với phần lớn các đồng tiền chủ chốt, dao động trong biên độ hẹp.
MB đồng hành cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ và cộng đồng doanh nghiệp Việt tại EU

MB đồng hành cùng Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ và cộng đồng doanh nghiệp Việt tại EU

Từ ngày 06-08/6, MB phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Bỉ tổ chức chuỗi sự kiện thúc đẩy quan hệ Việt Nam – EU dành cho cộng đồng doanh nghiệp ...
Phiên bản di động